Diễn biến đáng chú ý của chỉ số S&P500 khi rơi xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua

Diễn biến đáng chú ý của chỉ số S&P500 khi rơi xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua

10:18 28/09/2022

Phố Wall chìm sâu trong xu thế giảm trong phiên ngày 27/9, với chỉ số S&P 500 được ghi nhận ở mức đóng cửa thấp nhất trong gần hai năm khi các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang cho thấy kỳ vọng tăng lãi suất nhiều hơn, thậm chí có nguy cơ đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái.

Các nhà giao dịch làm việc trên sàn của Sở giao dịch chứng khoán New York
Các nhà giao dịch làm việc trên sàn của Sở giao dịch chứng khoán New York

Phố Wall tiếp tục trong xu thế giảm phiên ngày 27/9, khi chỉ số này được ghi nhận ở mức đóng cửa thấp nhất trong gần hai năm nguyên do bởi định hướng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang cho thấy kỳ vọng tăng lãi suất nhiều hơn, thậm chí có nguy cơ đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái.

Chỉ số S&P 500 giảm khoảng 24% so với mức đóng cửa cao kỷ lục vào ngày 3 tháng 1. Tuần trước, Fed đã báo hiệu rằng lãi suất cao có thể kéo dài đến năm 2023. Chỉ số chỉ số này chưa thể lập đỉnh mới từ lần phục hồi ở mùa hè và ghi nhận mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2020. Chỉ số S&P 500 đã giảm 6 phiên liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 2 năm 2020.

Phát biểu hôm thứ Ba, Chủ tịch Fed bang St. Louis, James Bullard, đã đưa ra trường hợp tăng lãi suất nhiều hơn, trong khi Chủ tịch Fed bang Chicago Charles Evans cho biết Fed sẽ cần tăng lãi suất thêm ít nhất một điểm phần trăm nữa trong năm nay.

Robert Pavlik, giám đốc danh mục đầu tư cao cấp tại Dakota Wealth cho biết: “Dù thất vọng, nhưng cũng không bất ngờ với những quyết định này. Mọi người đều quan tâm đến Fed, tình hình lãi suất và sức khỏe của nền kinh tế."

Các chuyên gia phân tích tại Wells Fargo hiện nhận thấy Fed có mục tiêu muốn giữ mức lãi suất trong khoảng 4.75% - 5% vào quý đầu tiên của năm 2023. Bảy trong số 11 chỉ số ngành S&P 500 giảm, với các tiện ích và mặt hàng chủ lực của người tiêu dùng đang dẫn đầu về mức giảm, sụt khoảng 1.7%.

Chỉ số ngành năng lượng tăng 1.2% sau khi Thụy Điển tiến hành một cuộc thăm dò về khả năng thiệt hại sau vụ rò rỉ lớn ở hai đường ống dẫn khí đốt của Nga ra biển Baltic.

Tesla (NASDAQ: TSLA) tăng 2.5% và Nvidia (NASDAQ: NVDA) tăng 1.5%, giữ cho Nasdaq ở trạng thái bình ổn. Các traders đã giao dịch lượng cổ phiếu Tesla trị giá hơn 17 tỷ USD, nhiều hơn bất kỳ loại cổ phiếu nào khác.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ chạm mức cao nhất trong hơn 12 năm trong bối cảnh các quan chức Fed đưa ra những lập trường “diều hâu”.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 0.43% xuống 29,134.99 điểm, trong khi S&P 500 mất 0.21% xuống 3,647.29. Nasdaq Composite tăng 0.25% lên 10,829.50.

Lo ngại về lợi nhuận doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ giá tăng cao và nền kinh tế suy yếu cũng đã làm náo động Phố Wall trong hai tuần qua.
Các nhà phân tích đã cắt giảm kỳ vọng thu nhập S&P 500 của họ trong quý III và quý IV cũng như trong cả năm. Trong quý III, các nhà phân tích nhận thấy thu nhập trên mỗi cổ phiếu của S&P 500 tăng 4.6% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng trưởng 11.1% dự kiến ​​vào đầu tháng Bảy.

Khối lượng trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ là 11.7 tỷ cổ phiếu, so với mức trung bình 11.3 tỷ cổ cho cả phiên trong 20 ngày giao dịch gần nhất.

Số mã giảm nhiều hơn số mã tăng trên sàn NYSE với tỷ lệ 1.25:1; trên Nasdaq, tỷ lệ 1.03:1 có lợi cho các mã tăng giá.

S&P 500 chưa có mã nào tăng kỷ lục trong 52 tuần và có thêm 146 mã giảm mới; Nasdaq Composite ghi nhận 28 mã tăng mới và 502 mã giảm mới.

Investing.com

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ