Dự báo kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2020 theo mô hình định lượng

Dự báo kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2020 theo mô hình định lượng

10:39 21/06/2020

Theo dự báo thống kê lần đầu tiên về Kinh tế học về cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống Mỹ của The Economist (thống kê sẽ cập nhật mỗi ngày cho đến ngày bầu cử cuối cùng), cho thấy ông Biden có 82% cơ hội chiến thắng. Lợi thế bầu cử tại Đại cử tri đoàn sẽ không cứu được ông Trump nếu ông Biden vẫn giữ vững lợi thế ở gần với mức hiện tại.

Vẫn còn quá sớm để kết luận và dự đoán hướng đi của cuộc bầu cử. Trên quan điểm của những người thích đặt cược, họ đặt cược tỉ lệ thắng cho ông Biden là 55-45. Tuy nhiên, nếu nhìn vào dữ liệu và lịch sử thì tỉ lệ này là quá hào phóng với ông Trump.

Bốn tháng trước, khả năng thắng cử của ông Donald Trump được cho là tốt nhất từ trước tới nay. Sau khi được "tha bổng" một cách dễ dàng trong phiên tòa luận tội, tỷ lệ ủng hộ của ông Trump đã đạt mức cao nhất trong ba năm qua, và tỉ lệ cử tri ủng hộ đã có lúc lên mức trên 40%, tỉ lệ giúp cho George W. Bush và Barack Obama được tái nhiệm. Tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp trong 50 năm qua, giúp ông Trump giành được nhiều sự tín nhiệm. Tại thời điểm đó, Thượng nghị sĩ bang Vermont, Bernie Sanders, một ứng viên thuộc đảng Dân chủ, đã giành được số phiếu phổ thông tại một trong ba cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên.

Nhưng ngay cả khi mọi việc dường như đều trở nên thuận lợi với ông, thì vai trò chính trị của ông đã đột ngột bị ảnh hưởng. Đầu tiên, Joe Biden, người từng là phó thủ tướng dưới thời ông Obama, đã nhận được sự ủng hộ công khai của ông Obama, ông Joe Biden đang có một sự trở lại khó tin trong cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống lần này. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đã hạ gục nước Mỹ, cướp đi sinh mạng của ít nhất 110,000 người và 30 triệu việc làm. Và ngay khi số lượng tử vong do virus bắt đầu giảm dần, các cuộc biểu tình đã nổ ra sau cái chết của George Floyd, một người đàn ông da màu tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota. Phản ứng của ông Trump dường như đối ngược với sự điềm tĩnh và đồng cảm của ông Biden.

Ngay cả tại khi tỉ lệ ủng hộ của ông Trump ở mức khá cao vào tháng 2, ông vẫn kém ông Biden 5% điểm số tính trên trung bình của các vòng bỏ phiếu phổ thông toàn quốc. Khoảng cách đó hiện đã tăng lên 8%. Các cuộc thăm dò của các bang “rung lắc” (swing: các bang mà hai phía tranh cử lực lượng ngang nhau, không phân cao thấp) cũng cho thấy một bức tranh tương tự. Ông Biden không chỉ dẫn trước ông Trump trong các bang ở miền Trung Tây Hoa Kỳ, nơi mà trước đó đã bầu cho ông Trump, mà còn ở Florida và Arizona. Ngay cả các bang mà ông Trump giành chiến thắng dễ dàng trong năm 2016, như Georgia, Texas, Iowa và Ohio, tình hình cũng có vẻ khá cạnh tranh. Có vài ý kiến giả định rằng nếu cuộc bầu cử được tổ chức vào hôm nay, ông Biden có thể giành chiến thắng (tất nhiên là cuộc bầu cử sẽ không được tổ chức vào hôm nay!). Trên thực tế, thời gian còn lại từ hôm nay đến ngày 3 tháng 11 là khá nhiều so với thời gian đã trôi qua kể từ phiên tòa luận tội ông Trump. Cùng với sự ủng hộ công khai của ông Obama, tỉ lệ ủng hộ ông Biden có lẽ đang tiến gần đến mức trần, trong khi ông Trump vẫn có nhiều khoảng trống để gia tăng sự ủng hộ.

Hình 1: Khu bầu cử tại Mỹ  
Thật vậy, có nhiều lý do để hi vọng ông Trump giành lại lợi thế. Đầu tiên, báo cáo việc làm mới nhất cho thấy nền kinh tế có thể đã tạo đáy. Năm 1984, Ronald Reagan đã đánh bại Walter Mondale bằng chiến dịch tranh cử năm 1984, được biết đến với dòng mở đầu, "Lại là buổi sáng ở Mỹ" mặc dù tỷ lệ thất nghiệp bấy giờ vẫn ở mức cao trong lịch sử. Ông Trump cũng có vẻ đi theo con đường này. Các cuộc biểu tình mang tên “Mạng sống của người da đen cũng đáng giá” cũng có thể gây phản tác dụng cho đảng Dân chủ nếu họ dựa vào các cử tri da trắng và một chiến dịch thiên về luật pháp và trật tự, như họ đã từng làm vào năm 1968.
Hình 2: Cơ hội thắng cử của ông Trump tại các bang  

Như vậy, còn quá sớm để kết luận và dự đoán hướng đi của cuộc bầu cử. Trên quan điểm của những người thích đặt cược, họ đặt cược tỉ lệ thắng cho ông Biden là 55-45. Tuy nhiên, nếu nhìn vào dữ liệu và lịch sử thì tỉ lệ này là quá hào phóng với ông Trump. Theo dự báo thống kê lần đầu tiên về Kinh tế học về cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống Mỹ của The Economist (thống kê sẽ cập nhật mỗi ngày cho đến ngày bầu cử cuối cùng), cho thấy ông Biden có 82% cơ hội chiến thắng.

Ông Trump, người chiến thắng một cách bất ngờ năm 2016 đã khiến nhiều nhà dự báo bầu cử bằng phương pháp định lượng trở thành những tên ngớ ngẩn. Sam Wang, một giáo sư tại Princeton, tuyên bố sẽ ăn một con bọ nếu ông Trump, người mà ông cho rằng chỉ có 1% cơ hội chiến thắng vào tháng 11 năm 2016 giành thắng lợi, thậm chí ông này vẫn một mức tin tưởng quan điểm của mình ngay cả khi ông Trump đã gần đạt đến chiến thắng. (Ông ấy đã chọn một con dế thay vì một con bọ).

Tuy nhiên, các mô hình thống kê sử dụng số lượng bỏ phiếu một cách chính xác trong lịch sử và thêm vào các yếu tố xu hướng lỗi để đánh giá một cách công bằng cho ứng cử viên ở các bang tương tự nhau, được cho là khá đáng tin. Do chủ quan cho rằng bà Hillary Clinton đã dẫn đầu các cuộc thăm dò trên toàn quốc và ở một số bang đủ để giúp bà chiến thắng, không có dự báo tỉ mỉ nào về mức độ yêu thích của ông Trump được lập ra. Nhưng mô hình thời kỳ đó đã cho ra kết quả cơ hội chiến thắng của bà Hillary ở mức dưới 85%, và mức thấp nhất chỉ quanh 70%. (Khi mô hình hiện tại được áp dụng ngược lại vào năm 2016, chúng dự báo cơ hội thắng cử của bà Clinton là 71%, tương đương với xác suất thắng cử của ông Obama khi đánh bại ông Rom Romney vào ngày bầu cử năm 2012). Từ những phân tích quá khứ về mô hình dự đoán của bà, chúng tôi hi vọng có thể làm sáng tỏ cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống năm nay.

Giống như hầu hết các dự báo, mô hình của chúng tôi, được xây dựng với sự trợ giúp của hai học giả từ Columbia, Andrew Gelman và Merlin Heidemanns, áp dụng các mô hình hành vi của cử tri trong quá khứ vào hoàn cảnh mới. Xác suất chiến thắng trả lời cho câu hỏi: Có bao nhiêu ứng cử viên trước đó ở các vị trí tương tự nhau có thể tiếp tục cuộc đua giành chiến thắng? Nếu những mối quan hệ lịch sử bị phá vỡ, dự báo của chúng tôi sẽ không phù hợp. Nhưng một trong những nghịch lý trong trường hợp bầu cử của ông Trump là hầu hết các cử tri đã đối xử với ông ấy như bất kì ứng viên đảng Cộng hòa nào khác.

Hình 3: Các nguyên tắc cơ bản không nói dối chúng ta  

Phân tích của chúng tôi bắt đầu với các nguyên tắc cơ bản, hoặc các yếu tố cấu trúc hình thành nên sự lựa chọn của quần chúng. Có thể dự đoán, khi các tổng thống có xếp hạng phê duyệt công việc của tổng thống (approval ratings) cao, các ứng cử viên thuộc đảng phái của họ có xu hướng nhận được nhiều phiếu bầu hơn (xem hình 4). Những người đương nhiệm cũng dễ dàng tìm kiếm cơ hội tái đắc cử hơn hơn nếu nền kinh tế hoạt động tốt, mặc dù sự phân cực đảng phái ngày càng tăng đã làm giảm hiệu ứng này. Kể từ lần sửa đổi thứ 22 của Hiến pháp năm 1951, không ai có thể được bầu làm Tổng thống quá hai nhiệm kỳ; kể từ năm 1951 tới nay, chỉ có một lần duy nhất là ba nhiệm kì tổng thống liên tiếp đều thuộc về một đảng.

Do điều luật giới hạn hai nhiệm kỳ, những yếu tố trong mô hình của chúng tôi đã dự đoán chính xác chiến thắng của ông Trump vào năm 2016. Cho đến gần đây, người dân tiếp tục ủng hộ ông Trump một lần nữa: ông được xem như một mẫu hình của một tổng thống đương nhiệm hiện đại, điều hành nền kinh tế khá tốt và có xếp hạng phê duyệt công việc không quá tồi ở mức 51%. Tuy nhiên, cuộc suy thoái gây ra bởi Covid-19 đã biến các nguyên tắc cơ bản này thành chướng ngại cho ông Trump.

Sự tổn hại mà dịch Covid-19 gây ra cho ông Trump là rất khó ước tính. Đầu tiên, không có tổng thống nào sau thời kì chiến tranh thế giới lại phải chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc như vậy. Liệu tỉ lệ thất nghiệp tăng từ 10% lên 15% có mức độ gây tổn hại tương tự như việc tăng từ 5% lên 10% không? Thứ hai, trong khi sự phục hồi kinh tế sau các thời kì khủng hoảng trước đây diễn ra chậm chạp và khó khăn thì việc nới lỏng các biện pháp tạm dừng hoạt động các nhà máy có thể sẽ giúp hàng triệu người Mỹ quay trở lại làm việc trước cuộc bầu cử. Liệu đến tháng 11, cử tri sẽ trút giận lên ông Trump vì sự suy giảm kinh tế tồi tệ bắt đầu từ tháng tháng Hai, hay sẽ ca ngợi ông vì lợi ích khiêm tốn đạt được kể từ tháng Tư? Cuối cùng, cử tri có thể khó đánh giá suy thoái kinh tế gây ra bởi đại dịch hơn là những cuộc suy thoái có nguồn gốc từ kinh tế. Mặc dù tình trạng thất nghiệp xảy ra hàng loạt, xếp hạng phê duyệt công việc của ông Trump, vẫn ở trên mức thấp nhất tại năm 2017

Hình 4: Xếp hạng phê duyệt công việc của ông Trump năm 2020  

Mô hình của chúng tôi thừa nhận những điều chưa biết trước này bằng cách tăng sự không chắc chắn trong dự đoán do điều kiện kinh tế có sự khác biệt lớn so với các tiêu chuẩn lịch sử và làm giảm tác động của các nhân tố bất thường (xem biểu đồ 5). Kết quả là, nó đánh giá sự suy thoái hiện tại chỉ tệ hơn 40% so với năm 2009, thay vì tồi tệ hơn gấp đôi. Điều này phù hợp với việc ông Biden giành được 53% phiếu bầu so với ông Trump, tỉ lệ này gần như tương đương với tỉ lệ của ông Obama giành được trong năm 2008 và 2012, và kết quả này tương tự kết quả dẫn đầu của ông trong các cuộc thăm dò dư luận trước khi xảy ra cuộc biểu tình liên quan tới cái chết của người đàn ông da màu mang tên Floyd.

Tuy nhiên những nguyên tắc cơ bản chỉ là điểm khởi đầu. Đầu chiến dịch, người ta thường có xu hướng dự đoán kết quả cuối cùng một cách đáng tin cậy hơn nhiều so với các cuộc thăm dò dư luận. Thậm chí, kết quả các cuộc thăm dò cho thấy các cử tri thường phản ứng ngược lại với các nguyên tắc cơ bản.

Các cuộc thăm dò thường có xu hướng sai lệch, vượt lên trên và vượt ra ngoài khoảng lỗi dự báo ban đầu. Kết quả thăm dò khác nhau dựa trên việc nó được tiến hành qua điện thoại hay trực tuyến, danh mục nhân khẩu học nào được sử dụng và việc dự đoán đối tượng bầu cử sẽ bỏ phiếu cho ai. Kết quả của thăm dò cũng có thể dao động nếu người bầu cử thuộc một đảng nào đó tỏ ra rất háo hức trả lời hoặc không thích trả lời các câu hỏi khảo sát, một hiện tượng được gọi là “thiên kiến xác nhận (partisan non-response bias)”.

Thay vì phân tích các cuộc thăm dò riêng lẻ, mô hình của chúng tôi xem xét chúng một cách toàn diện. Mô hình giả định rằng trong các phương pháp khảo sát cụ thể, các hệ thống trọng số, điều chỉnh yếu tố “thiên kiến xác nhận” và các yếu tố có ảnh hưởng tương tự. Sử dụng phương pháp thống kê có tên Markov Chain Monte Carlo, mô hình này sau đó sẽ ước tính tác động của các yếu tố này, bằng cách tìm ra các giá trị có thể giải thích một cách chính xác nhất cho sự khác biệt về kết quả giữa những người được thăm dò khảo sát tại những nơi tương tự và tại thời điểm tương tự. Cuối cùng, nó trộn lẫn kết quả thăm dò trung bình và dự báo dựa trên các nguyên tắc cơ bản, đặt trọng số lớn hơn cho các cuộc thăm dò xảy ra muộn hơn.

Đối với cuộc bầu cử diễn ra trong năm tháng, mô hình hiện chủ yếu dựa vào các nguyên tắc cơ bản. Mô hình cho thấy sự thật nghiệt ngã đối với ông Trump là ông chỉ có 5% cơ hội nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn so với ông Biden. Tuy nhiên, tỷ lệ thắng chung cuộc của ông Trump cao hơn khoảng bốn lần tức là ở mức 20%, nhờ cơ hội giành chiến thắng trong Đại cử tri đoàn (tiếng Anh: Electoral College) trong khi ông đã để mất phiếu phổ thông.

Hình 5: Khoảng cách giữa số phiếu phổ thông, số phiếu tại các bang chiến lược (tipping point state) của hai đảng (đơn vị: điểm phần trăm). Các tiêu chuẩn lịch sử khó có thể giải thích cho tương lai.  

Các dự báo tiêu cực về kết quả của ông Trump vẫn còn hơi sớm để có thể kết luận được độ chính xác. Những người ủng hộ đa đảng phái thường thay đổi ý kiến thường xuyên. Ví dụ, vào năm 2012, ông Barack Obama đã giành chiến thắng tại bang Iowa với 6% điểm số cao hơn ứng viên còn lại, trong khi thua tại bang Texas tới 16% điểm. Bốn năm sau, bà Clinton có cơ hội chiến thắng tại bang Texas nhiều hơn là bang Iowa. Biến động như vậy cũng cho thấy lợi thế tại Đại cử tri đoàn sẽ không kéo dài lâu. Nếu như cuộc bỏ phiếu phổ thông quốc gia được tổ chức hàng năm, Đại cử tri đoàn sẽ trao chức tổng thống cho đảng Dân chủ trong bốn trên năm cuộc bầu cử từ diễn ra từ năm 1996 đến 2012 (xem hình 5).

Không có gì đảm bảo rằng Đại cử tri đoàn sẽ tiếp tục ủng hộ ông Trump. Ông Biden đã vươn lên trong các cuộc thăm dò tại Arizona, nơi mà đảng Cộng hòa đã thất thế kể từ năm 2016. Bang này như là một con đường khác có thể giúp ông chiến thắng nếu ông không thể giành lại ưu thế tại bang Wisconsin, hoặc dựa vào bang Florida, một bang có nền kinh tế vững mạnh.

Đồng thời, cũng không có bằng chứng nào cho thấy lợi thế tại Đại cử tri đoàn của ông Trump đã bị thu hẹp. Năm 2016, tỷ lệ phiếu bầu của ông (không bao gồm các bên thứ ba) tại Wisconsin, tiểu bang đã giúp ông tiến vào cuộc bầu cử chung cuộc, cao hơn 1.4 điểm phần trăm so với thành tích chung của ông. Hiện nay, mô hình của chúng tôi đã đi đúng hướng khi dự đoán Biden giành được 53.5% phiếu bầu trên toàn quốc và giành 52% phiếu bầu ở bang Pennsylvania, bang có khả năng quyết định nhất với khoảng cách sát nút ở mức 1.5 điểm.

Lợi thế bầu cử tại Đại cử tri đoàn sẽ không cứu được ông Trump nếu ông Biden vẫn giữ vững lợi thế ở gần với mức hiện tại. Nhưng nếu ông Trump giảm được một nửa lợi thế của ông Biden, thì theo tình trạng hiện tại của bản đồ bầu cử, ông Trump có khả năng cạnh tranh cao. Trong một kịch bản như vậy, ông Biden sẽ giành được số phiếu phổ thông nhiều như ông Obama đã đạt được trong năm 2012 và được đền đáp bằng một chiến thắng sát nút hoặc có thể xảy ra một cuộc bầu cử tranh chấp (disputed election).

Sự giống nhau kỳ lạ giữa ước tính của chúng tôi về cơ hội chiến thắng của ông Biden và của bà Clinton cách đây bốn năm có thể mang lại cho đảng Dân chủ cảm giác lịch sử lặp lại. Giống như trước đó, ông Trump vẫn có một con đường chiến thắng. Sự phục hồi nhanh của nền kinh tế, lợi thế tại các bang đang bất phân thắng bại, một kẻ háo sắc, hay bất kì vụ bê nào bối của ông Biden cũng có thể làm nên chuyện. Mô hình của chúng tôi không tính đến tác động của Covid-19 đối với cử tri đi bầu cử (hoặc khả năng xấu về tình hình sức khỏe của hai ứng cử viên tổng thống đã có tuổi). Là người đang bị bất lợi, ông Trump nên trông ngóng sự không chắc chắn này. Cơ hội tái đắc cử của ông Trump tại thời điểm cuối tháng 2 lớn hơn nhiều so với ông Biden, một ứng viên của đảng dân chủ.

Nhưng cũng thật là sai lầm khi so sánh ông Trump với thời điểm bốn năm về trước, hay nghĩ rằng ông Trump có thể bất khả chiến bại. Trong năm 2016, các cuộc thăm dò ý kiến ủng hộ bà Clinton, trong khi các nguyên tắc cơ bản ủng hộ ông Trump.

Lần này, lịch sử cho thấy rằng cử tri sẽ trừng phạt một người đương nhiệm không được lòng dân bởi nền kinh tế đang thể hiện một sự đáng thất vọng; và các cử tri hiện đang nói với những người thăm dò rằng họ dự định làm điều đó. Do đó, những gì ông Biden cần làm bây giờ là ngồi đếm giờ mà thôi.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua

Tuần trước, Bitcoin cùng với các tài sản rủi ro khác đều ghi hận mức giảm trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Tuy nhiên, nó đã lấy lại được vị thế vào đầu ngày thứ hai sau khi Hồng Kông phê duyệt các quỹ ETF BTC và ETH giao ngay. Trong một tin tức khác, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo điều tra đối với Uniswap Labs và MarginFi đã phải hứng chịu dòng tiền hơn 200 triệu USD chảy ra khỏi giao thức khi người sáng lập của nó rời đi. Tuần này chúng tôi sẽ nói về cuộc chiến phí giao dịch ở Hàn Quốc, phản ứng của thị trường trước thông báo điều tra đối với Uniswap Labs, sự thống trị ngày càng gia tăng của Coinbase và mối tương quan giữa BTC và USD.
Nhận định triển vọng lãi suất của ECB
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định triển vọng lãi suất của ECB

CPI tháng 3 của Hoa Kỳ đã ghi nhận ở mức cao hơn dự kiến và đẩy lùi những kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm 2024. Trong bối cảnh đó, chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde khẳng định rằng ECB sẽ đưa ra những quyết định lãi suất không phụ thuộc vào Fed và đưa ra những tín hiệu cắt giảm lãi suất. Bài viết sẽ giải thích những lý do khiến thị trường tin rằng ECB sẽ ha lãi suất trước Fed.
Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu

Vào ngày 18/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã chấm dứt tình trạng lãi suất âm kéo dài suốt 8 năm bằng cách tăng lãi suất đi vay lần đầu tiên sau 17 năm. Tuy nhiên, trái với nhiều người kỳ vọng, đồng yên tiếp tục suy yếu trong khi chỉ số Nikkei 225 tăng điểm. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do cho điều này.
Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ

Dữ liệu lạm phát tháng 3 của Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 10/4 vừa qua và một lần nữa lại nóng hơn dự kiến. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp góc nhìn của John Authers, chuyên gia của Bloomberg về tình hình lạm phát của Hoa Kỳ cũng như các kỳ vọng cắt giảm lãi suất
Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng phải đối mặt thêm với những vấn đề liên quan đến lạm phát. Dữ liệu lạm phát lại tiếp tục gia tăng và thị trường thị trường đang dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất ít nhất là cho đến giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách gặp nhau lần cuối trước cuộc tổng tuyển cử giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra vào ngày 5/11. Vì vậy, liệu các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn điều tốt nhất cho danh tiếng của họ hay cho nền kinh tế?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ