Biến thể Delta có ngăn đà phục hồi của kinh tế thế giới?

Biến thể Delta có ngăn đà phục hồi của kinh tế thế giới?

14:33 05/09/2021

Mối quan hệ giữa virus và nền kinh tế đang thay đổi nên Economist cho rằng, các nhà hoạch định chính sách sẽ không thể lặp lại chiến lược như thời kỳ đầu đại dịch.

Một nhân viên của quán "Café du Trocadéro" ở Paris lau bàn ghế vào ngày 11/5. Ảnh: AFP
Một nhân viên của quán "Café du Trocadéro" ở Paris lau bàn ghế vào ngày 11/5. Ảnh: AFP

Đây là một mùa hè đầy những biến cố không vui với nền kinh tế thế giới. Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đang tăng trưởng chậm hơn so với kỳ vọng của các nhà đầu tư. Giá cả hàng tiêu dùng đang tăng nhanh gây thêm lo lắng, đặc biệt là ở Mỹ.

Ngay cả trong khu vực châu Âu, nơi từng có lạm phát rất thấp, giá tiêu dùng trong tháng 8 cũng đã tăng hơn 3% so với một năm trước đó, mức cao nhất trong một thập kỷ. Các nền kinh tế vẫn đang gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu và nhân công, vận chuyển chậm và tốn kém, đồng thời phải đối mặt với các biện pháp phong tỏa khác nhau.

Sự lây lan biến thể Delta là nguyên nhân, nhưng cách đại dịch ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu đang dần thay đổi. Thế giới từng quen với việc virus phá hoại tăng trưởng, do các làn sóng lây nhiễm khiến hoạt động kinh tế bị ngừng đột ngột, giá cả bị điều chỉnh hoặc thậm chí làm giảm.

Nhưng nay, biến thể Delta lại tác động kiểu khác. Nó làm giảm tăng trưởng ít hơn nhưng lại đẩy lạm phát lên cao. Biến thể này cũng ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng ở nước giàu, nhưng không gây ra suy giảm. Ở các quốc gia có nhiều vaccine, các ca nhiễm không còn nhiều thách thức trong việc ngăn cản người tiêu dùng di chuyển. Tại châu Âu, ngành dịch vụ đã mở cửa trở lại giữa làn sóng Delta.

Người tiêu dùng dường như ít sợ hãi hơn về Covid-19, ngay cả khi số người chưa được chích ngừa đủ vẫn lấp đầy các bệnh viện. Một năm trước, số lượng thực khách dùng bữa tối ở các nhà hàng Mỹ gần bằng một nửa vào năm 2019. Giờ thì mức giảm của nó chỉ khoảng 10%, bất chấp bệnh viện chật kín hơn gấp ba lần.

Ở Nhật, tình trạng khẩn cấp bao trùm Tokyo dường như cũng không khiến người tiêu dùng tránh xa các cửa hàng. Chỉ ở những quốc gia có chính sách hà khắc nhằm loại bỏ virus, người dân mới buộc phải ở trong nhà. Ví dụ, Australia và New Zealand đang phải đối mặt với cuộc suy thoái mới, do hậu quả phong tỏa. Với cách làm cứng rắn, khu vực dịch vụ ở Trung Quốc dường như cũng đang bị thu hẹp.

Tác động nổi bật của sự lây lan biến thể Delta không còn là khóa cửa dịch vụ mà là sự cản trở của nó với nguồn cung hàng hóa toàn cầu, ngay khi người tiêu dùng, đặc biệt là người Mỹ, đang có dự định mua nhiều xe hơi, thiết bị và dụng cụ thể thao hơn bao giờ hết.

Nguyên nhân là làn sóng bùng phát ở các nước Đông Nam Á. Nơi đây có tỷ lệ tiêm chủng thấp, nên khiến các nhà máy sản xuất và mạng lưới logistics cần đóng cửa tạm thời, kéo dài sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Ở Mỹ, các nhà bán lẻ, gồm GAP và Nike, đã vận động Nhà Trắng tài trợ nhiều vaccine hơn cho Việt Nam, do các nhà máy rất quan trọng đối với việc kinh doanh của họ. Sự thiếu hụt hàng hóa đang khiến giá cả leo thang.

Mối quan hệ đang thay đổi giữa virus và nền kinh tế tác động rất lớn đến các nhà hoạch định chính sách. Họ sẽ không thể lặp lại chiến lược từng được sử dụng vào thời kỳ đầu đại dịch, bao gồm hạn chế khả năng di chuyển nhằm ngăn chặn sự lây lan, đồng thời tung gói kích cầu nhằm tạo ra sự phát triển mua bán, bù trừ về nhu cầu hàng hóa.

Mở lại khu vực dịch vụ hiện là con đường nhanh chóng duy nhất giúp tăng trưởng nhanh, do đây chính là nguyên nhân sự trì trệ. Trong quý hai của năm, chi tiêu cho các dịch vụ của các hộ gia đình ở Mỹ thấp hơn khoảng 3% so với mức ở năm 2019 dựa theo tình hình thực tế. Nếu việc lây lan Delta ảnh hưởng đến ngành dịch vụ như giải trí và khách sạn, càng nhiều gói kích cầu càng tạo thêm lạm phát.

Cũng khó có thể nêu rõ nỗi sợ hãi về virus khiến người dùng giảm chi tiêu ra sao. Mối quan hệ ngày càng yếu giữa số ca nhiễm và quyết định đi lại của mọi người, cũng như tầm quan trọng của việc phát triển khu vực dịch vụ, sẽ khiến cái giá của việc quyết định phong tỏa trở nên đắt đỏ hơn.

Nếu áp lực lên các bệnh viện tiếp tục tăng cao, kể cả ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng lớn như Anh, vẫn khiến giới chức quyết định đóng cửa lĩnh vực dịch vụ trong mùa đồng tới, thiệt hại kinh tế sẽ lớn trong khi lợi ích sẽ nhỏ.

Làn sóng Delta có thể sẽ sớm lắng xuống, giảm bớt áp lực lên nền kinh tế thế giới. Nếu nó không lại xuất hiện một biến thể khác, sự đánh đổi trong kinh tế liên quan đến việc chống dịch sẽ trở nên khó biện minh hơn.

Link gốc tại đây.

Theo VnExpress

Broker listing

Cùng chuyên mục

[Kaiko Research] Báo cáo tuần: Thao túng giá Bitcoin, EtherFi đang bay cao và những câu chuyện trên thị trường tiền điện tử khác
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

[Kaiko Research] Báo cáo tuần: Thao túng giá Bitcoin, EtherFi đang bay cao và những câu chuyện trên thị trường tiền điện tử khác

Bitcoin kết thúc tuần 18-24/3 trong với việc giảm giá xuống còn 67 nghìn USD trong bối cảnh dòng tiền chảy ra khỏi GBTC ngày càng tăng. Trong một tin tức khác, Blackrock đã tiết lộ quỹ token hóa đầu tiên của mình trên Ethereum trong khi Genesis đã đạt được thỏa thuận trị giá 21 triệu USD với SEC và Ethereum Foundation được cho là đang phải đối mặt với cuộc điều tra của cơ quan quản lý. Tuần này chúng ta sẽ bàn luận về việc mất giá đột ngột của Bitcoin, biến động giá trong ngày đang gia tăng, dự án Ether.Fi airdrop token cho người dùng và khả năng phục hồi của Bitcoin trước việc lợi suất gia tăng.
NHTW Nhật Bản đã chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm như thế nào và gợi mở điều gì trong thời gian tới?
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

NHTW Nhật Bản đã chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm như thế nào và gợi mở điều gì trong thời gian tới?

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã nâng lãi suất ngắn hạn từ -0.1% lên 0.1%, trở thành ngân hàng trung ương cuối cùng thoát khỏi chính sách lãi suất âm. Tăng lương vượt quá dự kiến ​​là động lực chính thúc đẩy BOJ thay đổi chính sách, các thay đổi khác bao gồm chấm dứt Kiểm soát Đường cong Lợi suất và giảm mua một số tài sản nhất định.
[Kaiko Research] Báo cáo tuần thứ ba của tháng Ba về thị trường tiền điện tử
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

[Kaiko Research] Báo cáo tuần thứ ba của tháng Ba về thị trường tiền điện tử

Bitcoin đã chứng kiến một sự biến động mạnh trong tuần qua và vượt qua mức đỉnh mọi thời đại trước khi mất giá và đóng cửa tuần giảm điểm. Coinbase đang lên kế hoạch bán trái phiếu trị giá 1 tỷ đô la, Grayscale đang lên kế hoạch hạ phí giao dịch GBTC và lạm phát ở Mỹ tăng cao hơn dự kiến. Tuần này chúng ta tìm hiểu về Phản ứng của thị trường sau Dencun của ETH, Sự phụ thuộc của Binance vào mức phí bằng 0, sự kết thúc của khoảng trống Alameda và tính tương quan của Bitcoin với vàng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ