2024 là năm đánh dấu sự thay đổi lớn về mặt chính trị

2024 là năm đánh dấu sự thay đổi lớn về mặt chính trị

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

18:01 07/01/2024

Động cơ đằng sau một Chính phủ Toàn cầu hóa: kiểm soát từng khía cạnh trong cuộc sống của bất cứ cá nhân nào trên Trái đất này.

Có thể điều này đã thu hút rất nhiều quan điểm tranh cãi trong nhiều năm, thậm chí hàng thập kỉ. Tuy nhiên, Covid đã loại bỏ đi những nghi ngờ về một Chính phủ toàn cầu khi mà chúng ta bắt đầu thẳng thắn nói về nó.

Đại dịch Covid là dịp để các nhà tư tưởng vào học thuyết thế giới phẳng lên ngôi. Cuộc đua về quan điểm toàn cầu hóa bước vào giai đoạn tăng tốc về đích nhưng dường như có vẻ đã mất đà trước chiến thắng, nhưng cuộc đua vẫn đang diễn ra. Mục tiêu vẫn không thay đổi, ngay cả khi những năm qua có thể thấy chính sách đã phần nào đó bị rơi vào quên lãng.

Chúng ta đã có khái quát hóa vấn đề, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì thế nào? Một 'chính phủ toàn cầu' tiềm năng sẽ trông như thế nào?

Đầu tiên, hãy nói về những điều chúng ta KHÔNG THỂ thấy.

1. Không có một ai tự khẳng định mình là Cơ quan Chính phủ toàn cầu đó. Không, rất có thể sẽ không bao giờ có một “chính phủ thế giới” chính thức, ít nhất là trong một thời gian dài nữa. Đó là một bài học họ học từ Covid rằng việc đặt tên và đại diện cho chủ nghĩa toàn cầu chỉ dẫn tới nhiều sự phản đối hơn.

2. Chính phủ toàn cầu sẽ không bao giờ từ bỏ chủ nghĩa quốc gia. Bạn có thể chắc chắn rằng Klaus Schwab (hoặc bất cứ ai) sẽ không bao giờ xuất hiện đồng loạt trên mọi chiếc tivi và tuyên bố rằng chúng ta đều là công dân của 'thế giới' bây giờ và các quốc gia không còn tồn tại nữa.

Một phần vì điều đó có thể tạo ra sự phản kháng (xem điểm 1), nhưng do chủ nghĩa dân tộc là một công cụ quá hữu hiệu đối với những kẻ có khả năng thao túng dư luận. Và tất nhiên, sự tồn tại của các quốc gia không có nghĩa là phủ nhận sự hiện diện của của hệ thống kiểm soát vượt quốc gia, cũng giống như sự tồn tại của Rhode Island, Florida hay Texas không ngăn cản sự hiện diện của Chính phủ Liên bang.

3. Không bao giờ công khai về việc thay đổi hệ thống. Chúng ta sẽ không được thông báo rằng chúng ta đang hợp nhất dưới một mô hình Chính phủ mới, thay vào đó, những tưởng tượng về vùng miền và sự khác biệt bề ngoài sẽ che giấu sự thiếu lựa chọn trên bản đồ các quan điểm chính trị.

Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, dân chủ, chuyên chế, quân chủ… những từ này sẽ dần dần mất đi ý nghĩa, thậm chí còn nhiều hơn những gì chúng đã có, nhưng chúng sẽ không bao giờ bị lãng quên. Tôi cho rằng những gì chủ nghĩa Toàn Cầu sẽ mang lại cho chúng ta là một tập hợp các quốc gia dân tộc phần lớn chỉ trên danh nghĩa, vận hành bởi các hệ thống chính phủ tưởng chừng khác nhau, nhưng tất cả đều được xây dựng trên cùng các giả định cơ bản và tất cả đều tuân theo một cơ quan quyền lực cấp cao hơn mà vốn không được bầu chọn hay tuyên bố. …và nếu điều đó nghe có vẻ quen thuộc thì đó là vì về cơ bản đó là những gì chúng ta đang có.

Khía cạnh quan trọng duy nhất còn thiếu là các cơ chế quan trọng mà nhờ đó mô hình khó nhằn này có thể được vận hành một cách mượt mà, ở đó mọi góc cạnh đều bị mài mòn và tất cả các quyền lực tối cao sẽ hoàn toàn biến mất. Đó là lúc ba trụ cột chính của xu hướng toàn cầu hóa xuất hiện:

#1. Tiền kỹ thuật số

Trên 90% các quốc gia trên thế giới đang trong quá trình triển khai một loại tiền kỹ thuật số mới do Ngân hàng Trung ương của họ phát hành. Nhiều tổ chức phi chính phủ khác cũng đang gấp rút phát triển Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDCs) trong nhiều năm trở lại đây. Nói một cách đơn giản, sử dụng hoàn toàn tiền kỹ thuật số cho phép chúng ta giám sát toàn diện mọi giao dịch. Nếu được lập trình, loại tiền này cũng sẽ cho phép việc kiểm soát từng các giao dịch.

Rõ ràng là CBDCs có thể trở thành một cơn ác mộng khi chúng có thể xâm phạm quyền lợi của những người bị ép phải sử dụng tiền tệ kỹ thuật số… nhưng tại sao chúng lại là nền tảng chính của chính phủ toàn cầu? Câu trả lời nằm ở “Khả năng tương tác”. Mặc dù các CBDCs của các quốc gia trên thế giới về mặt danh nghĩa sẽ hoạt động độc lập nhưng phần lớn đang được mã hóa để nhận dạng và tương tác với nhau.

Chúng hầu hết đang được phát triển theo hướng dẫn của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và các tổ chức tài chính lớn khác, và chúng đều được lập trình bởi cùng một số lượng các tập đoàn công nghệ lớn. Báo cáo Tháng 6 năm 2023 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã cho thấy tầm quan trọng của “Các nguyên tắc tương tác toàn cầu về tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương” và đưa ra kết luận rằng:

"Các Ngân hàng Trung ương cần phải ưu tiên cân nhắc về khả năng tương tác lẫn nhau trong quá trình thiết kế bằng cách tuân thủ một bộ nguyên tắc hướng dẫn. Để tạo điều kiện cho việc phối hợp toàn cầu và đảm bảo tính hài hòa trong việc triển khai CBDC, việc phát triển một bộ nguyên tắc và tiêu chuẩn trở nên cấp thiết. Dựa trên những nỗ lực hợp tác và nghiên cứu trước đây, bộ nguyên tắc này có thể đóng vai trò là nền tảng vững chắc, giúp cho các Ngân hàng Trung ương chủ động hơn trong hơn việc xem xét khả năng tương tác của các sáng kiến CBDC ngay từ giai đoạn đầu. Bằng việc áp dụng những nguyên tắc này, các Ngân hàng Trung ương có thể hướng tới việc tạo một hệ sinh thái CBDC kết nối và liên kết chặt chẽ."

Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhấn mạnh thêm:

"Để đảm bảo triển khai thành công và thúc đẩy khả năng tương tác, sự phối hợp toàn cầu trở thành điều tối quan trọng […] tuân thủ các nguyên tắc về khả năng tương tác, CBDC có thể phát triển một cách hài hòa, dẫn đến hệ thống thanh toán kỹ thuật số kết nối và hiệu quả."

Bạn không cần phải là thiên tài với kĩ năng đọc hiểu cao siêu, nhưng có thể hiểu những khái niệm như “sự phối hợp toàn cầu”, “hệ sinh thái gắn kết”, “tiến bộ hài hòa” và “hệ thống thanh toán liên kết".

Không có sự khác biệt giữa 195 loại tiền kỹ thuật số có tính tương tác và liên kết, và một loại tiền toàn cầu duy nhất. Trên thực tế, “khả năng tương tác” là khẩu hiệu cho tất cả các cấu trúc quyền lực theo chủ nghĩa toàn cầu hóa đang tiến về phía trước.

#2. Nhận dạng công dân trên hệ thống điện tử

Sự thúc đẩy toàn cầu về nhận dạng công dân trên nền tảng số hóa đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 21 với nhận dạng dấu vân tay vào Chứng minh nhân dân được đề xuất bởi Tony Blair và thậm chí còn lâu đời hơn cả tiền kỹ thuật số. Trong nhiều thập kỷ, nó đã luôn là một giải pháp cho mọi vấn đề: bạn có phải là phần tử khủng bố hay không? Bạn có phải là dân nhập cư bất hợp pháp? Bạn đã tiêm vắc-xin phòng chống Covid hay chưa? Bạn là người thật hay là Trí tuệ nhân tạo? Tất cả câu trả lời cho những câu hỏi trên đều được giải đáp với dữ liệu số hóa nhận dạng công dân.

Giống như với CBDCs, một dịch vụ danh tính số hóa lan rộng là một mối đe dọa đối với nhân quyền. Và, cũng như với CBDCs, nếu bạn liên kết các nền tảng danh tính số hóa quốc gia, bạn có thể xây dựng một hệ thống công dân toàn cầu. Một lần nữa, tất cả đều xoay quanh "khả năng tương tác".

Chương trình Identity4Development (tạm dịch là Danh tính để phát triển) của Ngân hàng Thế giới đã khẳng định: Khả năng tương tác là rất quan trọng để phát triển các hệ sinh thái danh tính hiệu quả, bền vững và hữu ích. Bộ trưởng Kỹ thuật số của các nước Bắc Âu và Baltic đã công khai kêu gọi cho các chứng minh nhận dạng số hóa hoạt động "xuyên biên giới". Các tổ chức phi chính phủ như Open Identity Exchange (OIX) liên tục công bố các báo cáo về “sự cần thiết của các tiêu chuẩn dữ liệu để khả năng tương tác của Chứng minh nhận dạng Số hóa trong một hay nhiều hệ sinh thái Chứng minh nhận dạng khác nhau.” Danh sách các chính phủ đang giới thiệu Chứng minh nhận dạng số hóa và "hợp tác" với các doanh nghiệp lớn để thúc đẩy "khả năng tương tác xuyên biên giới" đang ngày càng dài hơn.

Vào tháng 10 năm 2023, Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc đã công bố "các hướng dẫn" về thiết kế và sử dụng chứng minh công dân toàn cầu trên nền tảng số. Không có sự khác biệt nào giữa 195 quốc gia và vùng lãnh thổ trên nền tảng danh tính số và một chương trình danh tính toàn cầu duy nhất. Từ đó, kế hoạch về một hệ thống tiền tệ và danh tính công dân toàn cầu có thể thuận tiện được triển khai trong tương lai. Bây giờ họ có thể kiểm soát và giám sát mọi hành động, giao dịch tài chính, sức khỏe của mỗi người và hơn thế nữa. Đó là cơ chế giám sát và kiểm soát, tất cả được xử lý trong một mô hình phân tán được thiết kế để không bộc lộ hình bóng của một chính phủ duy nhất trên Trái Đất.

#3. Biến đổi khí hậu toàn cầu

Biến đổi khí hậu đã là ưu tiên hàng đầu của chương trình toàn cầu từ nhiều năm nay. Đó được ví như một con ngựa gỗ thành Troy của những kiến trúc sư có thiên hướng chống lại loại người. Ngay từ năm 2010, các "chuyên gia" nổi tiếng về Biến đổi khí hậu đã đề xuất rằng "loài người chưa đủ tiến hóa" để chống lại biến đổi khí hậu và "Có thể cần phải tạm dừng nền dân chủ trong một thời gian". Gần đây hơn, Bloomberg đã đăng các bài báo trong năm 2019 với những tựa đề như "Biến đổi khí hậu sẽ giết chết chủ quyền quốc gia theo cách chúng ta vẫn biết" và các học giả đang nói với chúng ta rằng: "Các quốc gia sẽ vẫn không thể giải quyết các khủng hoảng toàn cầu như biến đổi khí hậu cho đến khi họ từ bỏ chủ quyền của mình." Trong nhiều năm qua, biến đổi khí hậu đã được coi là lý do khiến chúng ta có thể "bị buộc phải” từ bỏ dân chủ hoặc chủ quyền.

Ngoài ra, còn có một tuyên truyền kéo dài nhằm mục đích cho việc thay đổi "biến đổi khí hậu" từ một vấn đề môi trường thành một vấn đề mà nhân loại cần chung tay giải quyết. Tất cả các chính phủ quốc gia hiện nay đồng lòng về việc "biến đổi khí hậu" là một vấn đề cấp bách đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu để giải quyết. Họ tổ chức các hội nghị với quy mô lớn, ký kết các hiệp định quốc tế và buộc các quốc gia phải tuân theo những chính sách nhất định vì lợi ích của hành tinh.

Sau khi đã ký kết thành công, giờ đây, công tác phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu đã trở thành lời giải cho rất nhiều vấn đề:

- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rõ ràng tới an ninh năng lượng và ngành vận chuyển.

- Trong thời kỳ đại dịch Covid, biến đổi khí hậu chuyển đổi dưới dạng cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng.

- Giờ đây, chúng ta được truyền thông rằng "biến đổi khí hậu" đang tạo ra khủng hoảng thực phẩm.

- Thương mại quốc tế cũng nhận được những cảnh báo cần đề cao yếu tố biến đổi khí hậu.

Ngân hàng Thế giới nói rằng cải cách giáo dục sẽ giúp chiến đấu chống lại biến đổi khí hậu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói rằng mọi quốc gia trên thế giới nên đánh thuế carbon và cho rằng CBDC có thể tốt cho môi trường trong thời gian gần đây. Nông nghiệp & thực phẩm, sức khỏe cộng đồng, năng lượng & giao thông, thương mại, chính sách tài khóa & thuế, thậm chí cả giáo dục. Gần như mọi lĩnh vực của chính phủ hiện đều có thể được che đậy bởi “biến đổi khí hậu”. Họ không còn cần một chính phủ thế giới duy nhất nữa, họ chỉ cần một hội đồng duy nhất của "những chuyên gia quốc tế về biến đổi khí hậu" để cứu hành tinh.

Thông qua lăng kính của "biến đổi khí hậu", những chuyên gia này sẽ được ủy quyền để quyết định - xin lỗi, khuyến nghị chính sách trong gần như mọi lĩnh vực của cuộc sống đối với mọi quốc gia trên hành tinh.

Bạn đã nhận ra chưa?
Đây là chính phủ toàn cầu trong thế giới hiện đại, không tập trung mà phân tán như điện toán đám mây. Một đầu não tổ chức siêu quốc gia của các công ty và các chuyên gia hàng đầu.Vì không tồn tại hoặc có thẩm quyền chính thức, họ không phải chịu trách nhiệm, và đang truyền tất cả các quyết định chính sách của họ qua một bộ lọc duy nhất - biến đổi khí hậu.

Sẽ không có một đồng tiền toàn cầu duy nhất, sẽ có hàng chục và hàng chục đồng tiền kỹ thuật số “tương thích" tạo ra một "hệ sinh thái thanh toán hòa hợp".
Sẽ không có một dịch vụ nhận dạng kỹ thuật số toàn cầu duy nhất, sẽ có một loạt "mạng lưới nhận dạng liên kết" tham gia vào "luồng dữ liệu tự do để thúc đẩy an ninh".
Sẽ không có một chính phủ toàn cầu, sẽ có các hội đồng quốc tế của "các chuyên gia", được bổ nhiệm bởi Liên Hợp Quốc, đưa ra "khuyến nghị chính sách".

Hầu hết hoặc tất cả các quốc gia trên thế giới có thể sẽ tuân theo hầu hết hoặc tất cả các khuyến nghị, nhưng bất kỳ ai gọi những hội đồng này là chính phủ toàn cầu sẽ nhận được các thông tin kiểm chứng từ Snopes hoặc Politifact nhấn mạnh rằng "các hội đồng chuyên gia của Liên Hợp Quốc KHÔNG hình thành một chính phủ toàn cầu vì họ không có quyền lập pháp". Đây chính là cách mà chính phủ toàn cầu sẽ hình thành vào năm 2024 và sau này.

Bị che đậy, hoàn toàn có thể phủ nhận... nhưng rất, rất thực tế.

Zero Hedge

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ