Chuyên gia thế giới khuyên gì nhà đầu tư về biến chủng Omicron

Chuyên gia thế giới khuyên gì nhà đầu tư về biến chủng Omicron

17:21 01/12/2021

Sự xuất hiện của biến chủng Omicron khiến các thị trường tài chính quốc tế lao dốc.

Các chỉ số chính trên Phố Wall giảm sâu trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn, lợi suất trái phiếu và giá dầu cũng đi xuống khi lo ngại liên quan biến chủng Omicron có thể kháng vaccine khiến nhà đầu tư đổ xô vào tài sản an toàn.

Các quốc gia châu Á và châu Âu đã nhanh chóng thắt chặt các biện pháp phòng dịch vào hôm 26/11. Ấn Độ và Singapore áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn, bên cạnh đó, công tác xét nghiệm cũng được thực hiện gắt gao hơn.

Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, New York

“Sau những lần họp của Fed, chúng ta ai cũng dự đoán Fed sẽ thắt chặt các biện pháp hỗ trợ thị trường. Nếu chúng ta tiếp tục nhận được thông tin về đà lan rộng của biến chủng virus mới, rất có thể sẽ có những ý kiến ủng hộ Fed dừng kế hoạch đó lại. Chúng ta cần phải dần thoát khỏi các biện pháp hỗ trợ nhưng cũng không chắc chắn bằng cách nào vaccine có thể chống lại biến chủng mới, và rất có thể, sẽ có nhiều hơn các biến thể sẽ xuất hiện trong tương lai bởi chưa biết khi nào toàn bộ người dân toàn cầu được tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng bệnh”.

Greg Bassuk, CEO AXS Investments Port Chester, New York

“Chúng ta có thể thấy được Covid-19 vẫn thu hút sự quan tâm từ giới đầu tư và hoạt động đầu tư hiện tại bị ảnh hưởng tương đối lớn bởi biến chủng Nam Phi. Chúng ta đã đề cập từ 4 tới 5 vấn đề tác động lên hoạt động đầu tư trong vài tháng qua - quan ngại lạm phát, một vài dữ liệu kinh tế, chính sách của Fed - nhưng trong suốt năm ngoái, chính những diễn biến liên quan tới Covid-19 có tác động lớn hơn các yếu tố khác và là động cơ quyết định xu hướng đầu tư của thị trường ở thời điểm hiện tại.

Trong dài hạn, chúng ta sẽ chứng kiến đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán lan tỏa sang năm 2022, khi nền kinh tế mở cửa và tác động của sự đứt gãy chuỗi cung ứng ngày một giảm nhẹ. Nhưng một điều ít thay đổi trong một năm rưỡi vừa qua đó chính là những tác động và diễn biến khó lường của đại dịch, khiến cho các thị trường bị rung lắc dữ dội.

Thời điểm hiện tại và trong một vài ngày tới sẽ là một cơ hội để chúng ta mua vào trong bối cảnh các nhà đầu tư lo sợ về một biến chủng mới khó lường hơn xuất hiện tại Nam Phi, dẫn tới sự giảm điểm lớn của các thị trường và diễn biến này có thể tiếp diễn tới đầu tháng 12”.

Jack Ablin, giám đốc đầu tư tại Cresset Capital Management, Chicago, bang Illinois

“ Chúng ta đã đón nhận những thông tin tác động mạnh vào các hoạt động kinh tế hôm 24/11. Tôi cho rằng chúng ta cần phải điều tra kỹ lưỡng. Những thông tin mới nhất chúng ta nghe được đó chính là biến chủng virus mới được phát hiện tại Bỉ, tức là đã lan ra ngoài lãnh thổ Nam Phi. Tôi có thể nói rằng tỷ lệ phủ vaccine ở Nam Phi là tương đối thấp và đó chính là điều kiện lý tưởng cho sự xuất hiện của những chủng virus mới. Chúng ta cần phải quan sát thêm. Bất cứ điều gì chúng ta thấy được ở thời điểm hiện tại có thể đã bị làm quá lên.

Tôi chắc chắn sẽ nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, nhưng phản ứng đầu tiên của tôi đó chính là những gì chúng ta trải qua hôm nay đã bị làm quá, và nếu như thị trường giảm điểm quá nhiều, đó chính là một cơ hội mua vào hoàn hảo”.

Brian Jacobsen, chuyên gia chiến lược đầu tư cấp cao tại Allspring Global Investments, Menomonee Falls, bang Wisconsin

“Dịch bệnh sẽ không bao giờ biến mất mãi mãi. Chúng ta phải học cách sống chung với nó. Đó không chỉ là dịch bệnh mà thị trường luôn lo sợ, mà đó còn là những phản ứng chính sách đối với virus. Nếu như các lệnh hạn chế mới hoặc hạn chế gia tăng được kích hoạt, chúng ta có thể sẽ thấy rõ những tác động lên thị trường trong thời gian tới. Một vài quốc gia như Mỹ và Anh, có thể sẽ không phản ứng mạnh như nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, đang áp dụng chiến lược 'zero Covid'. Và tại thời điểm các chuỗi cung ứng đang có dấu hiệu phục hồi, điều này có thể sẽ gây ra một số cản trở nhất định”.

Peter Rutter, giám đốc chứng khoán tại Royal London Asset Management

“Thông tin này có thể khiến các thị trường tăng trưởng chậm lại. Đây có thể là thời điểm mà mọi người nên nhìn nhận lại sự chệch hướng của đà hồi phục nền kinh tế và quyết định tăng lãi suất. Điều chúng ta phải đối mặt là sự bất ổn, cái gai trong mắt mọi thị trường.

Sự thật mà chúng ta không biết đó chính là điều gì đang gây lo lắng cho thị trường. Có rất nhiều viễn cảnh có thể xảy ra. Chúng ta có thể sẽ có những lệnh phong tỏa mới hoặc ngược lại, chẳng có lệnh phong tỏa nào cả và nền kinh tế thì bùng nổ mạnh mẽ".

Steen Jakobsen, giám đốc đầu tư tại Saxo Bank

“Một làn sóng Covid mới khiến cho các nhà đầu tư chuyển hướng sang tài sản an toàn, khiến cho lợi suất giảm gần 10 điểm cơ bản trên đường cong lợi suất toàn thị trường Mỹ. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo cơn sốt trái phiếu sẽ không tồn tại lâu vì một số lý do. Đầu tiên, thị trường đã học được những bài học từ những đợt bùng dịch trước đó rằng Covid-19 chỉ là hiện tượng mang tính thời điểm. Thứ hai, việc tái áp dụng các biện pháp phong tỏa sẽ khiến cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn diễn biến tồi tệ hơn, làm gia tăng thêm áp lực lạm phát lên nền kinh tế. Do đó, các ngân hàng trung ương cần dừng ngay các biện pháp hỗ trợ và đi đúng theo kế hoạch cắt giảm hỗ trợ nền kinh tế của Fed".

Các chuyên gia tại Scotiabank

“Trong bối cảnh Covid-19 hầu như không thể được kiểm soát trên quy mô toàn cầu ở thời điểm hiện tại, và chúng ta chưa có những thông tin đầy đủ nhất liệu biến chủng mới này có là mối đe dọa lớn hay không, thị trường dường như đang phản ứng quá mức".

Susannah Streeter, chuyên gia phân tích đầu tư và thị trường tại Hargreaves Lansdown

“Nỗi lo sợ đã bủa vây lấy các thị trường tài chính với việc ngành du lịch một lần nữa rơi vào một cơn bão lớn, sau khi chủng virus mới, được cho rằng có khả năng lây lan mạnh và kháng vaccine, được phát hiện".

Peter Chatwell, giám đốc chiến lược đa tài sản tại Mizuho International

"Các lệnh phong tỏa áp dụng tại châu Âu đồng nghĩa với GDP trong quý IV có thể thấp, nhưng có thể sẽ hồi phục vào quý I năm sau. Mỹ, Anh và châu Á dường như sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng thấp tại châu Âu. Nếu như một biến chủng mới có khả năng vượt qua biến chủng Delta và giảm mức độ hiệu quả của vaccine, chúng ta cần phải thực tế về khả năng tốc độ tăng trưởng trong quý IV và quý I/2022 là tương đối thấp. Mức độ hiệu quả của vaccine sẽ quyết định tính chất nghiêm trọng của các lệnh phong tỏa và khả năng các nền kinh tế sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng tiếp theo".

RBC Capital Markets

"Chính thông tin cho rằng chủng virus mới có khả năng kháng vaccine đã khiến cho thị trường phản ứng mạnh khi giá cổ phiếu giảm trong khi trái phiếu lại ở chiều ngược lại. Chỉ khi các thị trường đối diện với những hoàn cảnh dịch bệnh quen thuộc và hoàn toàn có thể vượt qua chiến lược tiêm chủng, những phản ứng đó sẽ biến mất. Tuy nhiên, biến chủng mới đã tạo ra mối đe dọa tiềm tàng đối với những giải pháp vốn có, và do đó, có thể khiến cho thời gian áp dụng những giải pháp đó kéo dài hơn".

Holger Schmieding, nhà kinh tế học trưởng tại Berenberg

"Tại thời điểm này, vẫn còn quá sớm để đánh giá những hệ quả kinh tế tiềm tàng. Bất kỳ làn sóng dịch bệnh mới nào cũng có thể gây ra những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Thế giới hiện tại ở mức độ thận trọng cao và cũng đang tận dụng mọi nguồn lực để phát triển, thích ứng và sản xuất nhiều hơn vaccine".

Takashi Hiroki, giám đốc chiến lược tại Monex, Tokyo

"Biến chủng mới này là một rủi ro mới đối với các thị trường. Chúng ta chưa thể nói trước về mức độ kháng vaccine của nó".

Ray Attrill, giám đốc chiến lược ngoại hối tại NAB, Sydney

“Mọi người đang phản ứng với những điều chưa chắc chắn về chủng virus mới này. Bạn hành động trước khi đặt ra những câu hỏi khi những thông tin kiểu như này xuất hiện”.

Moh Siong-sim, chuyên gia phân tích tiền tệ, Bank of Singapore

“Chúng ta vẫn chưa biết rõ mức độ lây nhiễm của biến chủng mới, và đó chính là sự chưa chắc chắn. Các thị trường đang nhìn nhận về rủi ro xuất hiện một làn sóng lây nhiễm toàn cầu mới nếu như vaccine không còn phát huy được hiệu quả.

Hy vọng mở cửa có thể sẽ sụp đổ”.

Mark Arnold, CIO của Hyperion Asset Management, Brisbane

“Tôi không cho rằng chúng ta có thể quay trở lại với thời điểm trước khi đại dịch xảy ra. Chúng ta sẽ bắt gặp những biến chủng mới và nó sẽ làm thay đổi cách con người vận hành nền kinh tế. Đó là sự thật”.

Shinichiro Kadota, chiến lược gia ngoại hối tại Barclays, Tokyo

“Đức đang cân nhắc các lệnh phong tỏa. Biến thể mới này chắc chắn là một rủi ro đối với tâm lý thị trường”.

Martin Whetton, trưởng bộ phận thu nhập cố định tại CBA, Sydney

“Hãy chú ý tới biến thể mới này. Không ai trong chúng ta là nhà virus học nhưng tất cả đều đã nhìn thấy rất rõ những tác động của dịch bệnh lên những dự định của các ngân hàng trung ương và thị trường”.

Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích tại OANDA, Jakarta

“Anh đã cho dừng khai thác các chuyến bay tới từ Nam Phi và 5 quốc gia lân cận. Những lệnh cấm tương tự có thể sẽ xuất hiện thêm. Sự tự phụ khi chúng ta đối mặt với biến chủng Delta tại Ấn Độ là một bài học vô cùng đắt giá.

Điều có thể kéo tụt đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đó chính là một chủng virus mới, nguồn cơn cho sự tái áp đặt các lệnh giãn cách xã hội. Chúng ta mới chỉ biết B.1.1.529 đã biến đổi mạnh, nhưng thị trường thì không chỉ dừng lại tại đó”.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ