Covid-19 có thể xóa bỏ thành quả chống lại bất bình đẳng xã hội của Châu Âu

Covid-19 có thể xóa bỏ thành quả chống lại bất bình đẳng xã hội của Châu Âu

11:39 13/06/2020

Trong những năm gần đây, một số nhà kinh tế đã lập luận rằng các cuộc chiến tranh và đại dịch có thể làm giảm sự bất bình đẳng bằng cách giảm bớt sự giàu có của những người giàu và tạo ra cơ hội cho số đông còn lại. Nhưng gần đây các nhà kinh tế từ IMF đã phát hiện ra rằng kết luận này không đúng đối với tất cả các quốc gia trong trường hợp xảy ra dịch bệnh. Chỉ những nước giàu hơn mới có thể giữ được thành quả trong công cuộc chống lại bất bình đẳng xã hội.

Mùa lễ hội ở miền nam Hà Lan thường kéo dài suốt một tuần trong bầu không khí sôi động và cuồng nhiệt. Vào ngày 28 tháng 2, Elsjan of Wipper, một kỹ thuật viên âm thanh đang điều hành hệ thống âm thanh trong bữa tiệc khiêu vũ kết thúc lễ hội ở thị trấn Uden và ngắm nhìn những người hóa trang thưởng thức hàng tá bia rượu. Nhưng khi đó có lẽ anh ấy chẳng thể ngờ rằng một thời gian lâu nữa (hoặc có thể là không bao giờ) anh ấy mới có thể lại quay trở lại với công việc này. Năm nay, lễ hội carnival này trở thành nguồn cơn phát tán Covid-19 ra toàn lãnh thổ Hà Lan. Ở Uden, số người chết đã ngang bằng với miền bắc Italy và chính phủ Hà Lan đã phải ra lệnh hủy bỏ tất cả các lễ hội cho đến tháng Chín năm nay.

Elsjan không lâm vào cảnh ốm đau bệnh tật, nhưng là một người lao động tự do, cuộc sống của anh gặp rắc rối theo một cách khác. Để đối phó với khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19 gây ra, Chính phủ Hà Lan đã áp dụng chương trình hỗ trợ tiền lương (tương tự chương trình bảo vệ tiền lương mang tên Kurbebeit của Đức). Theo đó, nhà nước sẽ hỗ trợ 90% tiền lương của công nhân tại các công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Nhưng những người lao động tự do (chiếm 12.5% lực lượng lao động) lại không nằm trong diện hỗ trợ này. Đối với họ, chính phủ chỉ có thể cung cấp một chương trình hỗ trợ cơ bản thiết yếu. Theo đó, Elsjan nhận được số tiền tối đa là 1,050 Euro (tương đương 1,170 đô la Mỹ) mỗi tháng.

Trong nhiều thập kỷ qua, các quốc gia Châu Âu luôn tự tin cho rằng phúc lợi xã hội của họ đã giữ cho tình trạng bất bình đẳng xã hội luôn ở mức tương đối thấp. Nhưng cuộc suy thoái kinh tế do Covid-19 gây ra đã đe dọa tất cả những thành quả đã đạt được theo ba cách. Đầu tiên, nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới những người lao động thu nhập thấp hơn là những người thu nhập cao. Thứ hai, việc tạm đóng cửa các nhà máy tạo ra các dạng bất bình đẳng mới. Một số lĩnh vực vẫn mở trong khi những lĩnh vực khác thì đóng cửa, và một số người có thể làm việc tại nhà trong khi những người khác không thể. Thứ ba, mức độ nghiêm trọng của cuộc suy thoái này đã cho thấy những lỗ hổng trong hệ thống phúc lợi của Châu Âu. Một số quốc gia đang cố gắng hàn gắn chúng, nhưng một số nước khác lại đang lâm vào rắc rối.

Việc lượng hóa sự bất bình đẳng không dễ dàng, nhưng có thể thấy một cách rõ ràng sự bình đẳng tương đối tại châu Âu thông qua hệ số Gini, được đo từ 0 (hoàn toàn bình đẳng) đến 1 (hoàn toàn bất bình đẳng). Tính trên cơ sở thu nhập sau thuế và phúc lợi xã hội năm 2017 (năm gần nhất có thể so sánh), hệ số Gini của khu vực EU là khoảng 0.30, của Mỹ là 0.39, trong khi các nước Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc rơi vào khoảng giữa.

Nhưng thu nhập trước thuế và phúc lợi lại cho thấy một bức tranh khác, theo đó hệ số Gini, ví dụ như tại Đức lại gần ngang bằng Mỹ. Hệ thống thuế của các nước Châu Âu không thực sự tiến bộ một cách đặc biệt, vì vậy các nhà kinh tế từ lâu đã rất nỗ lực trong việc chống lại sự bất bình đẳng thông quan các chương trình chuyển đổi trên phạm vi rộng lớn. Nhưng các học giả tại Phòng thí nghiệm bất bình đẳng thế giới (WIL), khi nghiên cứu trong một dự án học thuật, lại cho rằng việc này không thể giải quyết được căn bản của vấn đề. Phúc lợi tại châu Âu trông có vẻ khá hào phóng, một phần vì các quỹ hưu trí chủ yếu do nhà nước quản lí, trong khi ở các nước khác do khu vực tư nhân quản lí. Việc coi lương hưu là một loại thu nhập và việc suy giảm quy mô của quỹ phúc lợi tại châu Âu cho thấy rõ ràng là khoảng cách về sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại.

Các nhà phân tích khác, đặc biệt là các nhà nghiên cứu tại Mỹ, không tán thành với nghiên cứu của WIL. Nhưng theo dự án này của WIL, vào năm 1980, phần trăm thu nhập của tầng lớp có thu nhập thấp nhất xã hội và của 1% số người có thu nhập cao nhất ở Mỹ và Châu Âu là tương đương nhau. Vào năm 2017, mức độ phân hóa giàu nghèo tại Mỹ trở nên trầm trọng hơn, trong khi đó ở châu Âu, tầng lớp thu nhập thấp của xã hội vẫn kiếm được nhiều hơn. Mô hình xã hội châu Âu chủ yếu có hiệu quả thông qua hoạt động tiền phân phối: đầu tư vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe toàn dân và các quy định của thị trường lao động nhằm hạn chế chênh lệch của thang lương. Ở nhiều nước, các công đoàn có thể đình công để đòi tăng lương cho toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế. Các nước Bắc Âu là bình đẳng nhất. Các nước Tây Âu như Pháp và các nước phía Nam như Ý, phụ thuộc nhiều hơn vào hoạt động tái phân phối. Các nước Đông Âu thực hiện rất ít hoạt động tiền phân phối hoặc tái phân phối, do đó mức độ bất bình đẳng của họ cao hơn.

Hình 1: Quy mô các gói hỗ trợ khủng hoảng kinh tế do Covid-19 gây ra (tính trên %GDP)

Tại một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng xã hội đã tăng lên ngay cả trước dịch Covid-19, một phần do luật pháp về lao động đã được nới lỏng. Ở Đức, phần trăm thu nhập của mười phần trăm những người có thu nhập cao nhất và phần trăm thu nhập của một nửa những người có thu nhập thấp nhất là bằng nhau khi luật cải cách lao động được thông qua vào năm 2004; vào năm 2017, mười phần trăm những người giàu nhất này đã kiếm được nhiều hơn. Tại các quốc gia khác như Hà Lan và Ý, số lượng nhân viên làm việc bán thời gian hoặc người lao động tự do, tầng lớp lao động ít được bảo vệ và hưởng ít phúc lợi hơn đang ngày một tăng lên.

Covid-19 đã khiến những khoảng cách trong xã hội hiện lên rõ ràng hơn. Chính phủ Tây Ban Nha nhận ra rằng họ không có cơ chế hỗ trợ thu nhập cho phần lớn những người lao động tự do. Điều đó đã thúc đẩy các đảng phái cánh tả cân nhắc luật bảo đảm thu nhập tối thiểu, được ban hành dưới dạng nghị định vào tuần trước. Theo đó, vào ngày 29 tháng 5, chính phủ do liên minh cánh tả, đứng đầu bởi Pedro Sánchez, đã phê chuẩn một điều luật có ý nghĩa lớn lao và lâu dài: hỗ trợ thu nhập tối thiểu cho những người rơi vào tình cảnh đặc biệt khó khăn. Bắt đầu từ ngày 1 tháng sáu này, chương trình mới sẽ chi trả tới 1.015 Euro mỗi tháng cho một hộ gia đình và 461.50 Euro cho những người độc thân là những người đang lâm vào bần cùng. (Chính phủ định nghĩa những người bần cùng là những người kiếm được ít hơn 40% thu nhập trung bình của mỗi người dân là 1,050 Euro mỗi tháng). Jose Luis Escrivá, bộ trưởng an ninh xã hội và cũng đồng thời là người phác thảo nên chương trình này, cho rằng 850,000 hộ gia đình hoặc 2.3 triệu người sẽ đủ điều kiện hưởng trợ cập, chủ yếu phụ nữ và trẻ em.Tuy nhiên, tại Ý, số lượng lớn lao động phi chính thức có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận các chương trình hỗ trợ khẩn cấp của chính phủ.

Hình 2: Phần trăm thu nhập của top 10% người giàu nhất và 50% thu nhập của những người nghèo nhất tại Mỹ và EU

Ngân hàng trung ương Ý cho biết hệ số của nước Gini của nước này có thể đã tăng từ 0.35 lên 0.37 trong quý đầu tiên của năm 2020. Nguyên nhân phần lớn đến từ việc tạm đóng cửa các nhà máy, và vấn đề chắc chắn sẽ trở nên tồi tệ hơn trong quý hai khi tình trạng đóng cửa vẫn tiếp tục kéo dài. Trong số một phần năm những người có thu nhập cao nhất, chỉ có khoảng một nửa số nhân viên là gặp trở ngại lớn khi phải làm việc tại nhà; nhưng trong số một phần năm những người có thu nhập thấp nhất, tỉ lệ này lên tới gần 90% là. Bất bình đẳng xã hội có thể phụ thuộc vào khu vực địa lý. Ông Carlo Bastasin, nhà kinh tế học tại trường đại học Luiss ở thành phố Rome cho biết rằng tại miền nam nước Ý, số lượng ca tử vong được ghi nhận ở mức rất thấp là 19 người, nhưng vì nền kinh tế của khu vực này lại phụ thuộc nhiều vào du lịch nên nó bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Ba phần tư khoảng cách thu nhập bất bình đẳng của Châu Âu được đo ở cấp độ lục địa, là do sự khác biệt trong từng quốc gia. Chênh lệch thu nhập giữa vùng Sicily nghèo khó và vùng Milan giàu có còn lớn hơn chênh lệch giữa Milan và Paris. Nhưng điều đó có thể thay đổi. Cuộc suy thoái Covid-19 tạo tiền đề cho sự phân hóa thu nhập giữa các quốc gia có tiềm lực tài chính tốt để kiềm chế sự bất bình đẳng thu nhập và những quốc gia có ít năng lực hơn ở Trung và Đông Âu. Các gói hỗ trợ kinh tế- xã hội của chính phủ Đức Đức đã lên tới gần 10% GDP. Tại Ý và Tây Ban Nha, do bị hạn chế bởi nợ công, tỉ lệ này ít hơn nhiều. Hungary hầu như không tăng chi tiêu; Ba Lan chủ yếu hỗ trợ các công ty nhưng không trợ cấp cho công nhân hoặc người thất nghiệp.

Trong những năm gần đây, một số nhà kinh tế đã lập luận rằng các cuộc chiến tranh và đại dịch có thể làm giảm sự bất bình đẳng bằng cách giảm bớt sự giàu có của những người giàu và tạo ra cơ hội cho số đông còn lại. Trong một bài báo vào tháng trước, các nhà kinh tế từ IMF đã phát hiện ra rằng kết luận này không đúng trong trường hợp xảy ra dịch bệnh: những đại dịch với quy mô lớn của thế kỷ trước đã tạo ra sự bất bình đẳng. Anh Elsjan of Wipper không còn tin rằng công việc mình đang làm có thể quay trở lại: “Khi tôi nói chuyện với những người trẻ hơn, tôi đã bảo họ hãy suy nghĩ về một cơ hội nghề nghiệp khác”

Broker listing

Cùng chuyên mục

Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và người theo dõi toàn cầu đã từng nghĩ rằng năm 2024 là thời điểm tuyệt vời để cắt giảm lãi suất. Nhưng với tình trạng lạm phát ngày càng nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán của hầu hết mọi người, những kỳ vọng đó đang dần biến mất.
Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ