5 tin tức quan trọng các trader cần nắm được trong tuần này

5 tin tức quan trọng các trader cần nắm được trong tuần này

09:24 10/10/2022

CPI Mỹ, biên bản cuộc họp của Fed, thu nhập của các ngân hàng lớn, giá dầu và dữ liệu kinh tế Anh sẽ là tâm điểm chú ý trong tuần này.

Giới đầu tư sẽ chú ý đến chỉ số lạm phát Mỹ được công bố vào thứ Năm với kỳ vọng về việc xoay trục chính sách của Fed. Biên bản cuộc họp mới nhất của Fed hôm thứ Tư sẽ cung cấp một số thông tin chi tiết về cách các quan chức nhìn nhận về triển vọng kinh tế và lạm phát. Các phát biểu của một số nhà hoạch định chính sách Fed cũng sẽ được chú ý. Thu nhập của các ngân hàng lớn được công bố vào thứ Sáu sẽ cho thấy tác động của việc tăng lãi suất và sự biến động của thị trường. Giá dầu sẽ vẫn là tâm điểm chú ý sau khi OPEC+ tuyên bố cắt giảm nguồn cung lớn nhất kể từ năm 2020 và tại Anh, một loạt dữ liệu kinh tế sẽ kiểm tra sự phục hồi của GBP.

1. Chỉ số lạm phát Mỹ

Dữ liệu lạm phát nếu tăng cao vào thứ Năm sẽ củng cố khả năng Fed thậm chí còn hawkish hơn nữa sau khi báo cáo việc làm hôm thứ Sáu cho thấy rằng thị trường lao động vẫn mạnh mẽ bất chấp nỗ lực kìm hãm lạm phát bằng cách đạp tăng trưởng.

Trong khi các nhà kinh tế kỳ vọng tỷ lệ lạm phát toàn phần hạ nhiệt, lạm phát lõi dự kiến ​​sẽ tăng cao vào tháng 9, buộc Fed tiếp tục tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ tư liên tiếp trong tháng 11.

Dữ liệu doanh số bán lẻ vào thứ Sáu dự kiến ​​ghi nhận mức tăng khiêm tốn trong tháng 9 khi doanh số bán ô tô phục hồi.

Lịch kinh tế cũng bao gồm dữ liệu về tâm lý người tiêu dùng, cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang cảm thấy như thế nào sau nhiều tháng thắt chặt chính sách tiền tệ, cùng với số liệu về đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu và lạm phát giá bán buôn.

2. Biên bản cuộc họp Fed và các quan chức Fed phát biểu

Biên bản cuộc họp tháng 9 của Fed được công bố vào thứ Tư sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về quan điểm của các nhà hoạch định chính sách về tình hình lạm phát và định hướng lãi suất trong tương lai.

Giới đầu tư cũng sẽ chờ đợi bài phát biểu từ một số quan chức Fed, bao gồm Phó Chủ tịch Lael Brainard, Chủ tịch Fed James Bullard, Loretta Mester và Charles Evans.

Các bình luận gần đây của các quan chức Fed đã chỉ ra rằng sự bất ổn trên thị trường tài chính sẽ không ngăn cản họ hành động để giảm lạm phát, với dữ liệu theo thước đo của Fed đang gấp hơn ba lần mục tiêu.

Thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề bởi lo ngại về việc Fed mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ có thể khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.

3. Báo cáo tài chính của các ngân hàng lớn

Các ngân hàng lớn của Mỹ sẽ công bố báo cáo thu nhập quý III vào thứ Sáu trong bối cảnh lo ngại về ảnh hưởng của việc tăng lãi suất. Bốn trong số các ngân hàng lớn nhất - JPMorgan Chase, Wells Fargo, Citigroup và Morgan Stanley - sẽ công bố báo cáo thu nhập quý III trước giờ mở cửa phiên thứ Sáu.

Các nhà phân tích dự báo thu nhập ròng sẽ giảm sau khi thị trường biến động ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư và người cho vay phải sử dụng quỹ khẩn cấp để bù đắp thiệt hại từ những người đi vay chậm thanh toán.

Các ngân hàng thường kiếm được nhiều tiền hơn khi lãi suất tăng vì họ có thể thu phí nhiều hơn khi khách hàng vay, nhưng chi phí đi vay cao hơn cũng ảnh hưởng đến nhu cầu thế chấp và các khoản vay khác.

4. Giá dầu

Giá dầu sẽ tiếp tục là tâm điểm chú ý sau khi tăng lên mức cao nhất trong 5 tuần vào thứ Sáu, mặc dù USD tăng, sau quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ trước áp lực từ Mỹ nhằm giữ giá dầu toàn cầu giảm.

OPEC+ đã quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày trước lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu đối với dầu Nga, gây áp lực nguồn cung trên một thị trường vốn đã thắt chặt.

Stephen Brennock, chuyên gia công ty giao dịch dầu PVM nói: “Một trong số những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cắt giảm mới nhất của OPEC là giá dầu có khả năng trở lại mức 100 USD”.

UBS Global Wealth Management cũng dự đoán giá dầu Brent sẽ "vượt mốc 100 USD/thùng trong những quý tới."

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết quyết định này là "vô ích và không khôn ngoan" đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các thị trường mới nổi.

5. Dữ liệu kinh tế Anh

Ủy ban Chính sách Tiền tệ BoE sẽ công bố biên bản cuộc họp vào thứ Tư. Ủy ban đã giám sát sự can thiệp vào tháng trước để ổn định thị trường trái phiếu sau khi ngân sách chính phủ được công bố và biên bản cuộc họp sẽ cung cấp một số thông tin chi tiết về những rủi ro đối với các quỹ hưu trí và tác động của việc lãi suất thế chấp cao hơn.

Vương quốc Anh sẽ công bố dữ liệu việc làm tháng 8 vào thứ Ba, sau đó là dữ liệu GDP tháng 8 cùng với dữ liệu về sản lượng công nghiệp và cán cân thương mại.

Dữ liệu kinh tế kém có thể tạo áp lực lên chính phủ trong việc đưa ra các kế hoạch tăng trưởng dài hạn.

Các nhà đầu tư đang kỳ vọng BoE sẽ tăng lãi suất 100 điểm cơ bản tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 11 để kiềm chế lạm phát hiện đang chạm mức 10%. Kế hoạch cắt giảm thuế của chính phủ mới có thể sẽ thúc đẩy lạm phát.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mnuchin: Sức mạnh của USD hiện giờ đang là ''cứu cánh'' đối với các khoản nợ của nước Mỹ
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mnuchin: Sức mạnh của USD hiện giờ đang là ''cứu cánh'' đối với các khoản nợ của nước Mỹ

Cựu Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết, USD mạnh là một lợi thế giúp Mỹ giải quyết các khoản thâm hụt tài chính lớn hiện nay. Nhưng đồng thời ông kêu gọi người thắng cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 cần phải đưa ra sáng kiến mới nhằm kiềm chế gánh nặng nợ liên bang.
Các ngân hàng chính sách Trung Quốc đang tăng cường huy động vốn bằng trái phiếu, giảm phụ thuộc vào PBOC
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Các ngân hàng chính sách Trung Quốc đang tăng cường huy động vốn bằng trái phiếu, giảm phụ thuộc vào PBOC

Thị trường trái phiếu Trung Quốc đang chứng kiến một đợt phục hồi mạnh mẽ, và các "ngân hàng chính sách" của nước này đang chuyển hướng từ việc vay vốn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sang tự huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ