Điều gì sẽ xảy ra nếu nước Mỹ vỡ nợ?

Điều gì sẽ xảy ra nếu nước Mỹ vỡ nợ?

15:16 24/05/2023

Một tình huống ngoài sức tưởng tượng lại trở thành mối đe dọa hơn bao giờ hết

Nếu không có tiền chi trả cho các trái chủ và chi phí dịch vụ công vào 1/6 tới thì nguy cơ vỡ nợ và Chính phủ Mỹ tạm đóng cửa là cao
Nếu không có tiền chi trả cho các trái chủ và chi phí dịch vụ công vào 1/6 tới thì nguy cơ vỡ nợ và Chính phủ Mỹ tạm đóng cửa là cao

Quốc hội Mỹ nắm toàn quyền lập pháp. Trong những ngày tới, những nhà lập pháp Mỹ đang nắm trong tay một quyền lực siêu hình: biến điều hoàn toàn không tưởng thành hiện thực. Nếu Mỹ không kịp thời tăng trần nợ công, nó sẽ trở thành quốc gia đầu tiên vỡ nợ trong lịch sử hiện đại. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, sự bất ổn trong toàn bộ nền kinh tế toàn cầu - tất cả đều có khả năng xảy ra.

Con đường dẫn đến tình trạng vỡ nợ đã trở nên rõ ràng. Mỹ có thời gian đến ngày 1 tháng 6 để nâng trần nợ của mình — mức trần được xác định về mặt chính trị đối với tổng số khoản vay liên bang, hiện ở mức 31.4 nghìn tỷ đô la — hoặc nước này sẽ cạn kiệt tiền mặt để thực hiện mọi nghĩa vụ thanh toán của mình, từ việc chi trả cho quân đội đến quỹ hưu trí và thực hiện thanh toán lãi trái phiếu.

Nước Mỹ đã từng phải đối mặt với tình cảnh tương tự trong quá khứ, khiến nhiều nhà phân tích kỳ vọng vào một thỏa hiệp được đưa ra vào phút cuối. Nhưng các chính trị gia của Mỹ đã dần mất kiên nhẫn hơn so với những lần trước đây. Kevin McCarthy, người phát ngôn của Hạ viện thuộc Đảng Cộng hòa, đang thúc đẩy việc cắt giảm chi tiêu, điều mà ông buộc phải làm. Về phần mình, Joe Biden có thể dần đánh mất tín nhiệm của các đảng viên Đảng Dân chủ nếu ông thực hiện theo những yêu cầu của Đảng Cộng hòa.

Bộ Tài Chính đang làm việc với Cục Dự trữ Liên bang để đưa ra kế hoạch dự phòng nếu Quốc hội không nâng trần nợ.Với "Kế hoạch ưu tiên thanh toán", tập trung vào việc bán trái phiếu để trả nợ gốc từ trái phiếu đáo hạn và cắt giảm các nghĩa vụ khác.. Tuy nhiên, việc đặt các trái chủ lên trên những người hưu trí và quân đội sẽ gây nhiều tranh cãi và có thể là một phương án không bền vững. Hơn nữa, mức độ ưu tiên sẽ dựa vào sự thành công của các cuộc đấu giá thường xuyên để thay thế trái phiếu Chính phủ đã đáo hạn. Không có gì đảm bảo rằng các nhà đầu tư sẽ tin tưởng vào một chính phủ rối loạn như vậy. Mỗi ngày trôi qua, những rủi ro khi Mỹ vỡ nợ sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Vỡ nợ có thể có hai dạng: một cuộc khủng hoảng ngắn hạn hoặc dài hạn. Mặc dù hậu quả của cả hai sẽ rất tai hại, nhưng hậu quả sau này sẽ tồi tệ hơn nhiều. Dù bằng cách nào, Fed đều đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự sụp đổ này. Tuy nhiên, dù kết quả ra sao thì mọi thị trường và nền kinh tế trên toàn thế giới sẽ đều chịu ảnh hưởng nặng nề, bất kể hành động của ngân hàng trung ương.

Mỹ có thị trường trái phiếu Chính Phủ lớn nhất thế giới: với 25 nghìn tỷ đô la trái phiếu được phát hành - chiếm khoảng 1/3 tổng số trái phiếu toàn cầu. Trái phiếu chính phủ được coi là tài sản đầu tư phi rủi ro —mang lại lợi nhuận đảm bảo cho các nhà quản lý tiền mặt của công ty, chính phủ các quốc gia khác và các nhà đầu tư lớn và nhỏ, đồng thời là cơ sở để định giá các công cụ tài chính khác. Chúng tượng trưng cho dòng tiền trên cơ sở hàng ngày. Thị trường hợp đồng vay “repo” ngắn hạn ở Mỹ, được giao dịch khoảng 4 triệu đô la một ngày và là “ huyết mạch” cho thị trường tài chính toàn cầu, chủ yếu được vận hành bằng cách sử dụng Trái phiếu chính phủ làm tài sản thế chấp. Tất cả những điều này đều đang chịu rủi ro.

Theo định nghĩa, vỡ nợ ban đầu sẽ chỉ là một sự gián đoạn ngắn hạn. Một quan chức của Fed cho rằng nó sẽ giống như một cuộc khủng hoảng thanh khoản. Giả sử rằng chính phủ không có đủ tiền mặt và không có khả năng chi trả cho các nghĩa vụ nợ và trái phiếu đến hạn sau “ngày x” (cụ thể là vào ngày 1 tháng 6, theo như ước tính của bộ tài chính). Nhu cầu có thể vẫn ổn định đối với các trái phiếu đáo hạn muộn hơn với giả định rằng Quốc hội sẽ sớm hành động.Trái phiếu Chính phủ đáo hạn vào tháng 6 hiện có lợi suất hàng năm khoảng 5.5%; trong khi trái phiếu đáo hạn tháng 8 là gần 5%. Khoảng cách lợi suất này có thể mở rộng nhanh chóng trong trường hợp Mỹ vỡ nợ.

Đầu tiên, Fed sẽ xử lý các trái phiếu không có khả năng thanh toán giống như với các trái phiếu bình thường, sử dụng chúng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay của ngân hàng trung ương. Trên thực tế, Fed sẽ thay thế nợ xấu bằng nợ tốt, dựa trên giả định rằng chính phủ sẽ chỉ thanh toán chậm cho các trái phiếu này. Mặc dù Jerome Powell, Chủ tịch Fed, đã mô tả những bước đi như vậy “ không hợp lý” vào năm 2013, nhưng ông cũng nói rằng ông sẽ chấp nhận chúng “trong một số trường hợp nhất định”. Fed cảnh giác với cả việc đặt mình vào trung tâm của một cuộc tranh chấp chính trị và thực hiện các hành động dường như phá vỡ bức tường ngăn cách giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, nhưng mong muốn ngăn chặn sự hỗn loạn tài chính của họ gần như chắc chắn sẽ lấn át những lo ngại này.

Tuy nhiên, phản ứng của Fed sẽ tạo ra một nghịch lý. Trong chừng mực mà các hành động của ngân hàng trung ương thành công trong việc ổn định thị trường, chúng sẽ làm giảm nhu cầu thỏa hiệp của các chính trị gia. Hơn nữa, việc điều hành một hệ thống tài chính dựa một phần vào trái phiếu không có khả năng thanh toán sẽ đặt ra những thách thức. Fedwire, mạng hệ thống thanh toán của bộ Tài chính, được lập trình clear các trái phiếu khi chúng qua ngày đáo hạn. Bộ Tài chính cho biết họ sẽ can thiệp để kéo dài thời gian đáo hạn của các trái phiếu để đảm bảo rằng chúng vẫn có thể chuyển nhượng được.

Thế nhưng, cách làm này sẽ mang tới nhiều rủi ro. Ở mức tối thiểu, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro, dẫn đến việc thắt chặt các điều kiện tín dụng trên khắp các thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, điều này xảy ra, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với tình trạng thắt lưng buộc bụng tài chính cực độ. Theo các nhà phân tích tại Viện Brookings, một tổ chức tư vấn, chính phủ sẽ không thể vay thêm tiền, nghĩa là họ sẽ phải cắt giảm chi tiêu theo chênh lệch giữa thu và chi thuế hiện hành. Moody's Analytics, một công ty nghiên cứu, ước tính rằng ngay sau khi vỡ nợ, nền kinh tế Mỹ sẽ giảm gần 1% và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ 3.4% lên 5%, khiến khoảng 1.5 triệu người mất việc làm.

Trong kịch bản ngắn hạn, Quốc hội phản ứng bằng cách tăng trần nợ, cho phép thị trường phục hồi. Một vụ vỡ nợ kéo dài trong vài ngày sẽ là một vết đen đối với danh tiếng của nước Mỹ và có thể gây ra suy thoái. Tuy nhiên, với sự quản lý khéo léo, nó sẽ không trở thành cơn ác mộng.

Với quan điểm vấn đề càng để lâu càng có nhiều rủi ro. Mark Zandi của Moody's cho rằng đây là một "thời điểm khó khăn" tiềm năng. Ông cũng đề cập đến fiai đoạn mùa thu năm 2008 khi Quốc hội ban đầu không thông qua Chương trình Cứu trợ để giải cứu các ngân hàng, khiến thị trường toàn cầu sụp đổ. Việc tiếp tục không nâng trần nợ, ngay cả sau khi xảy ra vỡ nợ, có thể gây ra tác động tương tự.

Hội đồng Cố vấn Kinh tế, một cơ quan của Nhà Trắng, ước tính rằng trong vài tháng đầu tiên khi Mỹ vỡ nợ, thị trường chứng khoán sẽ giảm 45%. Moody's cho rằng nó sẽ giảm khoảng 20% và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 5 điểm phần trăm, điều đó có nghĩa là ở đâu đó trong khu vực 8 triệu người Mỹ sẽ mất việc làm. Chính phủ, bị hạn chế bởi trần nợ, sẽ không thể đối phó với suy thoái bằng kích thích tài chính, khiến suy thoái trầm trọng hơn.

Xếp hạng tín nhiệm cũng sẽ bị kéo xuống ngay sau đó. Vào năm 2011, trong lần bế tắc về trần nợ trước đó, Standard & Poor's, một cơ quan xếp hạng, đã hạ xếp hạng của Mỹ xuống một mức thấp hơn mức xếp hạng aaa hàng đầu trước đó. Sau khi vỡ nợ, các cơ quan xếp hạng sẽ chịu áp lực rất lớn để đồng loạt thay đổi xếp hạng. Điều này có thể dẫn đến một phản ứng dây chuyền lớn. Các tổ chức được chính phủ Mỹ hỗ trợ như Fannie Mae, một nguồn tài chính thế chấp quan trọng, cũng sẽ bị hạ cấp, dẫn đến tỷ lệ thế chấp cao hơn và cắt giảm lĩnh vực bất động sản quan trọng. Lợi suất trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng đột biến khi các nhà đầu tư tranh giành tiền mặt. Các ngân hàng sẽ rút lại các khoản cho vay của họ. Sự hoảng loạn sẽ lan rộng.

Cũng sẽ có những vòng xoắn kỳ lạ, không thể đoán trước. Thông thường, tiền tệ của các quốc gia vỡ nợ bị ảnh hưởng nặng nề. Trong trường hợp Mỹ vỡ nợ, ban đầu các nhà đầu tư có thể đổ xô vào đồng đô la, coi nó như một nơi trú ẩn trong một cuộc khủng hoảng, như thường lệ. Ở Mỹ, mọi người có thể chuyển sang gửi tiền tại các ngân hàng quá lớn để phá sản, tin rằng Fed sẽ đứng sau bảo vệ họ trong bất cứ điều gì có thể xảy ra. Nhưng bất kỳ dấu hiệu nào về khả năng phục hồi sẽ mang theo một lời cảnh báo: Mỹ sẽ đánh mất niềm tin mà thế giới đã đặt vào nó từ lâu. Các câu hỏi về các tài sản thay thế cho đồng đô la và hệ thống tài chính Mỹ sẽ trở nên cấp bách. Niềm tin một khi đã bị hủy hoại thì không thể dễ dàng phục hồi.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Báo cáo biến động Vàng hàng tuần
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Báo cáo biến động Vàng hàng tuần

Giá trị hợp đồng tương lai vàng khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn mức trung bình trong 9 ngày gần nhất theo đường SMA, điều này cho thấy xu hướng giảm giá trong ngắn hạn. Thị trường đóng cửa dưới mức chỉ báo động lực biến đổi giá hàng tuần càng làm xu hướng này trở nên rõ nét hơn. Nhà giao dịch được khuyến nghị rằng nên chốt lời tại mức 2314-2253 USD trong ngắn hạn và chờ tín hiệu thay đổi trong dài hạn.
Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ