Bầu cử 2020 và thị trường chứng khoán - Nhìn từ "lăng kính lịch sử"

Bầu cử 2020 và thị trường chứng khoán - Nhìn từ "lăng kính lịch sử"

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

15:28 20/10/2020

Dữ liệu quá khứ không cho thấy mối quan hệ rõ ràng giữa diễn biến thị trường chứng khoán và bầu cử Tổng thống Mỹ

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã trải qua một quãng thời gian đầy biến động từ đầu năm tới nay, với sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng Covid-19 và các biện pháp đối phó về tài khóa và tiền tệ của các quốc gia. Tiếp sau đó, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng đang bước vào giai đoạn nước rút - một sự kiện luôn chiếm trọn giấy mực của giới truyền thông. Câu hỏi đặt ra lúc này đó là liệu cuộc bầu cử năm nay sẽ có tác động tương tự tới thị trường chứng khoán Mỹ như trong lịch sử?

Diễn biến của chỉ số Dow Jones trong 12 tháng trước và sau ngày bầu cử. Nguồn: Bloomberg

Nhìn vào dữ liệu lịch sử, thị trường chứng khoán Mỹ - mà đại diện là chỉ số Dow Jones - nhìn chung đều tăng trong giai đoạn trước, trong và sau bầu cử. Mặc dù vậy, một vài yếu tố khác cũng sẽ cần được tính tới. Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đó là thị trường chứng khoán Mỹ về cơ bản sẽ tăng trưởng theo thời gian. Tỷ suất lợi nhuận bình quân của chỉ số S&P 500 và Dow Jones trong 30 năm qua lần lượt là khoảng 8%/năm và 5%/năm. Do vậy, việc chỉ số Dow Jones trung bình tăng trưởng đều đặn trong 10 kỳ bầu cử gần nhất là điều không quá ngạc nhiên và chưa thể kết luận rằng bầu cử Tổng thống Mỹ tác động tích cực lên thị trường chứng khoán. Trong quá khứ, có một số giai đoạn thị trường được dẫn dắt bởi các vấn đề khác thay vì diễn biến cuộc chạy đua quyền lực vào Nhà Trắng. Đối với năm 1996 và 2008 đó là bong bóng Dot-com và cuộc khủng hoảng tài chính, và đối với năm nay đó là dịch bệnh Covid-19. 

Có thể nói năm 2020 không hề là một năm phẳng lặng với một loạt các vấn đề nóng như chiến tranh thương mại, chính sách tiền tệ và tốc độ phục hồi sau khủng hoảng Covid-19. Và triển vọng trong thời gian tới vẫn sẽ rất khó lường khi các vấn đề trên có thể chứng kiến những bước ngoặt sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ. Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chắc chắn vẫn sẽ còn rất nhiều việc phải tính tới trong vài tháng tới và rất khó để khẳng định rằng cuộc bầu cử Tổng thống năm nay sẽ có tác động tích cực tới thị trường.

Biến động thị trường dự kiến giảm bớt sau ngày bầu cử

Một điều chúng ta có thể chắc chắn hơn đó là bầu cử Tổng thống sẽ khiến rủi ro biến động của thị trường gia tăng. Kết quả của các cuộc bầu cử và tác động của chúng tới chính sách tài khóa có thể tạo ra sự khó lường - điều mà thị trường không mong muốn nhất. Sự khó lường thường đi cùng với biến động gia tăng và phản ánh ở số hợp đồng VIX tương lai tháng 10. Trong những tháng sau đó, mức độ biến động dự kiến sẽ giảm dần khi tác động từ kết quả cuộc bầu cử phai nhạt dần.

Khi ngày bầu cử tới gần và những chính sách của các ứng cử viên trở nên rõ nét, cổ phiếu của mỗi ngành sẽ có biến động tăng hoặc giảm khác nhau phụ thuộc vào dự báo kết quả cuối cùng. Chăm sóc sức khỏe, năng lượng, công nghệ và các công ty nhạy cảm với diễn biến quan hệ Mỹ-Trung có thể sẽ phải đối mặt với những thay đổi căn bản sau ngày bầu cử.

Cổ phiếu của các công ty như Amazon, AbbVie và Zoom là một trong số các đối tượng nhạy cảm với sự thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo Nhà Trắng, trong khi đó các cổ phiếu của Caterpillar, Boeing, Lulu và Walmart có thể gắn chặt hơn hơn với diễn biến phục hồi của nền kinh tế. Có rất nhiều yếu tố đang tác động cùng lúc với sự kiện bầu của Tổng thống và do vậy sự phân kỳ giữa các cổ phiếu là điều có thể lường trước.

Tương quan giữa thay đổi chỉ số S&P 500, khối lượng giao dịch và chỉ số VIX trung bình. Nguồn: Bloomberg

Nếu chỉ nhìn vào dữ liệu lịch sử của thị trường chứng khoán Mỹ, chưa thể kết luận chiều hướng tác động của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tới thị trường sẽ ra sao bởi vẫn còn rất nhiều những yếu tố khác cùng tác động đồng thời, nhất là trong một năm đầy biến cố như 2020. Mặc dù vậy, thị trường vẫn đang chờ đợi vào một biến động lớn sắp tới khi thời điểm bỏ phiếu chính thức ngày một tới gần.

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ