Căng thẳng Nga - Ukraine và những rủi ro cho kinh tế toàn cầu?

Căng thẳng Nga - Ukraine và những rủi ro cho kinh tế toàn cầu?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

21:23 28/02/2022

Những hy vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu thời hậu Covid-19 bỗng chốc vỡ vụn trước sự leo thang căng thẳng quân sự giữa Nga và Ukraine vừa qua.

Căng thẳng quân sự giữa Nga và Ukraine đang dập tắt hy vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu
Căng thẳng quân sự giữa Nga và Ukraine đang dập tắt hy vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu

Mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine có thể sẽ trở thành cuộc xung đột lớn nhất tại lục địa già kể từ sau Thế chiến thứ 2 và bỗng chốc vỡ vụn những hy vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19, ít nhất là trong ngắn hạn. Việc quân đội Nga tiến vào lãnh thổ của Ukraine vào hôm Thứ 5 tuần trước đã làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu và được dự báo sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề lạm phát và đứt gãy chuỗi cung ứng hiện tại.

Những biện pháp trừng phạt từ phương Tây chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh tế có liên quan tới Nga, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng thật sự sẽ đến từ những tác động gián tiếp lên tâm lý doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng như thị trường hàng hóa toàn cầu. Thậm chí nếu áp lực tăng của giá năng lượng tiếp tục duy trì, nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn có thể rơi vào cuộc khủng hoảng thứ 2 trong vòng 3 năm trở lại đây.

Vậy mức độ nghiêm trọng của cuộc xung đột hiện tại có thể leo thang đến mức nào?

Hiện vẫn chưa rõ Tổng thống Nga Putin đang muốn hướng tới một kịch bản cuối cùng ra sao. Các nhà phân tích đã liệt kê ra một loạt các kịch bản từ việc lập chính phủ mới thân Nga tại thủ đô Kiev cho tới khả năng tiếp tục tiến quân sâu hơn vào Châu Âu.

Dưới đây là biểu đồ ước lượng mức độ thiệt hại đối với kinh tế các quốc gia do ảnh hưởng bởi xung đột Nga - Ukraine

Sức chống đỡ của thị trường trước biến động địa chính trị?

Thị trường tài chính toàn cầu đã đột ngột sụt giảm vào hôm Thứ 5 khi chiến sự nổ ra tuy vậy mức độ vẫn chưa quá cực đoan. Điều này cho thấy thị trường đã có phần bất ngờ trước quyết định của ông Putin nhưng vẫn chưa tin vào kịch bản xấu nhất là một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện. Dư địa cho rủi ro suy giảm vẫn còn hiện hữu với những tác động tiêu cực tới tâm lý doanh nghiệp và người tiêu dùng toàn cầu.

Neil Shearing, kinh tế trưởng tại Capital Economics, nhận định rằng mặc dùng đã có sự bán tháo trên thị trường chứng khoán, mức giảm của lợi suất TP và chênh lệch giữa lợi suất TPCP với TP thông thường lại không mở rộng quá mạnh. Điều này cho thấy thị trường chưa rơi vào trạng thái hoảng loạn và chưa nghĩ tới kịch bản chiến tranh lan rộng ra toàn Châu Âu.

Niềm tin của người dân và doanh nghiệp liệu có bị ảnh hưởng?

Một điều quan trọng đối với kinh tế toàn cầu đó là liệu người dân và doanh nghiệp có trở nên thận trọng hơn, giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm trước những diễn biến vừa qua. Ian Shepherdon, kinh tế trưởng tại Pantheon Macroeconomics, nhận định rằng việc tăng trưởng toàn cầu chậm lại là điều không thể tránh khỏi khi niềm tin của người tiêu dùng bị suy yếu.

Các nhà kinh tế học đang điều chỉnh tăng dự báo đối với lạm phát toàn cầu trong năm 2022

Các nhà kinh tế học cũng cảnh báo về áp lực lên chuỗi cung ứng khi Nga cũng đóng một vai trò quan trọng dù cho không được biết tới rộng rãi, ví dụ như sản xuất các nguyên liệu thô quan trọng. Nga cung cấp khoảng 40% lượng palladium trên toàn cầu, đây là vật liệu quan trọng trong việc chế tạo các phương tiện chạy bằng xăng lẫn bằng điện.

Mối lo ngại giá năng lượng và bức tranh lạm phát

Châu Âu phụ thuộc rất lớn vào khí đốt từ Nga và hiện khó có thể nhanh chóng tìm nguồn thay thế nếu các đường ống hiện tại bị cắt đứt. Tuy nhiên, với việc mùa đông đã sắp sửa đi qua và lượng tồn kho tại Châu Âu đã tăng lên đáng kể, vấn đề về khí đốt có thể sẽ trở nên bớt nghiêm trọng hơn, ít nhất là trong ngắn hạn.

Mối lo ngại lớn hơn đó là tác động trực tiếp tới giá dầu mỏ, khí đốt và các loại hàng hóa khác. Xu hướng tăng vọt trở lại có thể sẽ gây áp lực lên lạm phát và tác động trực tiếp tới người tiêu dùng.

Giá khí đốt tại Châu Âu tăng mạnh

Neil Shearing đến từ Capital Economics cho biết mô hình của ông chỉ ra rằng trong kịch bản xấu nhất giá dầu có thể sẽ tăng lên mức 120 - 140 USD/thùng. Và nếu tình trạng này duy trì cho tới hết năm nay, chúng ta có thể thấy giá khí đốt tự nhiên tại Châu Âu tăng lên tương ứng và khiến lạm phát tại các nước phát triển tăng thêm khoảng 2%. Điều này có thể sẽ gây thêm áp lực cho các NHTW phải tăng lãi suất mạnh mẽ hơn nữa trong năm nay.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Có thể Fed đang gây hiểu lầm bằng các thông điệp về lạm phát
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Có thể Fed đang gây hiểu lầm bằng các thông điệp về lạm phát

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến cắt giảm lãi suất ba lần trong năm 2024 mặc dù kỳ vọng lạm phát gia tăng và tỷ lệ lạm phát gần đây có xu hướng đi lên. Trong khi đó, thị trường hoán đổi lạm phát dự báo tỷ lệ lạm phát là 3.4% trong tháng 3 và 3.2% trong tháng 4 và tháng 5, cho thấy lạm phát có thể không giảm thêm.
Chỉ báo hàng tuần: Các chỉ số nhanh trong ngắn hạn tiếp tục được cải thiện
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chỉ báo hàng tuần: Các chỉ số nhanh trong ngắn hạn tiếp tục được cải thiện

Mặc dù các chỉ báo kinh tế thường xuyên thay đổi nhưng nó phản ánh tin tức về tình hình hiện tại và dự đoán về biến động trước khi có các dữ liệu về hàng tháng hoặc hàng quý. Đây là cách tuyệt vời để cập nhật những thông tin mới nhất của thị trường. Và thường thì tối sẽ theo dõi các chỉ báo nhanh trong dài hạn sau đó là các chỉ báo nhanh trong ngắn hạn và cuối cùng là các chỉ báo trùng.
[Kaiko Research] Báo cáo tuần: Thao túng giá Bitcoin, EtherFi đang bay cao và những câu chuyện trên thị trường tiền điện tử khác
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

[Kaiko Research] Báo cáo tuần: Thao túng giá Bitcoin, EtherFi đang bay cao và những câu chuyện trên thị trường tiền điện tử khác

Bitcoin kết thúc tuần 18-24/3 trong với việc giảm giá xuống còn 67 nghìn USD trong bối cảnh dòng tiền chảy ra khỏi GBTC ngày càng tăng. Trong một tin tức khác, Blackrock đã tiết lộ quỹ token hóa đầu tiên của mình trên Ethereum trong khi Genesis đã đạt được thỏa thuận trị giá 21 triệu USD với SEC và Ethereum Foundation được cho là đang phải đối mặt với cuộc điều tra của cơ quan quản lý. Tuần này chúng ta sẽ bàn luận về việc mất giá đột ngột của Bitcoin, biến động giá trong ngày đang gia tăng, dự án Ether.Fi airdrop token cho người dùng và khả năng phục hồi của Bitcoin trước việc lợi suất gia tăng.
NHTW Nhật Bản đã chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm như thế nào và gợi mở điều gì trong thời gian tới?
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

NHTW Nhật Bản đã chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm như thế nào và gợi mở điều gì trong thời gian tới?

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã nâng lãi suất ngắn hạn từ -0.1% lên 0.1%, trở thành ngân hàng trung ương cuối cùng thoát khỏi chính sách lãi suất âm. Tăng lương vượt quá dự kiến ​​là động lực chính thúc đẩy BOJ thay đổi chính sách, các thay đổi khác bao gồm chấm dứt Kiểm soát Đường cong Lợi suất và giảm mua một số tài sản nhất định.
[Kaiko Research] Báo cáo tuần thứ ba của tháng Ba về thị trường tiền điện tử
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

[Kaiko Research] Báo cáo tuần thứ ba của tháng Ba về thị trường tiền điện tử

Bitcoin đã chứng kiến một sự biến động mạnh trong tuần qua và vượt qua mức đỉnh mọi thời đại trước khi mất giá và đóng cửa tuần giảm điểm. Coinbase đang lên kế hoạch bán trái phiếu trị giá 1 tỷ đô la, Grayscale đang lên kế hoạch hạ phí giao dịch GBTC và lạm phát ở Mỹ tăng cao hơn dự kiến. Tuần này chúng ta tìm hiểu về Phản ứng của thị trường sau Dencun của ETH, Sự phụ thuộc của Binance vào mức phí bằng 0, sự kết thúc của khoảng trống Alameda và tính tương quan của Bitcoin với vàng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ