Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan New York 06.07.2020: Tâm lý Risk On tạo cơ hội mua vào các đồng G7

Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan New York 06.07.2020: Tâm lý Risk On tạo cơ hội mua vào các đồng G7

20:59 06/07/2020

Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan New York 06.07.2020: Tâm lý Risk On tạo cơ hội mua vào các đồng G7

GBP (Shalin Patel)

Cho tới chiều nay, GBP/USD được giao dịch trong biên độ hẹp từ 1.2470-1.2512 nhưng chủ yếu với lực mua bởi tâm lý rủi ro được cải thiện rõ rệt và đồng USD suy yếu trên diện rộng. Dòng tiền mua GBP khởi động đầu tuần chưa có gì đáng chú ý. Vùng giá 1.2450 sẽ là ngưỡng hỗ trợ của cặp tiền này trong hôm nay (tương đương đường MA 100). Đối với EUR/GBP, vùng giá 0.9000 trở thành ngưỡng hỗ trợ quan trọng nếu tỷ giá xuống mặc dù đã có áp lực đè nén lên cặp tỷ giá chéo này vào tuần trước. Chúng tôi nhận định sẽ có một chút thông tin tích cực hơn xuất hiện thay vì phải chờ đợi các thỏa thuận then chốt vào tháng 7 hoặc 8. Cụ thể hơn, cả phía EU và Anh đều thống nhất giải quyết một số vấn đề thương mại và luật pháp, đồng ý có một thỏa thuận thương mại và cùng nhau hợp tác trong tương lai. Điều này khiến quan điểm chúng tôi về tiềm năng trung hạn của GBP là tích cực, nhưng cân nhắc chốt lời hoặc phòng vệ các trạng thái long khi tỷ giá chạm vùng 1.200/1.2800 – hoàn toàn phù hợp trong ngắn hạn.

JPY (Shalin Patel)

Tâm lý ưa chuộng rủi ro tiếp tục được củng cố từ phiên Á sáng nay, chứng khoán Trung Quốc có một trong những phiên giao dịch thăng hoa nhất kể từ đầu năm (chỉ số Shanghai Composite tăng tới 5.7%) và chứng khoán Mỹ cũng phản ứng tích cực (S&P mini tăng hơn 1%), khiến cặp USD/JPY cũng như các cặp chéo XXXJPY khởi đầu tuần mới với lực mua chi phối chủ yếu. USD/JPY chạm đỉnh 107.77 trong phiên Á trước khi giảm xuống mốc 107.50, gần với vùng giá chúng ta thấy đầu phiên New York. Dòng tiền giao dịch ở khối lượng thấp, các mốc giá chúng tôi đề cập từ tuần trước vẫn giữ nguyên giá trị: 107.80/90 (đường MA 100 ngày) và 108.40/50 (đường MA 200 ngày) là các vùng kháng cự cần theo dõi. Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị Sell on rallies khi giá tăng lên vùng 108.00/50 đối với USD/JPY.

EUR (Scott McMurray)

Tâm lý Risk-on lan toả từ đầu phiên Á cho tới tận phiên NY, khi mà tốc độ lây nhiễm đáng báo động của Covid-19 không còn là mối lo ngại của thị trường nữa. Cho dù có hay không chuyện thị trường đã lường trước được số ca nhiễm tại Mỹ sẽ tăng vọt trong dịp lễ Quốc Khánh, nhưng có một sự thực là nhu cầu mua vào cổ phiếu trên toàn thế giới đang rất mạnh. Đà tăng của chứng khoán đẩy DXY giảm sâu hơn, từ mốc đóng cửa 97.16 của phiên thứ Sáu xuống 96.82. EUR/USD hôm nay có thời điểm đã tăng tới mốc 1.134. Chúng tôi từng kỳ vọng rằng sau khi ảnh hưởng của dòng tiền cuối tháng qua đi và kỳ nghỉ lễ dài kết thúc, DXY sẽ bị bán tháo. Cho tới nay, hành động giá của ngày đầu tuần đang khá hứa hẹn. Nếu phá qua vùng 1.1348/53, cặp EUR/USD có thể retest đỉnh của ngày 10/6 tại 1.1422. Ở phía dưới, nếu nến H1 đóng dưới đường MA200 giờ (1.1241), giá có thể quay trở lại vùng 1.1180/90. Trong khi thống kê coronavirus hàng ngày có thể khiến giá biến động và ảnh hưởng tới tài sản rủi ro, thì dữ liệu kinh tế của các nước trong tuần này không có nhiều. Kế hoạch quỹ phục hồi Châu Âu có thể sẽ được điều chỉnh lại, cho chúng ta hy vọng về một đồng thuận có thể đạt được trong cuộc họp thượng đỉnh EU vào ngày 17 và 18/7.

Phân tích kỹ thuật EUR/USD (Thomas Anthonj): Cảnh báo breakout

Cú bứt phá mới nhất qua đỉnh của ngày thứ Sáu tại 1.1303 đã mở đường cho một nhịp tăng giá kiểm tra vùng kháng cự tiếp theo ở 1.1349/54/63/66 (các mức pivots/Fibo 76.4%/mô hình ABCD). Vùng này vẫn cần phải vượt qua để loại bỏ hoàn toàn khả năng nhịp tăng giá này chỉ là một sóng tăng điều chỉnh ngược xu hướng chính. Tuy nhiên, ở phía trên 1.1366, chúng ta sẽ chuyển sự tập trung vào vùng kháng cự chính tiếp theo nằm trong khoảng 1.1461/78 và 1.1495 (đường Chikou Span trên khung Weekly/mục tiêu theo sóng 3/mức đỉnh tháng 3).

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ