Dow Jones giảm 480 điểm, chứng khoán Mỹ chịu áp lực khi ngày họp Fed đến gần

Dow Jones giảm 480 điểm, chứng khoán Mỹ chịu áp lực khi ngày họp Fed đến gần

07:36 06/12/2022

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ hiện đang tăng nhẹ đầu phiên Á ngày thứ Ba, các nhà đầu tư cố gắng rũ bỏ tâm lý tiêu cực trong phiên New York vừa đóng cửa.

Hợp đồng tương lai chỉ số Dow Jones tăng thêm 35 điểm, tương đương 0.1%. Hợp đồng tương lai S&P 500 và Nasdaq 100 đều tăng 0.1%.

Phiên giao dịch ngày thứ Hai đánh dấu một khởi đầu tiêu cực cho tuần giao dịch. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 1.93%, kết thúc phiên ở mức 11.239,94. S&P 500 giảm 1.79% xuống ngưỡng 3,998.84, tiếp theo là Dow Jones với mức giảm 1.4%, tương đương 482.78 điểm, đóng cửa tại 33,947.10.

Dữ liệu Dịch vụ ISM tháng 11 tốt hơn mong đợi đã gây áp lực lên cổ phiếu. Bởi vì các nhà đầu tư ngày càng cảnh giác rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cần tăng lãi suất lâu hơn dự kiến trước đây để đưa lạm phát về mục tiêu.

Dữ liệu này phù hợp với báo cáo bảng lương phi nông nghiệp vào cuối tuần trước, thể hiện một nền kinh tế có khả năng phục hồi. Nhưng đây chỉ là một phần của những gì ông Dan Greenhaus, chiến lược gia trưởng tại Solus Alternative Asset Management, mô tả trong một tập hợp các dữ liệu kinh tế “trái chiều”, mang đến cho các nhà đầu tư những tín hiệu trái ngược nhau về tình trạng của nền kinh tế.

Các nhà quan sát thị trường phần lớn vẫn kỳ vọng lãi suất sẽ tăng 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 12 của Fed. Nhưng Greenhaus cho biết các nhà đầu tư đang mâu thuẫn với việc chiến dịch tăng lãi suất của ngân hàng trung ương sẽ kéo dài bao lâu, đặc biệt là với dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế vẫn mạnh ở một số khu vực.

“Từ quan điểm thị trường, tôi nghĩ rằng tâm lý nhà đầu tư vẫn chật vật như thời điểm Fed dự kiến tăng 75 điểm cơ bản,” Greenhaus nói, “Chỉ là bây giờ chúng ta tập trung vào việc lãi suất sẽ tăng cao tới mức nào để có thể giảm lạm phát".

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tin tức Chỉ số DAX: Dự báo hướng tới 24,500 nhờ hy vọng về thỏa thuận thương mại và bình luận từ Fed

Tin tức Chỉ số DAX: Dự báo hướng tới 24,500 nhờ hy vọng về thỏa thuận thương mại và bình luận từ Fed

DAX tăng 0.61% vào ngày 3 tháng 7 khi Báo cáo việc làm của Hoa Kỳ vượt dự báo, làm dịu nỗi lo suy thoái và nâng cao tâm lý rủi ro. Hy vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và EU đã hỗ trợ cho mức tăng của DAX, khi các cuộc đàm phán nhằm cắt giảm 50% thuế đối với thép của EU và 25% thuế đối với ô tô. Dự báo đơn đặt hàng nhà máy của Đức sẽ giảm 0.1% vào tháng 5; tin tức thương mại có thể làm lu mờ dữ liệu yếu trong phiên giao dịch đầu ngày.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà giảm kéo dài do dữ liệu NFP tích cực kèm theo lo ngại áp lực biên lợi nhuận

Tin tức chỉ số Hang Seng: Đà giảm kéo dài do dữ liệu NFP tích cực kèm theo lo ngại áp lực biên lợi nhuận

Chỉ số Hang Seng giảm 1.24% vào ngày 4 tháng 7 khi dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ làm tiêu tan hy vọng về đợt cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 7 hoặc tháng 9. Cổ phiếu công nghệ và xe điện lao dốc vì lo ngại về biên lợi nhuận bị thu hẹp; Alibaba giảm 2.54%, JD.com giảm 1.44%, BYD giảm 1.22%. Thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ-Việt Nam gây thêm áp lực cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc với mức thuế mới đối với hàng hóa trực tiếp và trung chuyển.
Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

DAX hướng đến mức 24,000 khi thỏa thuận Mỹ-Việt thúc đẩy tâm lý và các nhà giao dịch chú ý đến tiến triển trong thương mại Mỹ-EU. Dữ liệu của ADP cho thấy số việc làm tại Hoa Kỳ giảm 33 nghìn, đẩy tỷ lệ cược cắt giảm lãi suất của Fed lên 96% trong tháng 9. Biên bản cuộc họp của ECB và dữ liệu thị trường lao động Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến triển vọng và kỳ vọng cắt giảm lãi suất ngày hôm nay.
Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Chỉ số Hang Seng giảm 1.08% khi PMI Trung Quốc yếu và cổ phiếu công nghệ giảm ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và khẩu vị rủi ro. PMI dịch vụ Caixin của Trung Quốc giảm xuống 50.6, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng và thúc đẩy kỳ vọng kích thích. Phân tích kỹ thuật cho thấy Hang Seng lơ lửng trên EMA 50 ngày, với các mức quan trọng cần theo dõi là 23v500 và 24,533.
Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

DAX giảm khi căng thẳng thương mại Mỹ-EU và các mối đe dọa về thuế quan đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Thuế quan 10% tiềm tàng của Hoa Kỳ và đồng euro mạnh hơn có nguy cơ làm xói mòn nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Đức, gây áp lực lên các cổ phiếu niêm yết trên DAX. Hợp đồng tương lai DAX phục hồi mặc dù vẫn ở mức thấp, với các chất xúc tác chính bao gồm dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ và bình luận của ECB đang được chú ý.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ