Chứng khoán Mỹ phục hồi bất chấp biên bản FOMC cho thấy Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất "trong một thời gian"

Chứng khoán Mỹ phục hồi bất chấp biên bản FOMC cho thấy Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất "trong một thời gian"

07:58 05/01/2023

Hợp đồng tương lai chứng khoán giảm nhẹ ở đầu phiên giao dịch ngày thứ Năm (5/1) khi các nhà đầu tư đắn đo trước sự “hiếu chiến” được thể hiện rõ qua biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang công bố vào sáng sớm ngày hôm nay (5/1) để hướng tới dữ liệu lao động vào cuối tuần này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hợp đồng tương lai chỉ số Công nghiệp Dow Jones mất 36 điểm, tương đương khoảng 0.1%. S&P 500 và Nasdaq 100 tương lai cũng giảm 0.1%.

Các động thái diễn ra sau một phiên giao dịch đầy biến động. Thị trường đã đi xuống vào đầu ngày do phải “tiêu hoá” một loạt các dữ liệu kinh tế khác nhau, nhưng chứng khoán đóng cửa tăng. Chỉ số Dow đóng phiên tăng 133 điểm, tương đương 0.4%, trong khi S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 0.8% và 0.7%.

Báo cáo Cơ hội Việc làm và Doanh thu Lao động (JOLTS) của tháng 11 cho thấy thị trường việc làm vẫn mạnh, làm dấy lên lo ngại rằng Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất tới chừng nào thị trường lao động vẫn còn nóng. Tuy nhiên, chỉ số sản xuất ISM cho thấy lĩnh vực này đang thu hẹp lại sau 30 tháng mở rộng, điều mà các nhà đầu tư coi là một chỉ báo tích cực cho thấy các đợt tăng lãi suất trước đó có tác động làm hạ nhiệt nền kinh tế.

Cổ phiếu tăng điểm ở phiên buổi chiều hôm qua. Nhưng chúng đã loại bỏ đà tăng sau khi biên bản cuộc họp FOMC tháng 12 được công bố, cho thấy ngân hàng trung ương vẫn sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong “một thời gian”.

Keith Buchanan, nhà quản lý danh mục đầu tư tại GLOBALT Investments, cho biết các nhà đầu tư có “vết thương vẫn còn mới” sau năm 2022, năm tồi tệ nhất đối với thị trường chứng khoán kể từ năm 2008. Ông cho biết các nhà đầu tư đang cố gắng cân bằng những gì mà mỗi dữ liệu kinh tế mới hoặc các động thái của Fed báo hiệu về những lo ngại lớn hơn về tương lai.

“Mỗi ngày trôi qua và chúng tôi nhận được một điểm dữ liệu đang đi đúng hướng, điều đó thật tích cực. Nhưng nó cũng nhanh chóng kéo theo sự e ngại về mức độ nhạy cảm ở thời điểm này”, Buchanan nói.

Trong ngày hôm nay, thay đổi ước tính số người làm việc tháng 12 tại Mỹ (ADP NFP), thâm hụt thương mại, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp và số liệu về hoạt động kinh doanh sẽ được công bố. Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic và chủ tịch Fed St. Louis James Bullard dự kiến ​​​​sẽ phát biểu.

Vào thứ Sáu, bảng lương phi nông nghiệp (NFP), tỷ lệ thất nghiệp và thu nhập trung bình theo giờ sẽ được phát hành. Các báo cáo này có thể có tác động rất lớn đến các động thái tiếp theo của Fed, nên nó có khả năng tác động đến thị trường. Các nhà đầu tư không muốn thấy sự tăng trưởng ở tiền lương.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

DAX hướng đến mức 24,000 khi thỏa thuận Mỹ-Việt thúc đẩy tâm lý và các nhà giao dịch chú ý đến tiến triển trong thương mại Mỹ-EU. Dữ liệu của ADP cho thấy số việc làm tại Hoa Kỳ giảm 33 nghìn, đẩy tỷ lệ cược cắt giảm lãi suất của Fed lên 96% trong tháng 9. Biên bản cuộc họp của ECB và dữ liệu thị trường lao động Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến triển vọng và kỳ vọng cắt giảm lãi suất ngày hôm nay.
Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Chỉ số Hang Seng giảm 1.08% khi PMI Trung Quốc yếu và cổ phiếu công nghệ giảm ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và khẩu vị rủi ro. PMI dịch vụ Caixin của Trung Quốc giảm xuống 50.6, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng và thúc đẩy kỳ vọng kích thích. Phân tích kỹ thuật cho thấy Hang Seng lơ lửng trên EMA 50 ngày, với các mức quan trọng cần theo dõi là 23v500 và 24,533.
Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

DAX giảm khi căng thẳng thương mại Mỹ-EU và các mối đe dọa về thuế quan đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Thuế quan 10% tiềm tàng của Hoa Kỳ và đồng euro mạnh hơn có nguy cơ làm xói mòn nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Đức, gây áp lực lên các cổ phiếu niêm yết trên DAX. Hợp đồng tương lai DAX phục hồi mặc dù vẫn ở mức thấp, với các chất xúc tác chính bao gồm dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ và bình luận của ECB đang được chú ý.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Liệu căng thẳng thuế quan có làm chệch hướng đà tăng trưởng hướng tới 25,000?

Tin tức chỉ số Hang Seng: Liệu căng thẳng thuế quan có làm chệch hướng đà tăng trưởng hướng tới 25,000?

Chỉ số Hang Seng giảm khi bất ổn về thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc và PMI yếu của Trung Quốc đè nặng lên cổ phiếu xe điện và công nghệ. Cổ phiếu BYD và Li Auto giảm do lo ngại về tình trạng dư cung xe điện và báo cáo về xuất khẩu xe đã qua sử dụng 'không có số km'. Dữ liệu PMI cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc vẫn đang suy giảm, với các đơn đặt hàng xuất khẩu giảm trong 14 tháng liên tiếp.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ