BoJ dự báo lạm phát sẽ duy trì quanh mức mục tiêu, báo hiệu cơ hội tăng lãi suất

BoJ dự báo lạm phát sẽ duy trì quanh mức mục tiêu, báo hiệu cơ hội tăng lãi suất

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

08:28 23/04/2024

BoJ có thể sẽ dự báo lạm phát ở quanh mức mục tiêu 2% trong ba năm tới khi công bố dự báo mới vào thứ 6, báo hiệu sự sẵn sàng tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay từ mức gần như bằng 0 hiện tại.

Tuy nhiên, thống đốc Kazuo Ueda có thể sẽ nhấn mạnh quyết tâm của BoJ trong việc hành động cẩn thận và áp dụng cách tiếp cận phụ thuộc vào dữ liệu trong việc quyết định lần tăng lãi suất tới do những bất ổn về việc liệu việc tăng lương có tiếp diễn và đẩy giá cả trong lĩnh vực dịch vụ lên hay không.

Ueda phát biểu tại một hội thảo ở Washington tuần trước: “Chúng tôi sẽ tiến hành một cách thận trọng, ban đầu đánh giá tác động của những thay đổi chính sách gần đây đối với nền kinh tế và lạm phát, sau đó xem xét điều chỉnh thêm nếu thấy phù hợp”.

Sau khi chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng trước, BoJ được kỳ vọng sẽ giữ mục tiêu lãi suất ngắn hạn không thay đổi trong khoảng 0-0.1% sau cuộc họp kéo dài hai ngày kết thúc vào thứ Sáu.

BoJ cũng được dự đoán sẽ không thay đổi kế hoạch mua trái phiếu chính phủ với tốc độ hiện tại khoảng 6 nghìn tỷ JPY (38.8 tỷ USD) mỗi tháng như một biện pháp phòng ngừa nhằm tránh lợi suất trái phiếu tăng mạnh.

Trong các dự báo hàng quý mới được đưa ra sau cuộc họp, hội đồng thống đốc gồm 9 thành viên có thể sẽ cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm hiện tại bắt đầu vào tháng 4 do sản lượng và tiêu dùng yếu.

Tuy nhiên, các nguồn tin cũng cho biết hội đồng thống đốc có thể tăng nhẹ dự báo lạm phát, được đo bằng chỉ số CPI không bao gồm chi phí nhiên liệu và thực phẩm tươi sống, lên khoảng 2% trong năm tài chính 2024 và 2025 do triển vọng tăng lương kéo dài.

Các nguồn tin cho biết BoJ có thể sẽ dự kiến lạm phát sẽ ở mức khoảng 2% trong năm tài chính 2026. Theo dự báo hiện tại, BoJ dự báo lạm phát sẽ đạt 1.9% trong cả năm tài chính 2024 và 2025. Cơ quan này sẽ công bố ước tính cho năm 2026 lần đầu tiên vào thứ Sáu.

BoJ đã kết thúc 8 năm áp dụng lãi suất âm và những tàn dư khác của chính sách nới lỏng không chính thống vào tháng trước, tạo ra một sự thay đổi mang tính lịch sử.

Các thị trường đang tìm kiếm manh mối về việc BoJ sẽ tăng lãi suất bao nhiêu lần nữa. Nhiều nhà kinh tế dự đoán điều này sẽ xảy ra vào quý 3 hoặc quý 4, sau khi những bình luận gần đây của Ueda báo hiệu khả năng sẽ có một đợt tăng lãi suất khác vào mùa hè hoặc mùa thu năm nay.

Các nhà phân tích cho biết, mặc dù việc nâng dự báo lạm phát sẽ duy trì kỳ vọng của thị trường về việc tăng lãi suất trong thời gian ngắn, nhưng thời điểm thực hiện động thái này sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi dữ liệu về việc liệu triển vọng tăng lương có thể đẩy giá dịch vụ lên hay không.

Sức mạnh tiêu dùng, vẫn còn yếu do chi phí sinh hoạt tăng cao gây tổn hại cho các hộ gia đình, cũng là chìa khóa cho việc BoJ có thể tăng lãi suất trong bao lâu.

Việc JPY suy yếu đã làm phức tạp thêm đường lối chính sách của BoJ khi một số nhà đầu tư trên thị trường đặt cược rằng ngân hàng trung ương có thể chịu áp lực phải tăng lãi suất sớm hơn nếu muốn làm chậm đà giảm của đồng yên.

Trong khi Ueda loại trừ khả năng trực tiếp nhắm tới các biến động tỷ giá hối đoái trong hướng dẫn chính sách, ông cho biết JPY suy yếu có thể đẩy xu hướng lạm phát lên cao bằng cách đẩy giá nhập khẩu tăng.

“Nếu tác động trở nên quá lớn để có thể bỏ qua, nó có thể dẫn đến thay đổi chính sách tiền tệ”, ông nói trong cuộc họp báo tuần trước, báo hiệu khả năng xảy ra một đợt tăng lãi suất khác.

Nhiều nhà phân tích kỳ vọng BoJ sẽ dành ít nhất vài tháng nữa để đánh giá liệu xu hướng lạm phát có tăng tốc đều đặn về phía mục tiêu và duy trì ở mức đó lâu dài như dự kiến hay không.

Nada Choueiri, người đứng đầu phái đoàn Nhật Bản của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nói với Reuters rằng mặc dù sự phục hồi tiêu dùng được mong đợi sẽ tạo cơ hội cho BoJ tăng lãi suất, nhưng họ nên thận trọng trước nhiều rủi ro khác nhau.

Choueiri cho biết vào tuần trước: “Tôi nghĩ chủ nghĩa từng bước thực sự quan trọng”, bởi vì rủi ro đối với tăng trưởng và lạm phát là cân bằng như nhau.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?

Giới trader FX toàn cầu đang trong tâm thế "ngồi trên thảm lửa" theo dõi những động thái của Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng Yên. Kỳ nghỉ lễ dài sắp tới tại London và Tokyo càng khiến họ không dám sơ suất, bởi đây có thể là thời điểm chính quyền Nhật Bản tận dụng để can thiệp thị trường, vực dậy đồng Yên đang "mong manh" của mình.
"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ