ECB cần tách biệt khỏi con đường của Fed

ECB cần tách biệt khỏi con đường của Fed

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

16:25 12/04/2024

Thành viên hội đồng thống đốc Yannis Stournaras cho rằng ECB không nên ngại ngần thay đổi lập trường “quá thận trọng” về lãi suất, tách biệt khỏi Fed.

Phát biểu tại Frankfurt sau khi ECB đưa ra tín hiệu rõ ràng nhất từ trước đến nay về việc sẽ bắt đầu đảo ngược chu kỳ tăng lãi suất chưa từng có vào tháng 6, ông nhắc lại rằng có thể giảm lãi suất 4 lần trong năm nay - bất chấp việc các nhà đầu tư trên toàn cầu đang giảm bớt kỳ vọng về các động thái như vậy.

“Bây giờ là lúc để tách biệt”, ông Stournaras nói với Bloomberg. “Tình hình ở khu vực Eurozone và Mỹ hoàn toàn khác nhau. Ở Mỹ, nhu cầu mạnh hơn nhiều - chủ yếu bắt nguồn từ động lực đến từ ngân sách. Chúng tôi không có điều đó ở châu Âu. Và lạm phát ở khu vực Eurozone chủ yếu do nguồn cung gây ra - không phải do nhu cầu hay tiền lương.”

Những nhận xét này được đưa ra sau khi báo cáo lạm phát của Mỹ vượt quá mong đợi và định giá lại các khoản đặt cược vào việc nới lỏng tiền tệ. Thị trường hiện kỳ vọng khu vực Eurozone, nơi dữ liệu giá tiêu dùng gần đây nhất thấp hơn ước tính, sẽ chứng kiến ba lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024, so với chưa đến hai lần của Fed.

Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ và châu Âu đang đi theo hai hướng ngược nhau

Bình luận sau quyết định của ECB vào thứ Năm, chủ tịch Christine Lagarde khẳng định lại rằng bà và các đồng nghiệp không có hướng đi theo Fed. Lagarde nhấn mạnh với báo chí: "Chúng tôi không phụ thuộc vào Fed". Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận tác động của nền kinh tế Mỹ rằng: "Hoa Kỳ là một thị trường rất lớn, một nền kinh tế rất mạnh, đồng thời cũng là một trung tâm tài chính quan trọng, vì vậy tất cả những điều đó đều có thể ảnh hưởng đến dự báo của chúng tôi".

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television vào thứ Sáu, cựu chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet đã nhấn mạnh những điểm khác biệt giữa bối cảnh kinh tế của Mỹ và Châu Âu. Ông nói: "Mục tiêu thì giống nhau, nhưng tình hình hiện tại thì không. Các vị đang ở trên hai con tàu không ở cùng vị trí, dù có cùng đích đến".

Đối với Stournaras, những khó khăn của nền kinh tế 20 quốc gia trong khu vực càng khiến việc nới lỏng chính sách trở nên cấp thiết hơn. Mặc dù ông vẫn hình dung về một kịch bản hạ cánh mềm, nhưng ông cảnh báo rằng việc chờ đợi quá lâu để hạ lãi suất sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng - vốn đã yếu ớt và rủi ro lạm phát giảm xuống dưới mục tiêu 2%.

“Chúng tôi thấy những hạt giống đầu tiên của phục hồi ở châu Âu - cũng như ở Đức,” Stournaras nói. “Chúng tôi không muốn hủy diệt những hạt giống phục hồi đầu tiên này.”

Ông đang thúc đẩy việc giảm lãi suất trở lại vào tháng 6 và tháng 7, tiếp theo là hai lần giảm khác vào cuối năm - đây là quan điểm không được tất cả 26 thành viên của Hội đồng Thống đốc chia sẻ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ