Áp lực nặng nề, SoftBank xem xét lại chiến lược giao dịch quyền chọn cổ phiếu

Áp lực nặng nề, SoftBank xem xét lại chiến lược giao dịch quyền chọn cổ phiếu

Linh Đặng

Linh Đặng

Investment Analyst

16:46 12/09/2020

Tập đoàn đầu tư nổi tiếng của Nhật Bản đã đặt cược vào Facebook, Microsoft, Netflix. Tuy nhiên, chủ tịch Masayoshi Son phải cân nhắc lại chiến lược đầu tư này, sau khi những chi tiết về giao dịch của họ được công bố đã thổi bay 9 tỷ USD vốn hoá của tập đoàn

SoftBank Group Corp. đang cân nhắc cải tiến chiến lược giao dịch gây nhiều tranh cãi: đầu tư vào các công ty công nghệ thông qua quyền chọn. Gần đây, giám đốc điều hành của tập đoàn này đã phải đối thoại với nhà đầu tư và đảm bảo rằng kế hoạch của họ được tính toán hết sức thận trọng.

SoftBank nhấn mạnh với nhà đầu tư rằng các vị thế trị giá hàng tỷ USD của tập đoàn tập trung vào một số cổ phiếu blue-chip ngành công nghệ, bao gồm Microsoft và Facebook. Điều khác biệt là lần này họ sử dụng chiến lược quyền chọn Call spread thay vì giao dịch ngắn hạn với đòn bẩy cao.

Chi tiết về các giao dịch quyền chọn của SoftBank được đưa lên truyền thông đã khiến các nhà đầu tư kinh ngạc. Ngay sau khi thông tin này được chia sẻ, vốn hoá của tập đoàn đã bị thổi bay 9 tỷ USD.

Những cuộc tranh luận đã nổ ra trong nội bộ Softbank xung quanh việc có nên công khai thêm các chi tiết về giao dịch phái sinh của họ hay không. Theo một số nguồn tin, người sáng lập Masayoshi Son, được hậu thuẫn bởi một nhóm nhỏ, không đồng ý với lựa chọn này. Sự sụp đổ của cổ phiếu Softbank đã khiến Son phải cân nhắc có nên tiếp tục chiến lược giao dịch quyền chọn hay không, nhưng cho tới nay chưa rõ thay đổi cụ thể nào được đưa ra.

Giao dịch gần đây của SoftBank tập trung vào nhóm 7 công ty công nghệ: Amazon.com Inc., Adobe Inc., Alphabet Inc., Netflix Inc., Salesforce.com Inc., Microsoft và Facebook. Họ thường mua các quyền chọn Call trạng thái đang lỗ và hưởng lợi nếu giá cổ phiếu tăng, và sau đó bán quyền chọn Call với giá cao hơn.

Người phát ngôn của SoftBank từ chối bình luận về vấn đề này.

Vào tháng 8, tập đoàn đầu tư nổi tiếng Nhật Bản này cho biết họ sẽ thành lập một chi nhánh mới để giao dịch chứng khoán đại chúng, đồng thời tiết lộ các khoản đầu tư khoảng 3.9 tỷ USD vào 25 công ty. Bloomberg lần đầu tiên đưa tin rằng SoftBank đang nhắm mục tiêu đầu tư hơn 10 tỷ USD vào cổ phiếu đại chúng như một phần của nhánh quản lý tài sản mới.

Khối lượng quyền chọn trong chứng khoán lô lẻ đã tăng vọt lên mức gần kỷ lục trong những tuần gần đây. Benn Eifert, giám đốc đầu tư của quỹ đầu cơ QVR Advisors chia sẻ: các lệnh mua quyền chọn Call cổ phiếu công nghệ lớn được thực hiện trong vài tháng qua dường như mang tính phòng thủ hơn là đặt cược toàn bộ vào lợi nhuận tiềm năng trong tương lai.

Mặc dù không biết SoftBank đứng sau vụ mua bán cho đến khi thông tin này được công bố gần đây, nhưng Eifert nhận thấy các chuỗi giao dịch trông giống nhau và có vẻ liên quan mật thiết với nhau. Họ chủ yếu tham gia vào chiến lược quyền chọn Call spread và một số quyền chọn call có ngày đáo hạn từ tháng 11/2020 đến tháng 3/2021 của 6 hoặc 7 tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ.

Ông chia sẻ: “Hầu hết các giao dịch lớn có liên quan đến SoftBank, hoặc các tài khoản từ SoftBank, đều có vị thế delta-neutral (một chiến lược quyền chọn tìm kiếm lợi nhuận từ biến động của tài sản cơ sở).

Eifert ước tính giá trị danh nghĩa của tất cả các dòng tiền giao dịch là hơn 50 tỷ USD với một vài tỷ USD được chi cho phí quyền chọn. 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

DAX hướng đến mức 24,000 khi thỏa thuận Mỹ-Việt thúc đẩy tâm lý và các nhà giao dịch chú ý đến tiến triển trong thương mại Mỹ-EU. Dữ liệu của ADP cho thấy số việc làm tại Hoa Kỳ giảm 33 nghìn, đẩy tỷ lệ cược cắt giảm lãi suất của Fed lên 96% trong tháng 9. Biên bản cuộc họp của ECB và dữ liệu thị trường lao động Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến triển vọng và kỳ vọng cắt giảm lãi suất ngày hôm nay.
Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Chỉ số Hang Seng giảm 1.08% khi PMI Trung Quốc yếu và cổ phiếu công nghệ giảm ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và khẩu vị rủi ro. PMI dịch vụ Caixin của Trung Quốc giảm xuống 50.6, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng và thúc đẩy kỳ vọng kích thích. Phân tích kỹ thuật cho thấy Hang Seng lơ lửng trên EMA 50 ngày, với các mức quan trọng cần theo dõi là 23v500 và 24,533.
Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

DAX giảm khi căng thẳng thương mại Mỹ-EU và các mối đe dọa về thuế quan đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Thuế quan 10% tiềm tàng của Hoa Kỳ và đồng euro mạnh hơn có nguy cơ làm xói mòn nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Đức, gây áp lực lên các cổ phiếu niêm yết trên DAX. Hợp đồng tương lai DAX phục hồi mặc dù vẫn ở mức thấp, với các chất xúc tác chính bao gồm dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ và bình luận của ECB đang được chú ý.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Liệu căng thẳng thuế quan có làm chệch hướng đà tăng trưởng hướng tới 25,000?

Tin tức chỉ số Hang Seng: Liệu căng thẳng thuế quan có làm chệch hướng đà tăng trưởng hướng tới 25,000?

Chỉ số Hang Seng giảm khi bất ổn về thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc và PMI yếu của Trung Quốc đè nặng lên cổ phiếu xe điện và công nghệ. Cổ phiếu BYD và Li Auto giảm do lo ngại về tình trạng dư cung xe điện và báo cáo về xuất khẩu xe đã qua sử dụng 'không có số km'. Dữ liệu PMI cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc vẫn đang suy giảm, với các đơn đặt hàng xuất khẩu giảm trong 14 tháng liên tiếp.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ