Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 08.02.2021: Không còn lãi suất âm, vững tin với đà tăng của Bảng Anh

Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 08.02.2021: Không còn lãi suất âm, vững tin với đà tăng của Bảng Anh

16:18 08/02/2021

Chờ Long Bảng Anh qua USD và EUR

EUR (Simon Spearing)

Sau khi phá vỡ ngưỡng hỗ trợ trọng yếu tại 1.2000, chúng tôi khá bất ngờ với diễn biến bật tăng trở lại sau đó của EUR, mặc dù vẫn ghi nhận lực bán EUR/USD từ quỹ tiền thật. Sau khi giảm 3.2% kể từ vùng đỉnh, đồng tiền chung châu Âu có thể đang ở giai đoạn tích lũy. Xu hướng tăng vào tối muộn ngày thứ 6 đơn giản là bởi động thái đóng vị thế vào cuối tuần, dù rằng lợi suất TPCP Mỹ tăng mạnh. Việc lợi suất tăng không nhất thiết là tín hiệu đáng lo, nhưng chúng tôi vẫn quan sát kỹ lợi suất danh nghĩa TPCP Mỹ liệu có trở thành thử thách cho các đồng beta cao hay không. Về mặt kỹ thuật, EUR/USD có cú đảo chiều theo đồ thị ngày, và với việc ông Draghi sẽ là người thiết lập Chính quyền mới của Italia, không có gì sai nếu cho rằng EUR tăng trở lại. Từ đầu năm đến nay tôi đã nhiều lần nói đến việc Eur tăng, do đó tôi sẵn lòng mở lại trạng thái vào lúc này. Tuy vậy, khối lượng bán EUR từ quỹ tiền thật phải giảm đáng kể thì tôi mới cảm thấy thoải mái để tin rằng EUR/USD tăng, dựa trên việc USD giảm bởi kinh tế toàn cầu phục hồi. Kháng cự trong ngày tại vùng 1.2050/60, còn hỗ trợ vẫn là 1.2000

GBP (Charlie Cass)

Tiến độ triển khai vaccine tiếp tục được đẩy nhanh tại Anh tuy nhiên diễn biến mới nhất cho thấy sự tiêu cực khi vaccine của AstraZeneca và Oxford không hiệu quả với biến thể mới khi dùng cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và trung bình, trong khi chưa có bằng chứng rõ ràng với bệnh nhân bị nặng. Đây rõ ràng là tin tức không tốt và mặc dù còn nhiều loại vaccine khác được cho là tạo ra được kháng thể thì đây vẫn là lời cảnh báo cho thấy các biến thể của virus sẽ tiếp tục là vấn đề lớn cần giải quyết. Thị trường đang đi ngang ở thời điểm hiện tại tuy nhiên tình hình vaccine cảnh tỉnh chúng ta rằng những tin tức mới có thể đem lại rủi ro cho nhà giao dịch khi các thành phố mở cửa trở lại. Tôi vẫn giữ quan điểm “bullish” ở thời điểm hiện tại tuy nhiên chỉ giữ lượng vị thế Long GBP nhỏ bởi chúng tôi tin thị trường vẫn hướng về kịch bản lãi suất âm xảy ra sớm, bên cạnh đó bức tranh vị thế không thực sự tích cực khi chi nhánh của chúng tôi ghi nhận quỹ phòng hộ mua vào 5 phiên liên tiếp còn quỹ tiền thật lại bán ra 5 trong 6 phiên gần đây. Với tin tức vaccine vừa rồi, sẽ có thể có những cơ hội tốt hơn để thêm vị thế Long đồng Pound ở những mức giá như 1.3650 với GBP/USD và 0.88 với EUR/GBP. Các mốc hỗ trợ là 1.3650, 1.3570 với GBP/USD (0.8740, 0.8670/80 với EUR/GBP) trong khi ngưỡng kháng cự là 1.3750/60 và 1.3785/95 (0.8795/00, 0.8870/80 với EUR/GBP).

CAD (James Clark)

Tôi đã nói nhiều lần trong tuần trước về sự bất đối xứng của những đồng G10 (giảm) và thị trường chứng khoán (tăng), và trong thứ 6 tuần trước chúng tôi ghi nhận sự điều chỉnh khi USD bị bán tháo trên diện rộng. Không vui vẻ gì khi đà giảm của USD là bởi số liệu NFP thấp hơn dự báo, nhất là khi lợi suất cũng tăng cao hơn, nhưng có lẽ đó là yếu tố chính, và kéo theo xu hướng cắt lỗ những vị thế long USD so với EUR và AUD sau đó. AUD tăng mạnh mẽ sau đợt giảm trước đó do các lệnh bán AUD kích hoạt bởi những phát biểu "dovish" của RBA tuần trước. Tình hình dịch bệnh tại châu Âu chuyển biến tích cực vào cuối tuần trước, và câu chuyện triển khai hiệu quả vắc-xin tại Israel. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm có thể gây khó khăn cho thị trường trong tuần này. Tôi vẫn thực hiện chiến lược short USD so với GBP, AUD, NOK, nhưng sẽ tìm thời điểm chốt lời và mở lại vị thế ở mức giá đẹp hơn. Số liệu việc làm của Canada vào thứ 6 gây sốc khi hơn 200k việc làm bán thời gian bị mất đi, nhưng tôi hy vọng thị trường không quá chú trọng điều này và hướng tới tương lai, bởi tình hình Covid-19 tại Canada đang cải thiện.

CHF (Matthew Pheasant)

Vị thế Short USD đã dễ thở hơn trong phiên thứ 6 vừa qua khi tâm lý rủi ro đã hỗ trợ cho đà tăng giá của các thị trường, tuy nhiên với việc lợi suất TPCP Mỹ tiếp tục tăng, tôi nghi ngờ về khả năng đồng Franc có thể tăng giá cùng với các đồng của các nước có lợi suất TPCP thấp. Tỷ giá USD/CHF đã trở lại mốc 0.9000 mặc dù vậy tôi vẫn đợi một cú breakout sâu xuống dưới và đồng thời đợi cặp EUR/USD cũng đứng vững trên 1.20 trước khi đặt lại vị thế Short. Tỷ giá EUR/CHF tiếp tục dao động trong biên độ hẹp, kháng cự ở 1.0860/70.

JPY (Charlie Cass)

JPY tiếp tục chịu áp lực từ lợi suất trái phiếu, trong khi các chi nhánh của chúng tôi tiếp tục chứng kiến động thái giảm vị thế từ các quỹ tiền thật tại nước ngoài (và các hedge funds ở mức độ thấp hơn), USD/JPY vẫn ở trong trạng thái hưng phấn sau khi break qua mốc 104.00 vào cuối tháng trước. Đúng là lợi suất thực không thực sự tăng (chút nào) nhưng khó có thể bỏ qua đà tăng của lợi suất danh nghĩa, và thực sự chúng tôi đang tiếp tục nhận thấy dấu hiệu từ các quỹ nội địa, rằng quan điểm của họ đối với đồng JPY có thể đang dần thay đổi, khi lực cung đối với JPY tăng lên trong những tuần gần đây. Tất nhiên, chúng tôi vẫn giữ quan điểm Bullish đối với JPY nhưng hiện tại quan điểm này đang khá lung lay, sự xuất hiện của một số lực bán USD/JPY thời điểm này sẽ mang lại cho chúng tôi niềm tin nhất định, chiến lược short on rallies quanh vùng 106 sẽ là chiến lược của chúng tôi sắp tới. 105.60/70 là điểm kháng cự tiếp theo, phía trên là 106.10. 105.20 sẽ là hỗ trợ, thấp hơn sẽ là vùng 104.40/45.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ