"Chúng ta đang bước vào thời kỳ lãi suất sẽ thấp mãi mãi"

"Chúng ta đang bước vào thời kỳ lãi suất sẽ thấp mãi mãi"

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

15:50 15/11/2021

Lãi suất có thể ở mức thấp kỷ lục như hiện tại mãi mãi, bất chấp việc các ngân hàng trung ương đang gấp rút bình thường hóa chính sách, theo một nhà quản lý tài sản từ GAM Investments.

Ông Julian Howard, giám đốc đầu tư của GAM, nói rằng nếu nhìn vào lịch sử, việc lãi suất ở mức thấp như thế này mãi mãi là hoàn toàn khả thi.

Ông trích dẫn nghiên cứu từ sử gia kinh tế Paul Schmelzing, một học giả tại ngân hàng trung ương Anh giai đoạn năm 2020, cùng thời điểm nghiên cứu được công bố.

Nghiên cứu của ông đã quan sát lãi suất toàn cầu từ thế kỷ XIX, và nhận thấy rằng lãi suất đang trong xu hướng giảm, đồng thời dự báo rằng “lãi suất thực sẽ vĩnh viễn chuyển sang âm.”

Ông Howard nói lãi suất thấp trong vài năm gần đây chính là sự trở lại của xu hướng giảm này.

Ông cũng chỉ ra các thiệt hại kinh tế gây ra bởi đại dịch Covid và biến đổi khí hậu, tất cả đều có hậu quả rất nghiêm trọng lên lãi suất.

“Các ngân hàng trung ương không thể tăng lãi suất khi không có tăng trưởng,” ông nói thêm.

Howard cũng kỳ vọng rằng Fed sẽ chỉ tăng lãi suất trong nửa sau năm 2022.

Rủi ro của lãi suất thấp

Theo Hạ nghị sĩ bang Connecticut ông Jim Himes, hiện trạng lãi suất thấp và “tiền rẻ” trong vài năm nay đang tạo ra bong bóng tài sản.

Ông cũng nói thêm lãi suất thấp đã tạo ra những “hành vi tài chính kỳ lạ”, như sự trỗi dậy của các công ty mua lại với mục đích đặc biệt (SPAC, cũng được biết với cái tên công ty séc trắng), hay việc đổ tiền vào các cổ phiếu meme, những công ty bất ngờ nổi lên nhờ mạng xã hội và giá cổ phiếu bùng nổ sau đó.

Ông Himes cho rằng đây là trách nhiệm của Fed để kiểm soát các rủi ro xoay quanh lãi suất thấp.

“Tôi đã đấu tranh suốt sự nghiệp của mình để chính sách tiền tệ không rơi vào tay các chính trị gia trên quốc hội, nhưng tôi nghĩ ta đang trong một bước ngoặt, và hy vọng rằng điều này sẽ xảy ra để giảm bớt rủi ro bong bóng thị trường.”

Fed đã bắt đầu bình thường hóa chính sách với việc thắt chặt chương trình mua tài sản từ tháng Mười Một, thừa nhận tăng lạm phát đã trở nên quá nóng và dai dẳng hơn dự kiến. Fed cũng đã bỏ phiếu thông qua việc giữ nguyên lãi suất ở mức gần 0.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ