Bản tin hàng hóa ngày 14/01: Nhóm nông sản giảm điểm mạnh bất chấp đồng đô la Mỹ lao dốc

Bản tin hàng hóa ngày 14/01: Nhóm nông sản giảm điểm mạnh bất chấp đồng đô la Mỹ lao dốc

11:19 14/01/2022

Giá các hợp đồng tương lai nhóm nông sản điều chỉnh mạnh, cộng hưởng với các số liệu áp lực về việc nâng các dự báo về tồn kho nông sản Mỹ tăng trong báo cáo WASDE.

Nhóm nông sản giảm điểm mạnh bất chấp đồng đô la Mỹ lao dốc
Nhóm nông sản giảm điểm mạnh bất chấp đồng đô la Mỹ lao dốc

Thị trường tài chính toàn cầu đang bày tỏ sự lo lắng về các hành động quyết liệt hơn chống lại lạm phát của Fed trong thời gian tới. Giá các hợp đồng tương lai nhóm nông sản điều chỉnh mạnh, cộng hưởng với các số liệu áp lực về việc nâng các dự báo về tồn kho nông sản Mỹ tăng trong báo cáo WASDE. Giá dầu thô chịu áp lực giảm điểm với các động thái mở kho dự trữ từ chính phủ Mỹ.

Một số tin tức chung đáng chú ý:

- Chỉ số PPI Mỹ thấp hơn so với năm trước là 9.7%. PPI lõi cao hơn so với kỳ vọng là 8.3% (so với cùng kỳ năm trước).

- Đại Liên (Dalian) gia nhập Thiên Tân (Tianjin) trở thành thành phố cảng quan trọng thứ hai ở Trung Quốc ghi nhận các trường hợp dương tính với chủng Omicron. Các cảng ở đây nằm trong số 20 cảng lớn nhất thế giới và là một trong những trung tâm sản xuất chính cho các công ty nước ngoài.

- Chính phủ Mỹ đã ghi nhận thâm hụt 21 tỷ đô la trong tháng 12, mức chênh lệch hàng tháng nhỏ nhất trong hai năm qua. Thâm hụt lũy kế trong ba tháng đầu năm tài chính 2022 ở mức 378 tỷ USD so với 573 tỷ USD cùng thời điểm năm trước. Các khoản thu liên bang đã tăng với tốc độ nhanh hơn các khoản chi trong quý đầu tiên của năm tài chính, một phần phản ánh sự gia tăng tiền lương và tiền công chịu thuế của người lao động. Điều này cũng phản ảnh thị trường lao động đã phục hồi mạnh mẽ hơn và sẽ tạo thêm động lực cho khả năng tăng lãi suất mạnh tay hơn của Fed trong thời gian tới.

- Bộ Lao động Mỹ cho biết các đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu ở Mỹ đã tăng 23,000 lên mức 230,000 trong tuần kết thúc vào ngày 8 tháng 1. Các nhà kinh tế đã dự báo 200,000 trước đó. Mức tăng này có phần bất ngờ, nhưng vẫn ở mức phù hợp với điều kiện thị trường lao động thắt chặt nhanh chóng, và được lý giải do bối cảnh dịch Covid-19 đang lây lan mạnh ở Mỹ.

1. NHÓM NĂNG LƯỢNG

Diễn biến giá dầu thô

Bộ Năng lượng Mỹ cho biết hôm qua họ đã bán 18 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược cho 6 công ty bao gồm Exxon Mobil và một đơn vị lọc dầu Valero Engergy Corp. Hành động này thực hiện như lời hứa trong năm trước là bán dầu từ kho chiến lược để hạ giá dầu đang ở mức cao trong nhiều năm.

Mặt khác, Thượng viện Mỹ ngày hôm qua cũng không thông qua dự luật trừng phạt đối với đường ống dẫn khí tự nhiên Dòng chảy phương bắc 2 của Nga. Sau cuộc kiểm phiếu có 55 phiếu thuận và 43 phiếu chống, cần thêm 5 phiếu nữa để đạt 60 thì mới thông qua.

Đánh giá: Tiêu cực

2. ĐƯỜNG

Diễn biến giá đường

Giá đường ngày hôm qua chịu áp lực sụt giảm mạnh khi giá dầu thô có phiên điều chỉnh. Về mặt cơ bản, thị trường đang hướng tới sự trở lại thị trường đường của Thái Lan. Còn tại Brazil, trong hai tuần cuối năm 2021, vùng Trung Nam Brazil không sản xuất thêm đường hay nghiền mía đường, theo thông tin từ UNICA. Sản lượng tích lũy của vùng Trung Nam Brazil niên vụ 2021/22 vẫn dừng ở mức 32.03 triệu như tuần trước. Vùng này vẫn còn một số mía cần xử lý vào tháng 3, tuy nhiên số lượng là thấp hơn nhiều so với năm ngoái, giám đốc kĩ thuật của UNICA, Antonio de Padua Rodrigues cho biết.

Đánh giá: Tiêu cực

3. ĐẬU TƯƠNG

Diễn biến giá đậu tương

Trung Quốc cho biết họ sẽ tăng mạnh sản lượng đậu tương trong nước trong 4 năm tới nhằm thúc đẩy khả năng tự cung nội địa. Quốc gia này đã đặt mục tiêu sản xuất khoảng 23 triệu tấn đậu tương vào cuối năm 2025, tăng 40% so với mức sản lượng hiện tại là 16.4 triệu tấn, Bộ Nông nghiệp cho biết. Theo tài liệu kế hoạch 5 năm, Trung Quốc sẽ canh tác đất đặc biệt để trồng đậu tương, mở rộng luân canh đậu tương - ngô và tập trung vào nâng cao sản lượng. Bắc Kinh cũng sẽ mở rộng diện tích trồng và sản lượng các loại hạt có dầu khác, bao gồm hạt cải dầu và đậu phộng, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dầu ăn và protein thức ăn chăn nuôi. Bắc Kinh đặt mục tiêu sản xuất 140 triệu tấn lúa mì và 277.5 triệu tấn ngô vào năm 2025, tăng nhẹ so với mức hiện tại.

Tuy nhiên, ngay cả khi tăng cường sản xuất, Trung Quốc vẫn sẽ phụ thuộc nhiều vào các nguồn cung cấp đậu tương bên ngoài. Sản lượng tăng 40% có nghĩa là Trung Quốc vẫn phải nhập 80% lượng tiêu thụ đậu tương, hay 3.43 tỷ giạ. Dựa theo dự báo cho mùa vụ năm nay của WASDE, Trung Quốc sẽ nhập khẩu gần 86% tổng nhu cầu đậu tương của mình.

Theo cơ quan xuất khẩu và nghiền hạt có dầu Argentina là Ciara-CEC cho biết: Biên lợi nhuận nghiền đậu tương các nhà máy vẫn còn đang ở mức âm mặc dù trước đó có sự hồi phục rất ngắn vào cuối tháng 12. Biến động giá cả sản phẩm đầu ra, sản lượng dự kiến sụt giảm do khô hạn, mức nước sông Parana thấp làm tăng chi phí xuất khẩu và đẩy tỷ suất lợi nhuận xuống mức âm. Khối lượng nghiền giảm từ 3.3 triệu tấn từ tháng 3 xuống 2.9 triệu tấn trong tháng 11 (bằng với thời điểm này cùng kỳ năm trước). Tỷ lệ hoạt động các nhà máy chỉ còn 50%.

Đánh giá: Tích cực

4. LÚA MÌ

Diễn biến giá lúa mì

Giá lúa mì CBOT tiếp tục giảm điểm do các ảnh hưởng từ báo cáo USDA vẫn còn với diện tích trồng lúa mì vụ đông cao hơn, tồn kho cả thế giới và tồn kho nội địa của Mỹ cũng được ước tính tăng cao hơn. Hội đồng ngũ cốc thế giới (IGC) cũng dự báo sản lượng lúa mì 2021/22 tăng 4 triệu tấn so với báo cáo trước lên mức 781 triệu tấn, tăng 1% so với năm trước. Năm 2022/23 tổ chức này dự báo sản lượng sẽ tiếp tục tăng, đánh dấu vụ thứ 4 liên tiếp đạt mức kỷ lục.

Tại Pháp thì Strategie Grains cắt giảm dự báo xuất khẩu lúa mì mềm của Liên minh châu Âu trong giai đoạn mùa vụ 2021/22 do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ khu vực Biển Đen và Argentina. Công ty hiện dự kiến khối sẽ xuất khẩu 31.2 triệu tấn lúa mì trong năm nay, giảm 300,000 tấn so với dự báo trước đó. Cho mùa vụ 2022/23, công ty đã nâng dự báo thu hoạch lúa mì lên 127.7 triệu tấn, tăng 100,000 tấn so với tháng trước, nhưng cũng dự xuất khẩu lúa mì sẽ ít hơn trong năm 2022/23 do sản lượng dự kiến phục hồi ở Nga và Bắc Mỹ.

Trong ngày hôm qua ghi nhận hoạt động thu mua lúa mì sôi nổi trên thị trường. Nhật Bản đạt mua 4 triệu giạ lúa mì thực phẩm chất lượng cao từ Mỹ và Canada sẽ được giao từ tháng 21/02 cho đến 20/03. Iran cũng mua 7.3 triệu giạ lúa mì xay xát từ Đức hoặc/và từ Nga, được dự kiến vận chuyển vào 2 và tháng 3. Iraq cũng thu mua 5.5 triệu giạ lúa mì xay xát từ Úc, cuối tháng 2 hàng sẽ được giao.

Đánh giá: Tiêu cực

5. NGÔ

Diễn biến giá ngô

Hội đồng ngũ cốc thế giới (IGC) cắt giảm sản lượng ngô đi 5 triệu tấn xuống còn 1.207 tỷ tấn, tăng 6% so với năm trước. Nguyên nhân là do sản lượng tiềm năng tại Nam Mỹ đang Mỹ ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi.

Argentina dự kiến ​​sẽ sản xuất 40 triệu tấn đậu tương trong năm nay, theo Rosario Grain Exchange, giảm 5 triệu tấn so với ước tính trước đó. Sàn giao dịch cũng đã giảm ước tính sản lượng ngô đi 8 triệu tấn (MMT) xuống còn 48 triệu. Sàn giao dịch ngũ cốc cho biết đã gần 30 ngày đã trôi qua mà không có milimét (mưa) đáng kể nào. Ngoài ra, các cây trồng tiếp tục chịu hai đợt nắng nóng nối tiếp nhau với thời gian nghỉ giữa các tuần chỉ gần một tuần. Đối với đậu tương, sàn giao dịch cũng cho biết tình trạng căng thẳng về nước vào tháng 12 đã làm chậm sự phát triển, gây ra hiện tượng sẩy hoa, cháy lá, cây con. Vào hôm tối thứ tư, USDA đã cắt giảm dự báo sản lượng vụ mùa ngô và đậu tương của Argentina xuống lần lượt là 54 MMT và 46.5 MMT. Do đó, các con số dự báo của Rosario thấp hơn dự báo của WASDE tháng 1, giảm 14% cho đậu tương và hơn 11% cho ngô.

Hoạt động thu mua ghi nhận Hàn Quốc đã đặt mua 5.5 triệu giạ ngô thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc tùy chọn và gói thầu mở mua sẽ được đóng vào hôm nay. Hàng dự kiến được giao vào tháng 4.

Đánh giá: Tiêu cực

6. DẦU THỰC VẬT

Các trích dẫn từ Hội đồng Dầu cọ Malaysia (MPOC) cho biết Ấn Độ đang nhập khẩu ít dầu cọ hơn và nhập khẩu nhiều dầu đậu tương hơn. Lượng nhập khẩu dầu ăn trong năm 2022 được dự đoán giảm 2% nhờ vào sản lượng nội địa của Ấn Độ được cải thiện. Tổng lượng nhập khẩu dầu và chất béo được dự đoán sẽ đạt 13.8 triệu tấn, giảm so 14.1 triệu tấn so với năm 2021. Nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ giảm xuống còn 8.1 triệu tấn từ mức 8.5 triệu tấn trong năm qua. Nhập khẩu dầu đậu tương được dự đoán sẽ tăng 3.2 triệu tấn từ mức 3.1 triệu tấn trong năm 2021, còn nhập khẩu dầu hướng dương có thể tăng 1.9 triệu tấn từ mức 1.8 triệu tấn trong năm vừa qua.


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0286 686 0068
  • Website: https://saigonfutures.com/
  • Fanpage: Saigon Futures Inc.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dầu thô bất biến giữa thị trường vạn biến
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Dầu thô bất biến giữa thị trường vạn biến

Dầu thô gần như đi ngang trước cuộc tấn công chưa từng có của Iran nhằm vào Israel, một dấu hiệu cho thấy thị trường tin tưởng rằng xung đột sẽ được kiểm soát. Giá dầu Brent chỉ tăng nhẹ 0.7% lên 91.05 USD/thùng trước khi sideway.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ