Dầu thô vẫn gặp khó khăn bất chấp đợt cắt giảm sản lượng của OPEC+

Dầu thô vẫn gặp khó khăn bất chấp đợt cắt giảm sản lượng của OPEC+

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

14:33 10/04/2023

Giá dầu đã không thể kéo dài đà tăng sau thông báo cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất OPEC+

Đà phục hồi tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc đang bị trì hoãn khi các nền kinh tế khác đang có nguy cơ suy thoái. Nếu giá năng lượng tăng hơn nữa, nỗ lực kiềm chế lạm phát của các ngân hàng trung ương sẽ gặp khó khăn, gây ra nhiều trở ngại hơn cho nền kinh tế toàn cầu. Không thể loại trừ khả năng nhu cầu dầu thấp hơn.

Biểu đồ dầu thô D1

image1.png

Điều này xảy ra khi dầu thô kiểm tra mức kháng cự hội tụ quan trọng tại 82.50 - 84.50, bao gồm DMA 200 ngày và đỉnh tháng 1. Dầu sẽ cần phải vượt qua rào cản quan trọng để áp lực giảm giá kéo dài 9 tháng yếu dần. Một cú bứt phá lên trên 82.50 - 84.50 có thể mở đường để giá hướng tới mức 93.75.

Cho đến nay, đợt phục hồi dường như chỉ là giai đoạn điều chỉnh trong xu hướng giảm giá chung. Ngoài ra, chỉ báo RSI 14 tuần đã được giới hạn trong khoảng 50 - 55.

Biểu đồ dầu thô W1

Mặt khác, mức 79.00 là ngưỡng hỗ trợ ban đầu, trong khi mức 75.50 là ngưỡng hỗ trợ tiếp theo. Nếu khoảng trống tăng giá (bullish gap) được đóng lại, thì khả năng giá phục hồi kể từ cuối tháng 3 chỉ là một cú nảy con mèo chết (dead-cat bounce).

Biểu đồ dầu thô H4

image3.png

Dầu đã hồi phục vào tháng 3 từ mức đệm khá mạnh trên đường WMA 200 tuần, gần mức thấp nhất của tháng 8 năm 2021 tại 61.75.

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD mất ngôi vương? Greenback ghi nhận nửa đầu năm tệ nhất kể từ năm 1973 khi thị trường định giá lại nước Mỹ

USD mất ngôi vương? Greenback ghi nhận nửa đầu năm tệ nhất kể từ năm 1973 khi thị trường định giá lại nước Mỹ

Tất cả chúng ta đều đã đoán trước được điều này – có thể không phải là tốc độ, nhưng chắc chắn là xu hướng. Đồng Đô la Mỹ vừa khép lại nửa đầu năm tồi tệ nhất kể từ thời điểm cú sốc Nixon, mất hơn 10% giá trị kể từ đầu năm. Điều khởi đầu như một sự điều chỉnh nhẹ dần biến thành một cuộc tái định giá toàn diện về uy tín kinh tế vĩ mô của nước Mỹ, khi đồng bạc xanh rơi khỏi vị thế vốn được xem là không thể lay chuyển nhanh đến chóng cả mặt.
Giải thích về đợt tăng gía: Thu nhập, lãi suất và dòng tiền nhà đầu tư

Giải thích về đợt tăng gía: Thu nhập, lãi suất và dòng tiền nhà đầu tư

Hợp đồng tương lai E-mini Nasdaq 100 đã thiết lập mức đỉnh lịch sử mới tại 22,901.50 vào thứ Sáu và hiện vẫn đang giao dịch gần mức cao này. Trong khi đó, hợp đồng tương lai E-mini S&P 500 đang tiệm cận mức đỉnh lịch sử, còn hợp đồng tương lai Russell 2000 vẫn tụt hậu, ghi nhận mức giảm 3.73% tính từ đầu năm (YTD).
Canada rút lại thuế kỹ thuật số để cứu đàm phán thương mại với Mỹ; Đồng Loonie phục hồi nhẹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Canada rút lại thuế kỹ thuật số để cứu đàm phán thương mại với Mỹ; Đồng Loonie phục hồi nhẹ

Thị trường ngoại hối khởi đầu tuần mới với biến động thấp và thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều, song những diễn biến chính trị vẫn đang chi phối một số đồng tiền thuộc nhóm G10. Đồng USD hiện là đồng tiền yếu nhất, trong khi đồng CAD dù phục hồi nhẹ sau mức đáy cuối tuần vẫn chịu áp lực. Đồng JPY dẫn đầu nhờ dòng tiền trú ẩn, trong khi đồng NZD và AUD ghi nhận mức tăng nhẹ.
Chứng khoán tăng mạnh bất chấp lo ngại về đình lạm; Canada nối lại đàm phán thương mại, đồng USD suy yếu thêm
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán tăng mạnh bất chấp lo ngại về đình lạm; Canada nối lại đàm phán thương mại, đồng USD suy yếu thêm

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đà tăng mạnh vào thứ Sáu, ngày 27/6, bất chấp những lo ngại tái xuất hiện về nguy cơ đình lạm. Chỉ số lạm phát PCE lõi trong tháng 5 tăng lên 2.7% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức 2.6% của tháng 4 và dự báo thị trường), trong khi chi tiêu cá nhân giảm -0.1% so với tháng trước — mức giảm đầu tiên kể từ tháng 1, phản ánh ảnh hưởng của thuế quan và sự bất định kinh tế tới nhu cầu tiêu dùng.
Chỉ số PMI Trung Quốc trái chiều khi lĩnh vực dịch vụ khởi sắc và thuế quan ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất; AUD/USD giữ vững mức tăng

Chỉ số PMI Trung Quốc trái chiều khi lĩnh vực dịch vụ khởi sắc và thuế quan ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất; AUD/USD giữ vững mức tăng

Chỉ số PMI sản xuất của NBS Trung Quốc tăng nhẹ lên 49.7 vào tháng 6, nhưng lĩnh vực này vẫn trong tình trạng suy thoái. Nhu cầu bên ngoài vẫn yếu, với các đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm trong tháng thứ 14 liên tiếp. Lĩnh vực dịch vụ mở rộng hơn nữa khi PMI phi sản xuất của NBS tăng từ 50.3 lên 50.5 vào tháng 6.
Căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt: Khẩu vị rủi ro tích cực, đồng USD suy yếu
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt: Khẩu vị rủi ro tích cực, đồng USD suy yếu

Xung đột tại Trung Đông từng củng cố vị thế của USD như một tài sản trú ẩn an toàn, nhưng giờ đây, chính yếu tố này lại đang khiến đồng bạc xanh suy yếu. Mối tương quan nghịch giữa USD và các chỉ số chứng khoán Mỹ, trong bối cảnh tâm lý rủi ro toàn cầu được cải thiện, đã đẩy chỉ số USD xuống mức thấp nhất trong ba năm. Nhà đầu tư xem thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran như dấu chấm hết cho "Cuộc chiến 12 ngày", và đang đẩy mạnh mua vào cổ phiếu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ