Chủ tịch Fed: Đây là lý do tại sao hành trình giảm lạm phát lần này khác biệt

Chủ tịch Fed: Đây là lý do tại sao hành trình giảm lạm phát lần này khác biệt

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

10:53 14/12/2023

Ngày 13/12, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết điều kiện kinh tế đặc biệt do đại dịch Covid-19 tạo ra đã giúp ngân hàng trung ương kiềm chế lạm phát mà không gây ra suy thoái kinh tế, một kỳ tích hiếm có trong lịch sử.

Trong các dự báo kinh tế mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang phát đi tín hiệu hạ lãi suất trong năm 2024 ngay cả khi nền kinh tế vẫn đang phát triển. Đây có thể là con đường dẫn đến “hạ cánh mềm” mà nhiều nhà kinh tế tỏ ra hoài nghi khi Fed bắt đầu chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ vào năm ngoái.

“Lạm phát lần này không ở trạng thái quá tải nhu cầu như thường thấy. Đó là sự kết hợp giữa nhu cầu rất mạnh và những hạn chế bất thường từ phía cung, cả về hàng hóa lẫn lao động”, ông Powell nói trong họp báo sau cuộc họp lãi suất cuối cùng của năm.

Ông cho biết, cuộc chiến chống lạm phát của Fed bao gồm 2 nhiệm vụ là làm suy yếu nhu cầu và khôi phục nguồn cung. Cung của nền kinh tế đang tiến gần hơn đến mức trước đại dịch.

“Đến một lúc nào đó, sự trợ giúp từ nguồn cung trở nên hạn chế, mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn. Điều đó rất có thể sẽ xảy ra. Tuy nhiên, rất khó để chắc chắn rằng chặng cuối của cuộc đua chống lạm phát sẽ khác”.

Ông nói thêm: “Cho đến nay mọi thứ đang tiến triển tốt, mặc dù chúng tôi cho rằng tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn từ đây”.

Nền kinh tế được mô tả tương tự như cách Chủ tịch Fed và các thành viên khác mô tả tình hình lạm phát vào năm 2021, đôi khi giá cả chỉ “tạm thời” tăng mạnh. Tuy nhiên, lạm phát sau đó tăng nhanh chóng và Fed phải bắt đầu thắt chặt vào tháng 3/2022. NHTW đã tăng lãi suất tổng cộng hơn 5% kể từ đó.

Trong suốt một năm rưỡi qua, Powell duy trì quan điểm rằng nền kinh tế Mỹ vẫn có khả năng “hạ cánh mềm”, khi lạm phát quay trở lại mục tiêu 2% mà không khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đáng kể.

Mặc dù việc tăng lãi suất để làm chậm lạm phát thường gắn liền với suy thoái kinh tế, nền kinh tế Mỹ đôi khi đã mở rộng trong những chu kỳ như vậy trước đây, đáng chú ý nhất là vào giữa những năm 1990.

Bước vào năm 2023, nhiều nhà kinh tế Phố Wall dự báo đây sẽ là một năm suy thoái, nền kinh tế Mỹ lại tỏ ra kiên cường một cách đáng kinh ngạc. Thị trường chứng khoán cũng phục hồi sau đợt bán tháo sâu năm 2022, với chỉ số Dow Jones đóng cửa ở mức cao kỷ lục vào thứ Tư.

Mặc dù ông Powell cho biết nền kinh tế Mỹ đã “chậm lại đáng kể” trong những tháng gần đây, Fed vẫn kỳ vọng GDP sẽ tăng 1.4% trong năm tới.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá thuê nhà tại Úc đạt mức đỉnh kỷ lục khiến RBA "đau đầu"
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Giá thuê nhà tại Úc đạt mức đỉnh kỷ lục khiến RBA "đau đầu"

Giá thuê nhà ở Úc đã tăng lên mức đỉnh kỷ lục trong tháng 4 khi một số thành phố ghi nhận ​​đà tăng trưởng mới, một dấu hiệu đáng lo ngại đối với Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA), vốn có khả năng sẽ tăng lãi suất lên mức đỉnh trong 12 năm vào tuần này nhằm kiểm soát lạm phát.
Cập nhật thị trường phiên Á 06.05: Chứng khoán châu Á tăng nhẹ trước thềm thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 06.05: Chứng khoán châu Á tăng nhẹ trước thềm thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại

Chứng khoán châu Á ổn định đầu phiên Á khi nhà giao dịch chờ đợi thị trường Trung Quốc quay trở lại sau kỳ nghỉ lễ dài. Kỳ vọng về chính sách hỗ trợ từ Bắc Kinh tiếp tục củng cố tâm lý thị trường, hứa hẹn về đà tăng trong thời gian tới.
Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?

Giới trader FX toàn cầu đang trong tâm thế "ngồi trên thảm lửa" theo dõi những động thái của Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng Yên. Kỳ nghỉ lễ dài sắp tới tại London và Tokyo càng khiến họ không dám sơ suất, bởi đây có thể là thời điểm chính quyền Nhật Bản tận dụng để can thiệp thị trường, vực dậy đồng Yên đang "mong manh" của mình.
"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ