Duy trì PEPP sẽ là cách để ECB bảo vệ uy tín của chính mình

Duy trì PEPP sẽ là cách để ECB bảo vệ uy tín của chính mình

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

13:50 09/09/2021

Các chuyên gia tại Bloomberg dự báo ECB sẽ duy trì tốc độ mua tài sản theo chương trình PEPP ở mức hiện tại

Sự chú ý đang đổ dồn vào phiên họp chính sách tháng 9 của ECB
Sự chú ý đang đổ dồn vào phiên họp chính sách tháng 9 của ECB

Phiên họp sắp tới của NHTW Châu Âu (ECB) sẽ là cơ hội đầu tiên để những người điều hành cơ quan này bắt đầu hiện thực hóa cơ chế chính sách mới được công bố trong tháng 7 vừa qua. Các chuyên gia tại Bloomberg kỳ vọng các nhà làm luật vẫn sẽ duy trì tốc độ mua tài sản của gói PEPP ở mức "cao hơn đáng kể" trong phần còn lại của năm nay.

Bình minh của một kỷ nguyên mới

ECB đã công bố những thay đổi quan trọng về cơ chế chính sách trong phiên họp tháng 7. Cụ thể đó là "Khi nền kinh tế tiệm cận với mức đáy, điều này sẽ yêu cầu những chính sách mạnh tay hoặc kéo dài của chính sách tiền tệ nhằm tránh khỏi tình trạng lạm phát duy trì ở dưới mục tiêu trong thời gian dài". Đây là một trong những thay đổi quan trọng nhất trong chiến lược của ECB.

Định hướng chính sách mới được công bố vào ngày 22/07 đã phản ánh cam kết trên bằng hành động cụ thể hơn. Chúng tôi cho rằng thông điệp mới đồng nghĩa rằng ECB sẽ chưa tăng lãi suất trở lại cho tới khi lạm phát được dự báo sẽ đạt mức mục tiêu trong 1 năm tới. 

Không còn thời gian để chần chừ

Việc đạt được mục tiêu lạm phát trên dường như vẫn sẽ còn một chặng đường dài trước mắt. Bản dự phóng gần nhất hồi tháng 6 của ECB đối với chỉ số lạm phát HICP vẫn ở mức 1.4% vào năm 2023.

Lạm phát sau đó đã liên tục bất ngờ tăng cao và chúng tôi kỳ vọng mức dự phóng sẽ được điều chỉnh tăng đáng kể đối với giai đoạn 1 năm tới. Tuy vậy, loại bỏ đi những biến động trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng các nhà kinh tế tại ECB vẫn sẽ tiếp tục dự báo chưa có xu hướng tăng của giá cả trong trung hạn.

Sau khi định hướng chính sách mới được công bố, Bloomberg Economics đã dự báo lạm phát tổng thể sẽ đạt mức 2% vào cuối năm 2026. Theo như định hướng cũ, điều này sẽ đồng nghĩa với việc nâng lãi suất trở lại từ năm 2024. Tuy nhiên định hướng chính sách mới sẽ dời mốc thời gian này sang năm 2025.

ECB cần chứng minh cho cam kết của mình

Chúng tôi ước tính việc tăng thêm 25 tỷ EUR tài sản mua mỗi tháng trong 12 tháng kể từ tháng 10 năm nay có thể rút ngắn chặng đường đạt được mục tiêu lạm phát xuống khoảng 1 năm với việc lạm phát đạt mức 2% vào cuối năm 2025. Điều này sẽ cho phép quá trình nâng lãi suất bắt đầu kể từ năm 2024, thay vì 2025 như dự kiến.

Mục tiêu lạm phát có thể sẽ đạt được sớm hơn kỳ vọng

Phương án dễ dàng nhất đối với ECB có thể sẽ là giữ nguyên tốc độ mua tài sản theo chương trình PEPP ở mức "cao hơn đáng kể" cho tới cuối năm nay. NHTW Châu Âu sau đó có thể bắt đầu thu hẹp quy mô vào tháng 1 và sau khi chương trình này kết thúc vào tháng 3, gánh nặng sẽ đặt lên chương trình mua tài sản APP.

Khối lượng mua tài sản mỗi tháng dự kiến sẽ gia tăng trong vòng 1 năm tới.

Tâm điểm của sự chú ý

ECB hiểu rõ rằng cần phải bảo vệ uy tín của chính mình. Biên bản cuộc họp cuối tháng 7 đã nêu rõ rằng "Do chiến lược điều hành mới chỉ được công bố 2 tuần trước phiên họp chính sách, cần phải nhấn mạnh rằng những thay đổi trong định hướng chính sách sẽ giúp thị trường hiểu rõ hơn về chiến lược mới và có thể được coi là bài kiểm tra đầu tiên cho chiến lược mới".

Thông điệp tương tự cũng có thể sẽ được đưa ra đối với chương trình mua tài sản trong cuộc họp sắp tới khi những sự thay đổi về tốc độ mua tài sản thường chỉ diễn ra khi có những số liệu dự phóng mới, tức phiên họp háng quý.

Phe nới lỏng vẫn chiếm ưu thế

Thành viên Hội đồng điều hành Fabio Panetta rõ ràng sẽ có quan điểm duy trì tốc độ mua tài sản ở mức cao đối với gói PEPP. Trong một phát biểu vào ngày 29/07 ông đã nói rằng: "Sẽ là không có ý nghĩa khi vừa sử dụng công cụ nới lỏng (định hướng chính sách) và vừa sử dụng một công cụ khác để thu hẹp (chương trình mua tài sản). Vấn đề quan tâm chính của tôi đó là làm cách nào để sử dụng chương trình mua tài sản hiệu quả nhằm chủng cố cho định hướng chính sách."

Panetta chắc chắn là một trong những thành viên có quan điểm nới lỏng nhất của ECB và quan điểm của ông có thể không mang nhiều tính đại diện. Tuy nhiên, trong thời gian qua, những phát biểu của phe "bồ câu" thường là chỉ báo tốt hơn đối với chính sách trong tương lai hơn so với phe "diều hâu". Chủ tịch Christine Lagarde và kinh tế trưởng Philip Lane cũng có xu hướng nghiêng về phía của Panetta.

Quan điểm chính sách của các thành viên Hội đồng điều hành ECB

Lane có quan điểm trung lập hơn trong các bài phát biểu của mình, mặc dù giọng điệu gần đây về rủi ro tăng lên đối với triển vọng kinh tế cho thấy ông vẫn ủng hộ việc duy trì tốc độ mua tài sản ở mức cao trong Quý 4. 

Với việc GDP bất ngờ tăng cao hơn kỳ vọng trong Quý 2, chúng tôi dự kiến ECB sẽ giảm dự báo tăng trưởng trong Quý 3. Tuy nhiên, với sự khởi đầu mạnh mẽ trong nửa đầu năm, tăng trưởng trong cả năm 2021 dự kiến sẽ được điều chỉnh tăng nhẹ và điều chỉnh giảm trong năm 2022. Chúng tôi kỳ vọng ECB sẽ giữ mức đánh giá rủi ro ở mức cân bằng. Tuy nhiên, với việc dự báo tăng trưởng giữ nguyên so với mức tháng 6, Hội đồng điều hành có thể sẽ phải quyết định nhấn mạnh rằng rủi ro suy giảm đối với triển vọng ngắn hạn đã gia tăng hơn, phản ánh lo ngại của ông Lane trước đó.

 

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ