Đồng Yên trượt xuống mức thấp nhất trong 34 năm, quan chức Nhật Bản đưa ra cảnh báo

Đồng Yên trượt xuống mức thấp nhất trong 34 năm, quan chức Nhật Bản đưa ra cảnh báo

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

08:33 28/03/2024

Vài giờ sau khi đồng Yên chạm mức thấp nhất trong 34 năm vào thứ Tư, các quan chức Nhật Bản đã đưa ra thông điệp cho thị trường tiền tệ: Nếu tình trạng này tiếp tục, chúng tôi sẽ có các hành động quyết liệt trên thị trường để ngăn chặn sự trượt giá.

Sau khi tỷ giá USDJPY tiến tới 152 - mức giá nhiều nhà quan sát thị trường cho rằng có thể sẽ khiến các cơ quan chức năng phải can thiệp trực tiếp - đồng Yên đã đảo chiều trước những cảnh báo từ Bộ trưởng tài chính Nhật Bản và tin tức rằng các cơ quan kinh tế đang chuẩn bị cho một cuộc họp đột xuất.

Nhưng sự phục hồi của JPY vẫn còn khiêm tốn và đang yếu dần. Tỷ giá USD/JPY đi ngang quanh mốc 151.35 vào lúc 8:30 sáng tại Tokyo vào thứ Năm. Các động thái này cũng phản ánh mức độ lo lắng của các nhà giao dịch xung quanh sự trượt giá của đồng Yên. Đồng tiền này đã sụt khoảng 7% trong năm nay trong khi đồng USD đang tăng giá mạnh, khiến nó trở thành một trong những loại tiền tệ yếu nhất.

Đồng Yên chạm mức thấp nhất trong 34 năm

Paresh Upadhyaya, Giám đốc Chiến lược tiền tệ và thu nhập cố định tại Amundi, Hoa Kỳ, cho biết: “Nhận thức của thị trường là họ đã vạch ra giới hạn ở mức 152. Câu hỏi quan trọng bây giờ là sự cam kết của họ.”

Ván cược lời

Trong nhiều tháng, việc đặt cược vào đồng Yên giảm giá đã mang về lợi nhuận lớn khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) mắc kẹt với chính sách lãi suất âm nhằm chống lại giảm phát. Đợt suy yếu gần nhất của đồng Yên xảy ra ngay cả sau khi BOJ thắt chặt chính sách vào tuần trước lần đầu tiên sau 17 năm, nhưng đưa ra tín hiệu rằng họ sẽ không khởi động một loạt các đợt tăng lãi suất sau đó.

Các quan chức Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo mới nhất vào thứ Tư, khi đồng Yên suy yếu vượt qua mức mà các nhà hoạch định chính sách đã đặt ra vào tháng 10 năm 2022. Các nhà chức trách ở Tokyo đã chi 9.2 nghìn tỷ Yên (61 tỷ USD) vào năm 2022 để hỗ trợ đồng Yên trong ba lần.

Đối với các nhà hoạch định chính sách, sau nhiều thập kỷ lo ngại lạm phát ở mức thấp nguy hiểm, thách thức ngay bây giờ là đồng Yên lao dốc có thể khiến giá cả tăng vọt, làm trật bánh nền kinh tế đang phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu các sản phẩm chủ chốt như dầu mỏ.

Sự trượt dốc không ngừng của đồng Yên là dấu hiệu cho thấy chính sách của BOJ vẫn còn quá nới lỏng để giữ giá đồng tiền này, đặc biệt khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn đang để lãi suất điều hành ở mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ, và có thể còn vài tháng nữa mới có động thái nới lỏng tiền tệ.

Peter Vassallo, Nhà quản lý danh mục đầu tư ở New York tại BNP Paribas Asset Management, cho biết: “Điểm mấu chốt là chính sách của Fed và BoJ đang thúc đẩy động thái này và họ chỉ có một phần quyền kiểm soát”.

Động thái đầu cơ

Tuy nhiên, các quan chức Nhật Bản cho rằng đà giảm gần đây của đồng Yen chủ yếu là do hoạt động đầu cơ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Masato Kanda trước đó vào thứ Tư đã cam kết sẽ có hành động thích hợp trước những biến động mạnh trên thị trường. Ông nói sau cuộc họp ba bên giữa Bộ, Ngân hàng Trung ương và Cơ quan Quản lý tài chính, rằng các động thái đầu cơ trên thị trường sẽ không được dung thứ.

Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki cũng cho biết trước đó rằng chính phủ sẽ không loại trừ bất cứ biện pháp nào cần thiết để chống lại những động thái quá mức, và điều này thường được hiểu là can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ.

Peter Kinsella, người đứng đầu chiến lược ngoại hối toàn cầu tại Union Bancaire Privee, cho biết: “Việc tỷ giá USD/JPY tăng lên mức 152 đã làm tác động tới chính phủ. Tôi nghĩ rằng sẽ có sự can thiệp sớm.”

Các nhà giao dịch cho rằng quan chức Nhật sẽ can thiệp ở mức 152

Một số chuyên gia khác lại có cách tiếp cận lạc quan hơn, khi cho rằng mức giá của đồng Yên không quan trọng bằng quy mô và phạm vi của biến động tỷ giá hàng ngày. Brad Bechtel, người đứng đầu bộ phận ngoại hối toàn cầu tại Jefferies cho biết: “Nếu tỷ giá vượt qua mức 152 và sau đó lên tới 155 trong một khoảng thời gian rất ngắn thì có thể họ sẽ can thiệp, nhưng nếu giá chỉ đi ngang và tăng cao dần hơn mức hiện tại thì không có gì đáng lo ngại”.

Vị thế Short Yen đang gặp rủi ro

Tuy nhiên, ngay cả với những người tiếp tục short Yen với kỳ vọng đồng tiền sẽ giảm tiếp, rủi ro đang ngày càng gia tăng.

Chiến lược gia của Citigroup, Daniel Tobon cho biết, các vị thế bán đồng Yên đang có vẻ đang dày hơn và việc đặt cược vào đà giảm tiếp theo có thể không an toàn, đồng thời cho rằng vùng giá can thiệp có thể nằm trong khoảng từ 152 đến 155.

Theo dữ liệu tính đến ngày 19 tháng 3, các quỹ phòng hộ đã tăng cường đặt cược đồng Yên giảm trong tuần xuyên suốt cuộc họp tháng 3 của BOJ.

Tại Vanguard, người trực tiếp quản lỹ quỹ thu nhập cố định không có bất kỳ vị thế nào với đồng Yên, và sự can thiệp của họ có thể được coi là một cơ hội giao dịch.

Ales Koutny, người đứng đầu bộ phận ngoại hối quốc tế tại Vanguard Asset Management, cho biết: “Chúng tôi sẽ chờ tỷ giá giảm điều chỉnh sau một đợt can thiệp để vào lại vị thế Long USD/JPY. Bất kể sự can thiệp nào cũng sẽ là cơ hội tuyệt vời để mua vào.”

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng

Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu, khi các nhà đầu tư chú ý đến nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể mạnh hơn so với dữ liệu quý 1 được công bố, cùng với lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ