Biên bản cuộc họp FOMC đêm nay: Cơ hội Short Dollar?

Biên bản cuộc họp FOMC đêm nay: Cơ hội Short Dollar?

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:52 16/02/2022

Trong khi các giao thức từ biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang được điều chỉnh để gửi cho thị trường một thông điệp, chúng cũng thường xuyên khiến thị trường ngạc nhiên với giọng điệu khác với thông điệp được truyền tải ở những cuộc họp báo sau quyết định chính sách trước đó.

Thị trường định giá quá cao khả năng tăng lãi suất của Fed trong cuộc họp sắp tới
Thị trường định giá quá cao khả năng tăng lãi suất của Fed trong cuộc họp sắp tới

Vào tháng 9, tháng 11 và tháng 12 năm 2021, Chủ tịch Fed Jerome Powell tương đối “ôn hòa” trong các phiên điều trần, xuất hiện trước công chúng và các cuộc họp báo được đề cập trước đó. Những quan chức “diều hâu” ở ngân hàng trung ương đã phát biểu trong nhiều cuộc phỏng vấn khác nhau nhưng dường như mờ dần trước các quyết định chính thức của Fed.

Tuy nhiên, những quan chức thích tăng lãi suất đó đã trở lại vị trí dẫn đầu trong biên bản cuộc họp, ủng hộ tốc độ tăng lãi suất nhanh hơn, bắt đầu giảm QE nhanh hơn. Lần này, các động thái tương tự có thể xảy ra, nhưng là với những chú “chim bồ câu”.

Biên bản sắp tới đề cập đến cuộc họp ngày 26 tháng 1 năm 2022, trong đó Powell thể hiện quan điểm “diều hâu” một cách đáng ngạc nhiên. Ông từ chối loại trừ việc tăng lãi suất với mức 50 bps vào tháng 3, để ngỏ khả năng tăng chi phí đi vay trong mọi cuộc họp sắp tới, và cũng cho phép bán tháo nhanh số trái phiếu mà ngân hàng trung ương đã tích lũy trước đó.

Kể từ đó, dữ liệu đã hỗ trợ quan điểm của ông ấy. Nền kinh tế đã đạt được 467,000 việc làm trong tháng Giêng, gấp ba lần ước tính ban đầu và lạm phát đạt mức cao nhất trong 40 năm là 7.5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng trước.

Điều đó đã đủ để thuyết phục các thị trường rằng việc tăng lãi suất mức 50bps có khả năng xảy ra lớn hơn với mức 25 bps tiêu chuẩn trong cuộc họp tháng Ba.

Tuy nhiên, một số đồng nghiệp của ông - chẳng hạn như Chủ tịch Fed Atlanta, Raphael Bostic - đã hạ thấp khả năng tăng lãi suất 50 bps vào tháng Ba. Ngay cả Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard – một trong những người “diều hâu” nhất - cũng không coi một động thái mạnh mẽ ban đầu là cần thiết.

Điều đó có nghĩa là các thị trường đang định giá quá cao cho chu kỳ tăng lãi suất của Fed. Biên bản cuộc họp có thể phản ánh một lập trường bình tĩnh hơn. Cách tiếp cận phụ thuộc vào dữ liệu nhiều hơn như vậy sẽ đẩy kỳ vọng xuống thấp hơn và kéo đồng bạc xanh xuống theo.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD giảm khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang, sau những phát ngôn chỉ trích Chủ tịch Jerome Powell và gợi ý sẽ thay thế ông bằng một nhân vật thân thiện hơn với mục tiêu chính sách của Nhà Trắng, làm dấy lên nghi ngại về tính độc lập và trung lập của Fed.
Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Sự chênh lệch giữa dự báo lãi suất của Fed và kỳ vọng cắt giảm sâu hơn từ thị trường một phần phản ánh khả năng Jerome Powell sẽ được thay thế bởi một người ôn hòa hơn nếu Trump trở lại Nhà Trắng. Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo không nên đánh giá thấp vai trò của dữ liệu và sự đồng thuận trong nội bộ Fed, cũng như rủi ro làm suy yếu tính độc lập chính trị của ngân hàng trung ương.
10 nghìn tỷ USD và tiếp tục tăng: Phố Wall tăng vọt, phe gấu bị nghiền nát

10 nghìn tỷ USD và tiếp tục tăng: Phố Wall tăng vọt, phe gấu bị nghiền nát

Phố Wall đang tăng mạnh, với S&P 500 đạt mức cao kỷ lục và vốn hóa thị trường tăng gần 10 nghìn tỷ USD kể từ tháng Tư, nhờ lạm phát hạ nhiệt, chính sách ôn hòa hơn từ Fed và sự hồi phục của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong khi đó, thị trường ngoại hối lại phản ánh lo ngại về rủi ro cấu trúc và bất ổn chính trị, tạo nên một giai đoạn phân kỳ nơi chỉ một bên có thể đúng.
Bỏ mặc chiến tranh, thị trường Mỹ lại lao lên: Lý do đằng sau sự vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bỏ mặc chiến tranh, thị trường Mỹ lại lao lên: Lý do đằng sau sự vững vàng

Dù xung đột bùng phát ở Trung Đông, thị trường Mỹ dường như chẳng mảy may bận tâm. Chỉ số S&P 500 vẫn đều đặn leo cao, bất chấp loạt cú sốc từ địa chính trị, chính sách thuế quan, cho tới nỗi lo về thị trường nhà ở. Điều gì đang đứng sau sự vững vàng đến khó tin này?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ