Định vị người thắng và kẻ bại trong xu hướng tăng giá của hàng hóa toàn cầu

Định vị người thắng và kẻ bại trong xu hướng tăng giá của hàng hóa toàn cầu

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

20:21 14/06/2021

Giá cả hàng hóa được dự báo sẽ duy trì đà tăng cho tới hết năm 2021, và không phải ai cũng sẽ là người hưởng lợi từ xu hướng này

Giá cả tài nguyên thiên nhiên đã tăng phi mã kể từ đầu năm đến nay
Giá cả tài nguyên thiên nhiên đã tăng phi mã kể từ đầu năm đến nay

Giá cả hàng hóa đã tăng khoảng 20% kể từ đầu năm đến nay và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới. Dưới đây là những phân tích của chúng tôi để tìm ra những người chiến thắng và thất bại trong xu hướng tăng của giá hàng hóa.

Sử dụng dữ liệu xuất nhập khẩu của Liên Hợp Quốc đối với 44 quốc gia cùng với kỳ vọng biến động giá cả 22 loại hàng hóa, chúng tôi đã tìm ra những người hưởng lợi và chịu thiệt hại trong đà tăng của giá tài nguyên thiên nhiên trong năm nay. 

Xét về giá trị tuyệt đối, những nước hưởng lợi nhiều nhất đó là Nga, Ả-rập Xê-út và Úc. Trong khi đó Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Âu là những người chịu thiệt hại lớn nhất. Xét trong tương quan với quy mô nền kinh tế, các quốc gia xuất khẩu dầu thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh hưởng lợi nhiều nhất. Và ngược lại, Việt Nam, Bangladesh và Thái Lan phải đối mặt với thiệt hại lớn.

Mức độ ảnh hưởng của sự bùng nổ giá hàng hóa tới GDP các quốc gia

Phó Thủ tướng Trung Quốc, Lưu Hạc, cho rằng nền kinh tế toàn cầu nằm gọn trong một tam giác cấu thành bởi 3 đỉnh gồm: Hàng hóa, sản xuất và nợ. Các quốc gia giàu tài nguyên sẽ cung cấp nguyên vật liệu thô, các thị trường mới nổi trở thành các công xưởng lớn và các nước phát triển dùng nợ để tài trợ mua thành phẩm.

Trong năm nay, sự kết hợp giữa đà phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất, chi tiêu được tài trợ từ nợ gia tăng và thiếu hụt nguồn cung đã đẩy giá của một số hàng hóa lên mức cao kỷ lục. Mức tăng giá 2 con số đối với hầu hết giá các tài nguyên thiên nhiên được dự báo sẽ duy trì cho tới hết năm nay.

Đà tăng của giá hàng hóa dự kiến sẽ kéo dài tới hết năm nay

Dòng dịch chuyển giá trị với quy mô 550 tỷ USD

Đà tăng giá trên sẽ khiến khoảng 550 tỷ USD dịch chuyển từ các nước nhập khẩu lớn sang quốc gia đóng vai trò sản xuất - gần gấp đôi so với mức dịch chuyển 279 tỷ USD theo chiều ngược lại ghi nhận vào giai đoạn giá hàng hóa sụp đổ năm ngoái. 

Tác động của mức tăng 200 tỷ USD cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào đối với một nền kinh tế lớn như Trung Quốc sẽ là nhỏ hơn so với mức tăng 14 tỷ USD đối với một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam. Do đó, mức độ tác động của giá cả hàng hóa cần đặt trong tương quan với quy mô từng nền kinh tế:

  • Đối với Ả-rập Xê-út, xu hướng tăng sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu tăng thêm tương đương 8.1% GDP. Các quốc gia láng giềng như Quatar hay UAE thậm chí có thể chứng kiến mức tăng mạnh hơn thế.
  • Các quốc gia sản xuất tài nguyên thiên nhiên khác như Nga, Brazil và Chile cũng sẽ hưởng lợi thêm 3-6% GDP.
  • Thiệt hại lớn nhất mà sự tăng giá trên gây ra sẽ là với các quốc gia có thu nhập thấp như Việt Nam, Bangladesh và Thái Lan khi chi phí nguyên vật liệu đầu vào sẽ tăng thêm khoảng 4% GDP.
  • Thiệt hại đối với Trung Quốc hay Châu Âu có thể lớn về giá trị tuyệt đối tuy nhiên sẽ chỉ tương đương với khoảng 0.7-1.2% GDP của 2 nền kinh tế này.
  • Một điểm đáng lưu ý đó là mức độ phụ thuộc trái ngược của Mỹ và Trung Quốc đối với hàng hóa. Mức độ phụ thuộc của Mỹ là tương đối nhỏ và ngày càng thu hẹp trong thời gian gần đây nhờ công nghệ khai thác dầu đá phiến. Ngược lại, Trung Quốc có nhu cầu rất lớn đối với các nguyên vật liệu thô với tổng chi phí lên tới khoảng 4% GDP.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ