5 tin tức quan trọng các trader cần chú ý trong tuần 03.04 - 07.04

5 tin tức quan trọng các trader cần chú ý trong tuần 03.04 - 07.04

22:51 02/04/2023

Dữ liệu kinh tế Mỹ, phát biểu của các quan chức Fed, cuộc họp OPEC+ và quyết định lãi suất của RBA cùng với RBNZ là tâm điểm chú ý trong tuần này

Trong tuần này, Mỹ sẽ công bố báo cáo việc làm tháng 3 trong khi thị trường chứng khoán bắt đầu bước vào quý II. Tâm điểm tuần này sẽ là cuộc họp của OPEC+ cùng với quyết định lãi suất của các ngân hàng trung ương Úc và New Zealand.

1. Dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp (NFP)

Mỹ sẽ công bố báo cáo NFP vào thứ Sáu, cho thấy sức khỏe của thị trường lao động vẫn mạnh mẽ trong năm qua trước những đợt tăng lãi suất của Fed.

Các nhà kinh tế đang kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ có thêm 238,000 việc làm trong tháng 3 sau khi tăng 311,000 trong tháng 2. Thu nhập trung bình mỗi giờ được dự đoán sẽ tăng 4.3% YoY, đây sẽ là tốc độ chậm nhất kể từ tháng 7/2021.

Báo cáo việc làm tháng 3 sẽ là dữ liệu cuối cùng trước cuộc họp tháng 5 của Fed, khi giới đầu tư tranh luận về việc liệu các nhà hoạch định chính sách có tăng lãi suất lần cuối hay không. Việc số lượng việc làm được tạo ra tăng trên 200,000 có khả năng thúc đẩy kỳ vọng thắt chặt 25 điểm cơ bản.

Các quan chức Fed kỳ vọng lãi suất sẽ duy trì quanh mức hiện tại trong thời gian còn lại của năm nay để kiềm chế lạm phát.

2. Dữ liệu kinh tế Mỹ, phát biểu của các quan chức Fed

Không chỉ báo cáo NFP tháng 3 được công bố vào thứ Sáu, lịch kinh tế cũng bao gồm dữ liệu cơ hội việc làm tháng 2 vào thứ Ba và tuyển dụng khu vực tư nhân tháng 3 vào thứ Tư.

Chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ của ISM sẽ được công bố lần lượt vào thứ Hai và thứ Tư.

Một số nhà hoạch định chính sách của Fed sẽ phát biểu trong tuần này, bao gồm Chủ tịch Fed tại Cleveland Loretta Mester, Chủ tịch Fed tại St. Louis James Bullard và Thống đốc Fed Lisa Cook.

Các quan chức Fed kỳ vọng lãi suất sẽ duy trì ở mức hiện tại trong thời gian còn lại của năm nay để giúp đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. Tuy nhiên, trong khi áp lực lạm phát vẫn dai dẳng, các quan chức cũng sẽ cần phải cân nhắc ảnh hưởng của lãi suất cao đối với sự ổn định tài chính sau những bất ổn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng.

3. Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng ổn định trong quý I mặc dù cổ phiếu ngành ngân hàng bị bán tháo mạnh mẽ sau sự sụp đổ của hai ngân hàng khu vực, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Chỉ số Nasdaq cao hơn 16.8%, mức tăng hàng quý lớn nhất kể từ năm 2020. S&P 500 tăng 7%, phục hồi sau khi giảm gần 20% vào năm 2022 và Dow Jones kết thúc quý tăng 0.4%.

Giới đầu tư cho biết rằng đà tăng của thị trường chứng khoán khiến cổ phiếu dễ bị tổn thương hơn trước suy thoái kinh tế, điều này đang bị thúc đẩy bởi sự hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng.

Liệu thị trường chứng khoán biến động đến mức nào thì có thể dẫn đến một cuộc suy thoái - và liệu nền kinh tế có trải qua một cuộc suy thoái hay không - đang là những quan điểm gây tranh cãi ở Phố Wall.

“Câu trả lời chắc chắn là không, thị trường đang không định giá cho một cuộc suy thoái,” theo Hans Olsen, giám đốc đầu tư của Fiduciary Trust, công ty đang chống chọi với sự hỗn loạn của thị trường bằng cách nắm giữ lượng tiền mặt nhiều hơn mức thông thường. “Điều này có nghĩa là thị trường chứng khoán có thể đối mặt với một số khó khăn trong các quý tới.”

4. Cuộc họp OPEC+

OPEC+ có thể sẽ tiếp tục thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu hiện tại vào cuộc họp hôm thứ Hai, với giá dầu phục hồi sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng.

Dầu thô Brent đã tăng lên 80 USD/thùng sau khi giảm xuống gần 70 USD vào ngày 20/3, do lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu giảm bớt và việc khu vực Kurdistan của Iraq ngừng xuất khẩu đang hạn chế nguồn cung.

OPEC+ dự kiến tổ chức một cuộc họp trực tuyến của Ủy ban Giám sát chung cấp Bộ trưởng, bao gồm Nga và Saudi Arabia, vào thứ Hai.

Sau cuộc đàm phán này, cuộc họp tiếp theo của OPEC+ ít nhất bắt đầu từ tháng Sáu.

Giá dầu giảm là một vấn đề đối với hầu hết các thành viên OPEC+ vì nền kinh tế của họ phụ thuộc nhiều vào doanh thu từ dầu mỏ.

5. Quyết định lãi suất của RBA, RBNZ

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ họp vào thứ Ba để đưa ra quyết định về việc tăng hay giữ nguyên lãi suất.

Dữ liệu lạm phát Úc tháng 2 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng là 6.8% YoY, khiến giới đầu tư giảm kỳ vọng vào khả năng RBA tăng lãi suất 25 điểm cơ bản.

Thống đốc RBA Philip Lowe cho biết họ sắp tạm dừng tăng lãi suất vì chính sách tiền tệ hiện đang ở trong lãnh thổ hạn chế và đề xuất đưa ra động thái này ngay sau tháng 4 tùy thuộc vào dữ liệu kinh tế.

Trong khi đó, thị trường vẫn đang định giá Ngân hàng Dự trữ New Zealand tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào cuộc họp hôm thứ Tư.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley MUFG Securities cảnh báo nguy cơ dữ liệu lạm phát ở Tokyo sẽ gây ra phản ứng bất ngờ trên thị trường ngoại hối vào sáng thứ Sáu chỉ vài giờ trước quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ