Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 31.01.2022: Cuộc đua tăng lãi suất không chỉ có mình Fed

Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 31.01.2022: Cuộc đua tăng lãi suất không chỉ có mình Fed

17:11 31/01/2022

Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan trading desk tại London.

EUR (Kelvin Hebburn)

 Một tuần lễ lớn đối với đồng đô la đã diễn ra vào tuần trước, các trader dự đoán ngày càng nhiều đợt tăng lãi suất của Fed trong năm nay, dòng tiền vẫn không chuyển hướng và sự kết hợp giữa dòng tiền fast money và dòng tiền cuối tháng làm price action đi nhanh hơn. Có vẻ như thị trường vẫn chưa hoàn toàn tập trung vào câu chuyện đồng đô la tăng cao vì nửa đầu tháng Một mọi thứ đi theo những hướng không liên quan. Vậy nên trong dài hạn, những vị thế Long USD vẫn có dư địa tăng thêm, nhưng ở góc nhìn ngược lại, tăng trưởng các khu vực khác vẫn đang tích cực và các ngân hàng trung ương khác cũng sẽ sớm tham gia cuộc đua (bình thường hóa chính sách). Cuộc họp của RBA và BOE trong tuần này sẽ là manh mối quan trọng cho góc nhìn trên.

Hiện tại, các vị thế thị trường đặt cược vào những gì liên quan đến Fed đang tương đối cao trong năm nay, và đường cong lợi suất tiếp tục phẳng lại một cách nhanh chóng, cá nhân tôi không muốn đuổi theo một đồng đô la đang tăng trên diện rộng. Dĩ nhiên là Long USD qua một số đồng bạc tăng chậm hơn vẫn có ý nghĩa, mặc dù tôi thích Short JPY hơn là Short Euro khi DXY đang ở level này. Ngoài ra, tôi vẫn đang kiên trì với vị thế Long AUD cho tới khi diễn ra cuộc họp RBA, và vị thế này đã trải qua một phiên giao dịch khắc nghiệt vào thứ Sáu.

Đồng Euro tăng nhẹ đầu phiên Âu, tình hình chính trị ở Ý có thể giúp giảm bớt một chút lo lắng về việc Draghi sẽ thất thế. ECB trong tuần này sẽ ít có động tĩnh. Sau khi tuần trước kết thúc, tôi nghĩ rằng bên bán của EUR/USD sẽ chờ đợi trong khoảng 1.1180 đến 1.12 và 1.260. Ngược lại, nếu phá qua 1.1120, giá sẽ rất nhanh test lại mốc 1.10.

GBP (Charlie Cass)

Fed đã nêm gia vị vào tuần giao dịch trước với một buổi họp báo rất hawkish; các chỉ số phố Wall sau đó đều lao dốc thê thảm và các quỹ phòng hộ mua USD tại chi nhánh chúng tôi rất nhiều - 6 phiên liền với z-score 1. Tới giờ chúng tôi vẫn đang tự hỏi liệu đây chỉ là động thái tái cân bằng cuối tháng, hay một đợt tăng dài hạn? Nói thật chúng tôi không tự tin lắm, nhưng vẫn nghĩ đó là cái thứ nhất, và đã yên tâm hơn sau báo cáo lạm phát thứ Sáu, tuy nhiên vẫn sẽ để ý kỹ tới các cuộc họp của 2 ngân hàng trung ương. Chưa rõ liệu ta có thể bỏ ECB chung rổ với RBA hay BoE, nhưng nếu họ hành động giống BoC, sẽ phải chấp nhận rằng USD còn tăng dài. Với BoE, vấn đề không phải tăng lãi suất hay không (họ sẽ tăng, 95% đã được phản ánh vào giá), mà là họ sẽ định hướng ra sao về các đợt tăng. Rõ ràng là thống đốc Bailey có thể thẳng thắn như chủ tịch Powell, nhưng họ có một cơ chế đặc biệt hơn trong quan sát lạm phát. Dòng tiền cuối tháng sẽ điều phối thị trường phiên hôm nay nhưng nếu nhìn vào vị thế, xu hướng kỳ vọng mua USD và risk-on hậu báo cáo lạm phát Mỹ cho thấy đô la sẽ khó mà tăng trong phiên. Chờ buy on dip GBP/USD.

CHF (Charlie Cass)

Dữ liệu tiền gửi không kỳ hạn ngày hôm nay sẽ được theo dõi chặt chẽ, do tin tức tuần trước đã khiến EUR/CHF hồi mạnh từ mốc 1.03, và con số lớn sẽ tạo cho SNB một mức độ (không) thoải mái nhất định. Dòng tiền cuối tháng hôm nay sẽ tạo một số hành động giá khó lường, và chúng tôi sẽ ưu tiên giảm dần trạng thái của cặp chéo EUR/CHF quanh vùng 1.0450 trừ khi chúng tôi thấy dữ liệu tiền gửi không kỳ hạn lớn, nếu kịch bản đó xảy ra, chúng tôi có thể sẽ giữ vị thế Long cho đến khi cặp tiền lên vùng 1.05.

JPY (James Clark)

Thị trường đã lạc quan hơn rất nhiều sau báo cáo ECI thứ Sáu, khi chứng khoán đều tăng mạnh. Ai cũng biết thời kỳ tiền rẻ sắp kết thúc, và chứng khoán không thể hưởng lợi. Tuy nhiên, các đợt bật tăng cũng mạnh không kém gì các đợt sập, cho ta thấy rằng chính sách tiền tệ còn lâu mới trở lại bình thường bất chấp kỳ vọng lãi suất. Và cứ như vậy, thị trường FX lại ở thế khó. Quan điểm của tôi vẫn giữ nguyên, giá hàng hóa cao và lợi suất cao tạo điều kiện tốt cho các cặp chéo JPY. USD/JPY có thể hơi bối rối giữa việc nghe theo tiếng gọi của lợi suất hay chứng khoán, và cuối cùng có những hành động giá cực kỳ ngẫu hứng. Có thể buy on dip các cặp chéo XX/JPY nếu USD/JPY về 114.50.

AUD, NZD (James Clark)

Tôi nghĩ là Fed chỉ chiếm phần nhỏ trong đợt tăng hậu FOMC và đúng ra phải là vị thế cuối tháng mới quan trọng, ủng hộ việc mua USD nhờ chứng khoán ảm đạm. Khi mọi chuyện đã lắng xuống sau giai đoạn cuối tháng, ta sẽ có cơ hội mua các đồng high-beta như AUD, CAD. Ta sẽ được nghe từ RBA hôm nay và thị trường đang kỳ vọng họ sẽ bắt đầu bỏ nới lỏng định lượng. Rõ ràng thống đốc Lowe là một trong những người chần chừ nhất trong việc thắt chặt và khả năng taper QE, thay vì bỏ hoàn toàn, vẫn có thể xảy ra. Dù điều đó sẽ khiến AUD chịu áp lực trong ngắn hạn vì ta sẽ phải bỏ định giá với một số lần tăng lãi suất năm nay, RBA đã đánh mất uy tín trong vấn đề kiểm soát lợi suất và tôi không nghĩ ảnh hưởng sẽ lâu dài. Thị trường sẽ tiếp tục quan sát dữ liệu kinh tế, thị trường lao động, lạm phát & tăng trưởng lương từ các khu vực khác và giữ nguyên niềm tin rằng chính sách sắp được thắt chặt.

JP Morgan

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ