Chiến tranh lạnh về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên từng ngày

Chiến tranh lạnh về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên từng ngày

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

00:33 12/07/2020

Trong vài năm trở lại đây, đã có vô số những đồn đoán về việc ngành công nghệ toàn cầu sẽ phải chịu sự nứt gãy đau đớn bởi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Mặc vậy, những tổn thương thật sự mà nó gây ra lại không dễ để nhận ra.

Vào năm ngoái, Apple đã đạt doanh số 100 triệu USD trong một ngày tại Trung Quốc, trong khi đó Huawei cũng ghi nhận doanh thu kỷ lục bất chấp kế hoạch của Mỹ nhằm phá hỏng công ty này. Các nhà đầu tư đang đổ xô vào cổ phiếu của các công ty công nghệ, do kỳ vọng vào tương lai của các công nghệ mới như 5G cũng như việc đại dịch Covid-19 có thể buộc hàng tỷ khách hàng phải chi nhiều thời gian và tiền bạc hơn trên mạng. Nếu xét về doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất đầu tư đối với cổ đông, đây thực sự là kỷ nguyên vàng đối với các công ty công nghệ của Mỹ và Trung Quốc. Ngành công nghiệp này hiện đang sở hữu lượng giá trị vốn hóa khổng lồ là 20 nghìn tỷ USD, tương đương với ¼ tổng giá trị của thị trường chứng khoán toàn cầu.

Tuy vậy, nếu xem xét kỹ những sự kiện xảy ra trong 2 tuần qua, bạn có thể cảm nhận được sự nứt gãy đang sắp sửa xảy ra. Vào ngày 06/07, Mike Pompeo – Ngoại trưởng Mỹ nói rằng chính quyền nước này đang xem xét cấm Tiktok, một phần mềm của Trung Quốc đang được hâm mộ cuồng nhiệt tại phương Tây. Trước đó một tuần, Ấn Độ cũng đã ra lệnh cấm phần mềm trên, cùng với 58  phần mềm khác của Trung Quốc, sau xung đột vũ trang giữa binh lính 2 nước tại dãy Himalya. Pháp và Anh cũng đang xem xét loại bỏ Huawei ra khỏi hệ thống hạ tầng 5G của mình. Trong 2 ngày 06 và 07 tháng 7, Facebook, Google, Microsoft và Twitter đã đồng loạt tuyên bố sẽ dừng hợp tác với chính quyền Hong Kong bởi sự áp đặt đạo luật an ninh một cách thô bạo của Trung Quốc tại đây. Tiếp đó, SMIC, một công ty sản  xuất chất bán dẫn đầy triển vọng đã vừa tuyên bố sẽ gọi vốn 7 tỷ USD bằng việc niêm yết tại Thượng Hải với sự hỗ trợ của chính phủ – công ty này trước đó đã hủy niêm yết tại New York vào năm ngoái. Số vốn trên sẽ được dùng để gia tăng thêm năng lực sản xuất cho công ty chế tạo chip đến từ Trung Quốc này.

Sự chia rẽ trên đang diễn ra song song tại hai khía cạnh. Cả phần mềm và thế giới Internet của Mỹ và Trung Quốc đều đang cách xa nhau với tốc độ rất nhanh chóng. Trên thực tế chúng cũng chưa bao giờ kết nối khăng khít với nhau – Các công ty phần mềm của Mỹ chỉ có 3% doanh thu đến từ Trung Quốc trong năm ngoái, và Trung Quốc cũng đã từ lâu cô lập những người sử dụng Internet tại đây với thế giới bên ngoài. Chi phí để loại bỏ các nhà cung cấp và tìm kiếm sản phẩm thay thế trong ngành này thường ở mức thấp. Tiktok tạo ra rất ít việc làm và gần như không đóng thuế tại Mỹ và Ấn Độ, do vậy chi phí cho việc cấm phần mềm này là không đáng kể. Tương tự, những động thái của Facebook và các công ty khác đối với Hong Kong cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới Trung Quốc. Có 2 trường hợp ngoại lệ quan trọng đó là phần mềm văn phòng của Microsoft và đặc biệt là các phần mềm hệ thống của Google như Gmail hay bản đồ dành cho các thiết bị điện thoại của Trung Quốc bán ra trên toàn cầu. Lệnh cấm vận của Mỹ đối với Huawei đã cắt đứt công ty có doanh số bán điện thoại lớn thứ 2 thế giới này với việc sử dụng một số phần mềm phổ biến nhất trên thế giới. Các công ty điện thoại Trung Quốc đang chạy đua để phát triển những phương án thay thế. Thế giới phần mềm của Mỹ và Trung Quốc theo đó ngày càng trở nên tách biệt hoàn toàn.

Mọi chuyện diễn ra chậm hơn nhiều đối với các thiết bị phần cứng. Điều này là bởi tính toàn cầu hóa cao hơn, bao gồm hệ thống nhà máy sản xuất trị giá 1 nghìn tỷ USD và 400 tỷ USD giá trị hàng tồn kho. Vào cuối năm nay, Apple sẽ giới thiệu thiết bị 5G mới và vẫn sẽ được sản xuất tại tổ hợp sản xuất rộng lớn tại Trung Quốc giống như 5 năm trước. Dẫu vậy, tình hình cũng đang dần thay đổi. Với lý do một loạt các quy định hạn chế mới của Mỹ đối với Huawei trong việc sử dụng các công cụ chế tạo chip được ban hành vào tháng 5 năm ngoái, Huawei có thể sẽ dùng hết số chip dự trữ vào đầu năm 2021 và sẽ phải sốt sắng đi tìm phương án thay thế. Điều này sẽ rất cồng kềnh và tốn kém. Kế hoạch tăng vốn của SMIC cho thấy Trung Quốc đang nhắm tới tạo ra một kẻ khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất chip, ngang hàng với Intel hay TSMC của Đài Loan, dù sẽ phải mất nhiều năm để làm được điều này. Nếu Anh và Pháp cuối cùng đều hất bỏ Huawei, họ sẽ phải sử dụng trang thiết bị của Nokia và Ericsson cho mạng lưới viến thông, điều này cũng rất tốn kém và sẽ kéo dài vài năm.

Nếu như sự chia cắt trên dường như là điều chắc chắn, vẫn sẽ còn chỗ cho những điều bất ngờ. Đầu tiên đó là 2 đế chế công nghệ trên sẽ lôi kéo sự ảnh hưởng của mình với phần còn lại như thế nào. Các nhà làm luật của Mỹ thường cho rằng thế giới sẽ sử dụng các sản phẩm đến từ Thung lũng Silicon, tuy nhiên có nhiều quốc gia khác có thể sẽ liên kết với hệ thống công nghệ của Trung Quốc hoặc tự có cách để bảo hiểm cho bản thân mình. Ấn Độ tỏ ra dửng dưng với các công ty công nghệ của cả Mỹ và Trung Quốc và đang hy vọng tạo ra được những công ty kỳ lân cho riêng mình, dù cho vẫn chưa thể tự làm chủ được phần cứng. Một điều khó lường nữa đó là sự chia rẽ này sẽ tốn kém đến mức nào. Các công ty sản xuất phần cứng niêm yết trên toàn cầu có tổng chi phí hàng năm là 600 tỷ USD và phần lớn trong số đó sẽ cần được xoay vòng. Rất nhiều các công ty chủ chốt, bao gồm Apple và TSMC, đều lệ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc và hiện vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng để đối phó nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Sự chia rẽ trong thế giới công nghệ đang bắt đầu và đừng mong chờ nó sẽ diễn ra trong êm đẹp.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Chương trình Chip Act đang thành công hơn dự kiến. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".

Chip và chất bán dẫn đang được chú ý hơn bao giờ hết trong bối cảnh kỉnh tế hiện này. Hoa Kỳ đã chi hơn một nửa khoản tiền hỗ trợ mở rộng sản xuất chip theo chương trình Chip Act để trở nên linh hoạt hơn với các cú sốc nguồn cung. Quan điểm chuyên sâu từ tác giả cuốn "Chip War".
USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ