Chứng khoán châu Á lao dốc sau cú sốc CPI tháng 8 của Mỹ

Chứng khoán châu Á lao dốc sau cú sốc CPI tháng 8 của Mỹ

11:08 14/09/2022

Thị trường chứng khoán châu Á giảm mạnh vào thứ Tư, tương tự như sự sụt giảm trên Phố Wall sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ cao hơn dự kiến, ​​cho thấy khả năng Fed sẽ mạnh tay tăng lãi suất

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm mạnh nhất trong khu vực với mức sụt giảm 2.7%. Chỉ số Taiwan weighted giảm 1.6%, trong khi chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2.1%.

Thị trường châu Á giảm mạnh bắt nguồn từ cú sập đêm qua trên thị trường Phố Wall, sau khi CPI tháng 8 của Mỹ cao hơn dự kiến. Cổ phiếu công nghệ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi giới đầu tư định giá mức lợi nhuân sụt giả do USD tăng và lãi suất cao.

Chỉ số CPI cho thấy Fed có khả năng tiếp tục tăng lãi suất một cách mạnh mẽ trong năm nay để chống lại lạm phát - một kịch bản tiêu cực đối với thị trường chứng khoán.

Các trader hiện đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào tuần tới và lãi suất dài hạn sẽ ở mức hơn 4%.

Thị trường hiện cũng đã bắt đầu định giá về khả năng Fed sẽ tăng lãi suất 1% vào tuần tới.

"Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu, sự suy thoái của Trung Quốc, USD tăng mạnh kết hợp với việc nâng lãi suất điều hành liên tục và thị trường nhà ở giảm nhiệt đã làm dấy lên lo ngại về vấn đề tăng trưởng vào cuối năm", các nhà phân tích tại ING cho biết.

Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 1.1%, trong khi chỉ số Shanghai Composite giảm 0.8%. Một báo cáo của Reuters cho rằng Mỹ đang xem xét các biện pháp trừng phạt mới đối với Bắc Kinh để ngăn chặn một cuộc xâm lược tiềm tàng vào Đài Loan, trong khi Đài Bắc đang tìm kiếm các động thái tương tự từ Liên minh châu Âu.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, sau một loạt các vụ phong tỏa do COVID trong năm nay.

Sự suy yếu của thị trường Trung Quốc và lãi suất tăng đã khiến hầu hết thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm trong năm nay, và có thể sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian còn lại của năm 2022.

Hầu hết các nền kinh tế châu Á cũng đang phải đối mặt với lạm phát cao, vốn đã trở nên trầm trọng hơn bởi sức mạnh của USD.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump tuyên bố sẽ áp thuế 20% đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam

Trump tuyên bố sẽ áp thuế 20% đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam

Tổng thống Donald Trump công bố một thỏa thuận thương mại với Việt Nam, theo đó hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ sẽ chịu thuế 20%, thấp hơn mức thuế dự kiến 46%. Việt Nam cam kết mở cửa thị trường hơn cho hàng hóa Mỹ, trong khi hàng trung chuyển từ nước thứ ba qua Việt Nam sẽ bị áp mức thuế 40%.
Chứng khoán châu Á tăng nhẹ trước dữ liệu việc làm Mỹ và tiến trình dự luật tài khóa của Trump

Chứng khoán châu Á tăng nhẹ trước dữ liệu việc làm Mỹ và tiến trình dự luật tài khóa của Trump

Thị trường châu Á đi lên trong phiên thứ Năm khi nhà đầu tư chờ báo cáo việc làm tháng 6 của Mỹ, yếu tố có thể thúc đẩy Fed cắt giảm lãi suất. Đồng thời, giới đầu tư theo sát tiến trình thông qua dự luật thuế và chi tiêu lớn của Mỹ, trong bối cảnh đồng USD chịu áp lực và lợi suất trái phiếu điều chỉnh nhẹ.
Phố Wall chờ đợi dữ liệu việc làm quan trọng trước kỳ nghỉ 4/7

Phố Wall chờ đợi dữ liệu việc làm quan trọng trước kỳ nghỉ 4/7

Nhà đầu tư Mỹ đang theo dõi sát báo cáo việc làm tháng 6, dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed. Thỏa thuận thương mại mới của Trump và dự luật chi tiêu lớn đang khiến thị trường tài chính thêm biến động ngay trước kỳ nghỉ Quốc khánh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ