Chính phủ Anh quá yếu kém trong công tác đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19

Chính phủ Anh quá yếu kém trong công tác đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19

13:13 28/06/2020

Anh đang là nước có số người chết vì COVID-19 cao thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, điều này cho thấy sự thất bại thảm hại của hệ thống y tế Anh, và sâu xa hơn là sự yếu kém của chính phủ Anh. Phản ứng chậm chạp, bị động của chính phủ đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Thủ tướng Johnson, người cũng bị COVID-19 tấn công, đang đối mặt với hàng loạt cáo buộc về sự chủ quan và thiếu quyết liệt trong các đối sách của mình.

Tình hình tệ càng thêm tệ

Có rất nhiều hoạt động tập thể diễn ra ở Anh vào hồi đầu tháng ba. Một trận đấu bóng bầu dục giữa Anh và xứ Wales đã được tổ chức tại London vào ngày 7 tháng 3, thủ tướng đã tham dự cùng với đám đông 81,000 người; sau đó vài ngày, tức là vào ngày 11 tháng 3, trận đấu giữa Liverpool và Atletico Madrid đã diễn ra với hơn 52,000 người hâm mộ, trong đó có 3,000 người đến từ Tây Ban Nha; 252,000 người đã tham dự Lễ hội Cheltenham, một trong những cuộc đua ngựa lớn nhất nước, kết thúc vào ngày 13 tháng 3.

Khi người Anh vẫn đang cùng nhau tận hưởng các lễ hội và âm thầm lây nhiễm virus cho nhau, Châu Âu đã ngừng hoạt động. Biên giới giữa các quốc gia đã bị đóng lại, các cuộc tụ họp nơi công cộng bị cấm. Ý đã phong tỏa toàn quốc vào ngày 9 tháng 3, Đan Mạch vào ngày 11 tháng 3, Tây Ban Nha vào ngày 14 tháng 3 và Pháp vào ngày 17 tháng 3. Anh đóng cửa sau đó vài ngày, vào ngày 23 tháng 3.

Việc đưa ra các biện pháp giới hạn và cách ly là quyết định khó khăn. Tuy nhiên, sự chậm trễ chỉ là một ví dụ về một loạt các biện pháp ứng phó chậm chạp chính phủ. Anh đã rất chậm trễ trong công tác xét nghiệm phát hiện virus, chậm đưa ra ứng dụng theo dõi liên lạc, chậm trễ trong việc tạm dừng các sự kiện cộng đồng, hay cung cấp các thiết bị bảo hộ cá nhân cho nhân viên y tế và yêu cầu mọi người phải đeo khẩu trang khi tham gia giao thông công cộng. Khi làn sóng dịch bệnh bùng phát, người Anh đang tự hỏi vì sao tỷ lệ tử vong của họ cao nhất trong số các quốc gia giàu có trên thế giới và tại sao việc phong tỏa toàn quốc lại tỏ ra khó khăn đến vậy.

Bằng chứng là cho đến nay chính phủ Anh đã ứng phó với dịch bệnh này khá tệ. Đất nước luôn luôn trong tình trạng vật lộn. Virus đã lan rộng ở London, một trung tâm tài chính của thế giới. Anh có tỷ lệ cao người bản địa, những người có chủng gen đặc biệt dễ bị mắc bệnh. Và người Anh có phần lớn là bị thừa cân, yếu tố khiến tác động của dịch bệnh càng thêm trầm trọng.

Tuy vậy chính phủ Anh vẫn có một số quyết định đúng đắn. Các nhà nghiên cứu nước Anh đã đi đầu trong cuộc đua tìm kiếm thuốc và tạo ra vắc-xin chống lại căn bệnh này. Vào ngày 16 tháng 6, một cuộc thử nghiệm của Đại học Oxford đã tìm ra một loại thuốc giúp hỗ trợ cho việc chữa bệnh, đó là một loại thuốc chứa steroid giá rẻ có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân mắc bệnh này xuống 1/3. Dịch vụ Y tế Quốc gia đã có những bước điều chỉnh và sắp xếp lại, giúp giảm bớt đi nỗi lo sợ về virus. Nhưng chính phủ đã lãng phí thứ quý giá nhất trong một cuộc khủng hoảng: thời gian. Trong một hệ thống liên bang, như Mỹ, các thất bại của chính quyền trung ương có thể được giảm nhẹ nhờ có hành động của chính quyền tiểu bang và địa phương. Nhưng trong một hệ thống tập trung, điều này là không thể.

Việc suy ngẫm lại những gì đã qua là một điều tốt, và cung cấp những cái nhìn rõ ràng về những gì còn thiếu sót. Tuy nhiên, rõ ràng là ngay từ ban đầu các nhà khoa học của Vương quốc Anh đã có cách tiếp cận sai: họ chấp nhận việc căn bệnh này sẽ lây lan tới nhiều người dân (với hi vọng về miễn dịch cộng đồng), đồng thời biện hộ cho sự yếu kém về hệ thống dịch vụ y tế công cộng. Neil Ferguson, một nhà dịch tễ học tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn ước tính rằng nếu nước Anh quyết định phong tỏa sớm hơn một tuần, ít nhất một nửa trong số 50,000 sinh mạng mất đi có thể đã được cứu. Số lượng người chết này nhiều hơn bất kỳ sự kiện nào kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Chính phủ nên tham khảo lời khuyên của các nhà khoa học một cách sâu sắc hơn. Nhưng một số ý kiến lại hoài nghi. Họ hoài nghi rằng người dân liệu có mệt mỏi với giãn cách xã hội, và họ phỏng đoán rằng việc phong tỏa sớm cũng đồng nghĩa với việc nới lỏng sớm hơn. Ngay cả sau khi tình hình thực tế đã thay đổi, và rõ ràng là đất nước đang đi đến thảm họa, chính phủ vẫn chậm chạp trong việc áp dụng một loạt các biện pháp phong tỏa, vốn đã được áp dụng trên khắp châu Âu.

Sai lầm có thể đến từ sự chủ quan. Chính phủ đã chậm trễ trong việc điều chỉnh chuỗi cung ứng thiết bị bảo hộ, yêu cầu người dân đeo khẩu trang và tăng số lượng xét nghiệm kiểm tra virus. Bất chấp sự hối thúc của các nhà khoa học trong nước và Tổ chức Y tế Thế giới, đến giữa tháng 4, Anh vẫn chỉ thực hiện 12,000 xét nghiệm mỗi ngày, so với 44,000 ở Ý và 51,000 ở Đức. Bởi vì hầu hết các xét nghiệm được dành riêng cho các bệnh viện, các nhân viên y tế rất khó khăn để tìm ra người dân và nhân viên y tế bị nhiễm bệnh. Mọi người đều cần thiết bị bảo hộ, ngành y tế cũng phải vật lộn để có được những dụng cụ bảo hộ cần thiết cho các nhân viên y tế.

Những lỗi không nằm hoàn toàn ở chính phủ. Đại dịch chỉ ra những yêu cầu cấp bách mới. Một số mắt xích quan trọng của bộ máy nhà nước đã không hoạt động tốt. Các công ty đại chúng cung cấp dịch vụ y tế và trang thiết bị bảo hộ đã hoạt động yếu kém. Ngành Y tế công cộng Anh thất bại trong việc truy tìm nguồn gốc của mầm bệnh và trong việc tiến hành xét nghiệm virus. Nhưng sự thất bại một phần cũng đến từ bộ máy lãnh đạo. Khi bộ máy nhà nước hoạt động không tốt, nhiệm vụ của chính phủ là phải sửa chữa những chỗ bị hỏng hóc; các bộ trưởng cũng cần phải áp dụng những hành động quyết liệt khi có những bằng chứng về sự bất ổn.

Nước Anh vẫn đang phải gánh chịu hậu quả. Sự lây lan của virus và sự tàn phá của dịch bệnh đã khiến việc phong tỏa trở nên khó khăn, thể hiện qua việc học sinh không thể quay trở lại trường học. Chỉ có học sinh lớp năm trở lên được quay trở lại trường, nhiều phụ huynh lựa chọn để con ở nhà, và chính phủ đã từ bỏ tham vọng mở cửa trở lại toàn bộ nền kinh tế như trước đó. Phải đợi đến mùa đông, hệ thống và phần mềm theo dõi liên lạc (nhằm xác định những người có thể đã tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh) mới được ra mắt. Sự chậm chễ trong việc ngăn chặn virus sẽ gây ra hậu quả kinh tế nghiêm trọng.

Những thiếu sót này đã gây ra nhiều hệ lụy. Trong số đó là sự xói mòn về niềm tin của công chúng. Nước Anh bước vào cuộc khủng hoảng này với tinh thần đoàn kết mạnh mẽ và thiện chí của người dân đối với chính phủ. Bây giờ người Anh đang đánh giá thấp vai trò của chính phủ trong cuộc khủng hoảng này, tỷ lệ thấp hơn so với công dân của bất kỳ quốc gia nào trong số 22 quốc gia được YouGov thăm dò, ngoài Mexico. Điều đó phản ánh những sai lầm của chính phủ và cái gọi là đạo đức giả của một số quan chức, điển hình là vụ việc thủ tướng Anh đã bảo vệ cố vấn cấp cao của mình trong khi vị này đã vi phạm các quy định cách ly. Trong khi thế giới chờ đợi một loại vắc-xin, sự thiếu tin tưởng với chính phủ sẽ khiến việc quản lý dịch bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Kết luận đau lòng là chính phủ nước Anh đã mắc hàng loạt sai lầm trong việc đối phó với dịch bệnh, và người đứng đầu, thủ tướng Boris Johnson góp phần vào một trong những sai lầm đó. Ông Boris được bầu vào tháng 12 với khẩu hiệu “Thực hiện xong Brexit”, tuy nhiên ông này đã không có sự quan tâm đúng mực tới dịch bệnh Covid-19. Các bộ trưởng đã được lựa chọn trên cơ sở cảm tính; các ứng cử viên tài năng bị bỏ sót. Ông Johnson thắng cử bởi vì ông là một nhà vận động quần chúng tài giỏi và là một “nghệ sĩ giải trí lôi cuốn” mà đảng Bảo thủ đã tin tưởng. Trong cuộc chiến với coronavirus đòi hỏi người lãnh đạo phải có sự chú ý đến từng chi tiết, tính nhất quán và thực hiện một cách quyết liệt, nhưng những điều này lại không phải là sở trường của ông Boris.

Đại dịch giúp rút ra nhiều bài học cho chính phủ, điều này sẽ được làm sáng tỏ trong cuộc điều tra dư luận công khai chắc chắn sẽ diễn ra trong thời gian tới. Đây là một bài học cho các cử tri: khi chọn một người hoặc một đảng để bỏ phiếu, đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của những điều tưởng như bình thường như năng lực và kỹ năng lãnh đạo của con người.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ