Chuyên gia: 'Fed tăng lãi suất sẽ làm gia tăng khủng hoảng nợ toàn cầu'

Chuyên gia: 'Fed tăng lãi suất sẽ làm gia tăng khủng hoảng nợ toàn cầu'

17:14 26/01/2022

FOMC họp trong hai ngày 25 - 26/1 để quyết định lộ trình chính sách sắp tới nhằm ứng phó lạm phát.

Các đợt tăng lãi suất ban hành bởi Fed và nhiều ngân hàng trung ương khác rất có thể sẽ làm tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển, theo báo cáo công bố bởi tổ chức phi lợi nhuận Jubilee Debt Campaign (JDC), trụ sở Anh.

Uỷ ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ nhóm họp trong tuần này nhằm vạch ra lộ trình siết chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh lạm phát liên tục lập đỉnh. Một số chuyên gia phân tích dự báo Fed tăng lãi suất tới 4 lần trong năm 2022.

Trong báo cáo công bố hôm 23/1, Jubilee Debt Campaign nhấn mạnh rằng nghĩa vụ thanh toán nợ của các quốc gia đang phát triển đã tăng 120% trong giai đoạn 2010-2021, và hiện tại ở ngưỡng cao nhất kể từ năm 2001. Tỷ lệ ngân sách quốc gia được sử dụng để thanh toán các khoản nợ bên ngoài đã tăng từ 6,8% trong năm 2010 lên 14,3% trong năm 2021, với việc giá trị thanh toán nợ tăng đột biến trong năm 2020.

Đà gia tăng các khoản thanh toán nợ đang ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phục hồi kinh tế của các quốc gia này sau đại dịch. Việc tăng lãi suất tại Mỹ và toàn cầu trong năm 2022 có thể khiến cho tình hình tồi tệ hơn đối với nhiều quốc gia thu nhập thấp.

Kristalina Georgieva, giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết việc tăng lãi suất của Fed có thể "dội một gáo nước lạnh” vào đà phục hồi vốn đã rất yếu ớt tại một vài quốc gia. Lãi suất tại Mỹ tăng, đồng nghĩa với việc USD sẽ tăng giá, khiến đồng bạc xanh trở nên đắt hơn đối với nhiều quốc gia khi họ phải thanh toán các nghĩa vụ trả nợ bằng đồng tiền này.

"Cuộc khủng hoảng nợ sẽ tiếp tục nhấn chìm các quốc gia thu nhập thấp trừ khi họ được xoá nợ khẩn cấp", theo Heidi Chow, giám đốc điều hành của Jubilee Debt Campaign.

"Cuộc khủng hoảng nợ đã tiêu tốn nguồn lực cần thiết của nhiều quốc gia vốn dùng để ứng phó với các tình huống khí hậu khẩn cấp và sự đứt gãy gây ra bởi dịch bệnh Covid-19. Tăng lãi suất sẽ nhấn chìm các quốc gia đó xuống biển nợ".

Chow kêu gọi các lãnh đạo G20 hãy chấp nhận sự thật. Nền kinh tế toàn cầu cần “một lộ trình giảm và xóa nợ toàn diện với sự tham gia của các chủ nợ tư nhân".

Dữ liệu của tổ chức này cho thấy có tới 54 quốc gia trên toàn cầu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ, và nghĩa vụ trả nợ đang bóp nghẹt khả năng bảo toàn các quyền kinh tế và xã hội của người dân.

14 quốc gia đang đứng trước cả hai cuộc khủng hoảng nợ công và tư nhân, trong khi đó, 22 quốc gia đang trong tình thế nguy hiểm khi nợ tư nhân tăng cao, và 21 quốc gia khác có mức nợ công đáng quan ngại.

Trong tất cả các khoản nợ được ghi nhận trong năm 2022 từ các quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình thấp, 47% là các khoản nợ tư nhân, 27% là các khoản nợ các tổ chức đa phương, 12% từ Trung Quốc, và 14% tới từ các chính phủ quốc gia khác, theo dữ liệu của JDC.

Trong bài đăng trên Twitter hồi tuần trước, chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass đã kêu gọi hình thành một chiến dịch giảm, xóa nợ và gia tăng tính minh bạch của các khoản nợ. Hội nghị G20 đã cho ra đời một khung hành động chung trong năm 2020, nhằm mục đích hỗ trợ các quốc gia đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ và các vấn đề thanh khoản kéo dài.

Tuy nhiên, chưa một thành viên nào thực hiện được mục tiêu đó. Mạng lưới diễn đàn châu Phi về Nợ và Phát triển (AFRODAD) từ lâu đã đưa ra cảnh báo rằng nhiều quốc gia châu Phi đang phải đối mặt với tình trạng nợ đáng báo động, và Zambia trong tháng 11/2020 đã trở thành quốc gia đầu tiên của châu lục này tuyên bố vỡ nợ.

"Dịch bệnh Covid-19 đã làm trầm trọng hoá tình hình vốn đã khá nan giải, và xóa sạch những thành tựu phát triển kinh tế- xã hội trong thập kỷ vừa qua", theo Jason Braganza.

"Chúng tôi liên tục nhấn mạnh rằng các biện pháp giảm áp lực nợ hiện tại chưa mang tính hiệu quả cao và kêu gọi xây dựng một chương trình giảm, xóa nợ toàn diện với sự chung tay của tất cả các chủ nợ".

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ