Bối cảnh kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục hối thúc BOJ duy trì nới lỏng trong tương lai

Bối cảnh kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục hối thúc BOJ duy trì nới lỏng trong tương lai

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

16:52 27/04/2021

Các nhà điều hành chính sách tiền tệ Nhật Bản tiếp tục giữ quan điểm "bồ câu" trong phiên họp gần nhất

Phiên họp Tháng 4 của BOJ đã kết thúc với không nhiều bất ngờ
Phiên họp Tháng 4 của BOJ đã kết thúc với không nhiều bất ngờ

NHTW Nhật bản nhận thấy rằng tỷ lệ lạm phát hiện chỉ bằng một nửa so với mục tiêu 2% đặt ra, do vậy cơ quan này sẽ có ít lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng. Chúng tôi vẫn chưa thấy khả năng BOJ sẽ thay đổi chính sách trong tương lai gần.

BOJ đã giữ nguyên chính sách điều hành trong phiên họp vừa diễn ra đúng như kỳ vọng của thị trường. Quyết định này được dựa trên dự báo rằng những tác động tiêu cực nhất của dịch bệnh đối với nền kinh tế sẽ đi qua kể từ giữa năm nay. Nhìn về tương lai, chúng tôi sẽ tập trung hơn vào cách cơ quan này đánh giá rủi ro có thể đến từ thị trường tài chính sau những biện pháp kích thích tiền tệ mạnh mẽ vừa qua.

Số đông các thành viên BOJ nghiêng về quan điểm "bồ câu" hơn

Sự điều chỉnh về chính sách trong phiên họp Tháng 3 đã tạo thêm dư địa cho BOJ để điều chỉnh tốc độ mua vào tài sản linh hoạt hơn. Đường cong lợi suất nhiều khả năng vẫn sẽ được giữ nguyên trừ khi có một cú sốc theo hướng tiêu cực đối với nền kinh tế xảy ra.

Asahi Noguchi, thành viên mới nhất trong ban điều hành và có quan điểm ủng hộ lạm phát tăng trở lại, đã bỏ lá phiếu đầu tiên của mình đồng thuận với đa số trong phiên họp vừa qua. Chúng tôi cho rằng đây sẽ là một nhân tố quan trọng cần theo dõi nếu như áp lực phải tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế ngày một gia tăng đối với BOJ.

Dự phóng tăng trưởng và lạm phát của các thành viên BOJ

Các thành viên BOJ tỏ ra lạc quan hơn đối với tăng trưởng kinh tế tuy nhiên cũng lo ngại về rủi ro suy yếu của lạm phát

Quan điểm của ban điều hành dịch chuyển theo hướng trung hòa hơn trong năm 2022

Dự báo đối với tăng trưởng đã được điều chỉnh tăng đối với cả giai đoạn 2021-2023, đặc biệt là năm 2022. Tuy vậy, vẫn có 8/9 thành viên lo ngại về rủi ro suy giảm của tăng trưởng trong năm 2021, con số này đối với năm 2022 là 3 thành viên. Đối với lạm phát, có 4 thành viên lo ngại về rủi ro suy giảm trong năm 2022.

Chênh lệch sản lượng tiềm năng vẫn đang ở mức âm

Những điểm chính trong phát biểu của Thống đốc Kuroda:

Về lợi suất, ông Kuroda nói rằng BOJ dự kiến rằng đường cong lợi suất sẽ biến động trong biên độ mục tiêu trong điều kiện tình hình kinh tế và lạm phát hiện tại. BOJ không chủ đích can thiệp điều chỉnh lợi suất dài hạn. Đây có thể ám chỉ rằng BOJ nhiều khả năng sẽ không thay đổi tốc độ mua vào TPCP Nhật Bản nếu như lợi suất kỳ hạn 10 năm vẫn biến động trong biên độ mục tiêu.

Về rủi ro của thị trường tài chính, ông Kuroda khẳng định sự ổn định của hệ thống tài chính và các tổ chức tài chính trung gian là mấu chốt để chính sách tiền tệ vận hành hiệu quả. Các gói hỗ trợ liên quan tới Covid-19 có thể sẽ được gia hạn nếu như tình hình thanh khoản tiếp tục khó khăn. Đối với bảng cân đối của các NHTM, mặc dù tổng dư nợ đã vượt qua giai đoạn trước như vẫn chưa có dấu hiệu tăng quá nóng và BOJ sẽ phải giám sát cẩn thận các định chế phi ngân hàng cả trong và ngoài nước.Theo chúng tôi, phát biểu trên hàm ý rằng tình hình của thị trường tài chính có thể sẽ là một biến số tác động tới sự điều chỉnh về chính sách của BOJ.

Tốc độ mua vào ETF và REIT của BOJ đã có xu hướng chậm lại

Đối với ETF, ông Kuroda nói rằng sự giảm tốc trong việc mua vào ETF kể từ phiên họp Tháng 3 phản ánh rằng BOJ sẽ mua vào với khối lượng linh hoạt hơn quanh mức 12 nghìn tỷ Yên chứ không phải là một động thái chấm dứt chương trình này. Theo chúng tôi, điều này có nghĩa rằng nếu như thị trường cổ phiếu tiếp tục giảm điểm và đồng Yên tăng giá thì BOJ có thể sẽ tăng tốc độ mua ETF trở lại.

Nội dung chi tiết của các quyết định chính sách trong phiên họp Tháng 4:

  • BOJ giữ nguyên định hướng chính sách và tiếp tục duy trì mục tiêu lạm phát là 2%.
  • Lãi suất điều hành giữ ở mức -0.1% và mục tiêu đối với lợi suất TPCP 10 năm là ở quanh mức 0%. Goushi Kataoka là người duy nhất trong 9 thành viên không tán thành việc giữ nguyên đường cong lợi suất.
  • Gỡ bỏ mức trần đối với việc mua vào ETF và J-EIT lần lượt ở mức 12 nghìn tỷ Yên và 180 tỷ Yên mỗi năm.
  • Giữ mức trần nắm giữ trái phiếu và giấy tờ có giá doanh nghiệp ở mức 20 nghìn tỷ Yên cho tới tháng 9/2021.

Bảng tổng hợp dự báo của BOJ

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Báo cáo biến động Vàng hàng tuần
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Báo cáo biến động Vàng hàng tuần

Giá trị hợp đồng tương lai vàng khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn mức trung bình trong 9 ngày gần nhất theo đường SMA, điều này cho thấy xu hướng giảm giá trong ngắn hạn. Thị trường đóng cửa dưới mức chỉ báo động lực biến đổi giá hàng tuần càng làm xu hướng này trở nên rõ nét hơn. Nhà giao dịch được khuyến nghị rằng nên chốt lời tại mức 2314-2253 USD trong ngắn hạn và chờ tín hiệu thay đổi trong dài hạn.
Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ