Đồng Dollar điều chỉnh giảm do California bị phong tỏa, làm dấy lên lo ngại về khủng hoảng ở Hoa Kỳ.

Đồng Dollar điều chỉnh giảm do California bị phong tỏa, làm dấy lên lo ngại về khủng hoảng ở Hoa Kỳ.

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

18:04 20/03/2020

Đồng tiền thanh toán của thế giới, Dollar Mỹ, đã giảm sau 8 phiên tăng liên tiếp vừa qua. Liệu rằng đã đến lúc đảo chiều giảm chưa hay chỉ là một nhịp điều chỉnh? Tất cả sẽ được phân tích qua bài viết dưới đây.

Đồng Dollar Mỹ điều chỉnh giảm sau khi thiết lập mức cao kỷ lục trong thời gian gần đây, sau thông tin về bang California bị cách ly. Việc một bang ở Mỹ bị phong tỏa sẽ tạo tâm lý lo ngại rằng các bang khác có thể lâm vào tình trạng tương tự và đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào suy thoái.

Chỉ số DXY giảm tới 1.2% do đồng Dollar suy yếu so với các đồng tiền lớn khác. Động thái từ thống đốc bang California ông Gavin Newsom cho thấy bang này đang phải dùng đến các biện pháp nghiêm ngặt nhất nước Mỹ trong việc hạn chế sự lây lan của virus Corona. Ông cho rằng nếu không có hành động kịp thời, ước tính sẽ có tới 56% người dân ở bang đông dân nhất Hoa Kỳ này sẽ bị nhiễm bệnh.

Theo chuyên gia Mark Grant, giám đốc chiến lược của công ty B. Riley FBR cho biết: “Đồng Dollar Mỹ đang bị bán đi một phần do lo ngại rằng nếu California và các bang lớn khác đều trong trạng thái phong tỏa, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng mạnh và đẩy nước Mỹ lâm vào trạng thái giữa suy thoái và khủng hoảng. Đây sẽ là một phản ứng hoàn toàn hợp lý đối với những người từng nghĩ rằng nước Mỹ không thể nào gặp rắc rối với dịch bệnh này nhưng giờ sự tin tin đó đã không còn.”

Đồng Dollar đã tăng hơn 8% trong tám phiên liên tiếp vừa qua, do nhu cầu đối với đồng tiền dự trữ thế giới đã tăng vọt trước dự đoán đại dịch Covid-19 còn kéo dài.

Hạn mức hoán đổi (Swap Lines)

KRW và AUD trở thành đồng tiền được hưởng lợi lớn nhất khi đồng bạc xanh giảm giá, cả hai tăng khoảng 3% vào phiên thứ Sáu (20/3). Ở một diễn biến tương tự, Đồng bảng Anh tăng vọt 2.5%.

Theo Moon Hongcheol, chuyên viên cao cấp phòng trái phiếu và ngoại hối tại công ty đầu tư tài chính DB trụ sở ở Seoul, cho biết các đồng tiền châu Á đang tạm thời bị bán tháo nhờ có sự nới lỏng hạn mức hoán đổi đồng bạc xanh của Cục Dự trữ Liên bang. Tuy nhiên, nhu cầu mua Dollar Mỹ trên thị trường sẽ vẫn còn tiếp tục và sự tăng của đồng châu Á này là không ổn định.

Fed đã thiết lập thêm các hạn mức hoán đổi thanh khoản Dollar tạm thời với 9 ngân hàng trung ương khác (bao gồm Australia và Hàn Quốc), mở rộng nhanh chóng các công cụ mới trong thời kỳ khủng hoảng tài chính nhằm đối phó với hậu quả do dịch bệnh Covid-19 mang đến. Các hạn mức hoán đổi sẽ được duy trì trong vòng tối thiểu 6 tháng.

Mitul Kotecha, chuyên viên cao cấp quản lý thị trường mới nổi tại công ty chứng khoán TD trụ sở tại Singapore, cho biết việc “đồng Dollar có một nhịp điều chỉnh mới đây đang làm giảm đà bán tháo ở các đồng tiền khác. Tuy nhiên, còn quá sớm để chứng minh nhu cầu đối với đồng bạc xanh đã thực sự đảo chiều. Nhu cầu đối với đồng Dollar Mỹ vẫn còn ở mức cao.”

Lo ngại thất nghiệp

Đồng Dollar suy yếu khi chỉ số hợp đồng tương lai trái phiếu Kho bạc tăng cao ở châu Á sau khi báo cáo của New York Times đưa tin chính quyền tổng thống Trump đang yêu cầu các Cục quản lý Lao động của các bang hoãn việc đưa ra các số liệu chính xác về tỷ lệ thất nghiệp cho đến khi Chính phủ liên bang công bố con số trên toàn quốc. 

Báo cáo của tờ NYT đã dự báo trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ sẽ tăng mạnh. Điều này có thể khiến đồng Dollar giảm giá.

Ngân hàng Goldman Sachs ước tính các đơn xin trợ cấp có thể tăng lên mức kỷ lục 2.25 triệu trong tuần này, theo một phân tích báo cáo sơ bộ trên 30 tiểu bang. Con số này nhiều hơn gấp ba lần mức cao nhất trước đó là 695.000 vào năm 1982.

Tony Farren, giám đốc điều hành của công ty môi giới Mischler Financial Group ở Stamford, Connecticut cho biết rằng thiệt hại kinh tế do Covid-19 có khả năng lớn hơn thiệt hại y tế của Hoa Kỳ.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ