Do đâu người Mỹ không đánh giá cao nền kinh tế nước nhà?

Do đâu người Mỹ không đánh giá cao nền kinh tế nước nhà?

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

15:20 29/01/2024

Theo Cơ quan Thống kê Kinh Tế (BES) số liệu GDP thực tế đã tăng trưởng với tốc độ 3.3% yoy trong quý 4 năm 2023. Tăng trưởng GDP thực đạt 1.5 nghìn tỷ USD, nếu so với mức nợ công hơn 2 nghìn tỷ USD thì đây không phải một nền kinh tế mạnh, mà là đang bị thổi phồng.

Lĩnh vực tiêu dùng không mấy tích cực khi tỷ lệ tiết kiệm trên mức thu nhập cá nhân khả dụng chỉ đạt 3.7% trong tháng 12. Điều này cho thấy người Mỹ đang tiêu dùng ít hơn mức lương của họ.

Một trong những động lực lớn nhất khiến GDP thực tế tăng trong quý 4 là GDP điều chỉnh đã giảm đột ngột, ở mức 1.5% thấp hơn một nửa so với mức 3.3% trước đó. Điều này đã hỗ trợ mạnh cho GDP thực tế nhờ ước tính lạm phát giảm - điều mà hầu hết người Mỹ chưa từng chứng kiến.

Trong báo cáo về "Tỷ lệ người Mỹ gặp khó khăn tài chính" của Fed chi nhánh St. Louis cho thấy nợ thẻ tín dụng đang ở mức cao nhất mọi thời đại và thời gian thanh toán dư nợ cũng kéo dài thêm. Tỷ lệ người Mỹ gặp khó khăn về tài chính do nợ thẻ tín dụng đã chạm mức ngang thời kỳ khủng hoảng.

Bằng chứng về sự trì trệ của nền kinh tế cũng được thể hiện qua số liệu Tổng thu nhập quốc nội GDI, lý giải tại sao người dân Mỹ coi kinh tế đang trong tình trạng suy thoái trong khi GDP thực tế lại cho thấy một bức tranh khác. Số liệu mới nhất về tốc độ tăng trưởng GDI thực ở mức -0.1% yoy. Cơ quan Thống kê Kinh Tế (BES) sẽ không công bố số liệu quý 4 cho đến lần công bố dữ liệu GDP tiếp theo, nhưng nếu xu hướng trước đó tiếp tục, GDI thực sẽ tiếp tục là chỉ báo suy thoái.

Người tiêu dùng và Chính phủ có thể cho rằng dữ liệu về lạm phát PCE là cực kỳ tích cực, nhưng nếu chúng ta xem xét các dịch vụ không thể thay thế, đặc biệt là nhà ở, thì lại đang tăng trên 5%.

Những con số trên có lẽ là niềm mơ ước đối với bất kỳ công dân nào tại EU, nơi mà GDP thực tế đang trong tình trạng suy thoái ngay cả khi có các quỹ tài trợ lớn Next Generation EU, cùng với nhiều quy định tài khóa được dỡ bỏ.

Bài học rút ra ở đây là “kích thích từ Chính phủ” đồng nghĩa với nợ công tăng, khiến cho thuế cao hơn, tăng trưởng thấp hơn, thu nhập thực tế ít hơn, cũng như môi trường khó khăn hơn cho các doanh nghiệp nhỏ.

Không có gì ngạc nhiên khi 6/10 người được khảo sát bởi CBS News đánh giá nền kinh tế ở mức “tệ” hoặc “rất tệ”. Chính sách kinh tế Mỹ dường như ngày càng xa rời các doanh nghiệp nhỏ và gia đình - những người đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của lạm phát và các đợt cắt giảm lãi suất sau đó. Trong khi quy mô của Chính phủ trong nền kinh tế tăng lên, các số liệu tổng hợp có vẻ khác xa so với cuộc sống thực tế của người Mỹ. Tại Châu Âu cũng diễn ra tương tự, khi Chính phủ "cổ vũ" cho sự thay đổi của tổng GDP và lạm phát, trong khi sức mua người dân lại giảm nhanh chóng khi mức lương không đủ chi trả và cuộc sống. Lợi nhuận của các doanh nghiệp nhỏ giảm khi lạm phát tăng vọt và lãi suất tăng.

Điều quan trọng làm, điều này xảy ra sau chuỗi các kế hoạch kích thích tài chính và tiền tệ chưa từng có, với thông điệp tái phân phối và giúp đỡ tầng lớp trung lưu, khi thực tế lại cho thấy sự áp bức tài chính, quy mô chính phủ và nợ công khổng lồ đang phá hủy tầng lớp trung lưu. Các chính sách không hiệu quả đang được triển khai với tốc độ kinh ngạc cùng với mức độ in tiền và công nợ khổng lồ, còn Chính phủ lại đổ lỗi cho sự thiếu niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đây không phải là một nền kinh tế mạnh. Thâm hụt và công nợ khổng lồ đồng nghĩa thuế cao hơn, thu nhập thực và tăng trưởng yếu hơn trong tương lai. Và tương lai của Mỹ cũng sẽ tương tự nếu tiếp tục đi theo con đường này.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ