Vòng trừng phạt thứ 6 của Nga lên EU

Vòng trừng phạt thứ 6 của Nga lên EU

13:27 03/06/2022

Vòng trừng phạt thứ sáu của EU lên Nga vào hôm thứ Năm là một trong những yếu tố sẽ tiếp tục hỗ trợ giá dầu trong thời gian tới.

Vòng trừng phạt thứ 6 của Nga lên EU
Vòng trừng phạt thứ 6 của Nga lên EU

Diễn biến thị trường ngày 02/06/2022

Giá cả hàng hoá tăng tương đối mạnh với đậu tương, lúa mì, và dầu thô, mặc khác không có chuyển động đối với ngô và đường. Trung Quốc giảm sản lượng nghiền cùng với việc gia tăng hàng tồn kho chậm do biên lợi nhuận thấp. Kì vọng về sản lượng đồng năm 2023 tăng cao với nhiều mỏ đang được triển khai, nhằm bù đắp cho mức gia tăng nhu cầu năm 2022.

Tin tức chung

1. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Oleg Nikolenko cho biết Ukraine đang làm việc với các đối tác quốc tế để hoàn thành sứ mệnh do Liên hợp quốc hậu thuẫn nhằm khôi phục các tuyến đường vận chuyển trên Biển Đen và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine.

2. Khu vực đồng euro báo cáo chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 4 của họ đã tăng mạnh 37.2% so với năm trước, chủ yếu là do chi phí năng lượng tăng. Nhưng nếu không bao gồm năng lượng, chỉ số PPI vẫn tăng 15.6% so với năm ngoái.

3. Trung Quốc đã công bố khoản đầu tư 120 tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng. Việc tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kích thích nền kinh tế sau nhiều tháng bị lockdown do dịch Covid.

4. Vòng trừng phạt thứ sáu của EU lên Nga vào thứ Năm thực hiện lệnh cấm thêm ba hãng truyền thông nhà nước của Nga và cắt ngân hàng lớn nhất của Nga, Sberbank, khỏi SWIFT.

5. Chính quyền Biden đang xem xét “tất cả các cân nhắc” khi đề cập các thay đổi tiềm năng đối với thuế của Mỹ lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc, bao gồm giảm thuế quan và thực hiện thanh tra các cuộc thương mại mới, nhằm chuyển trọng tâm sang các mối quan tâm chiến lược với Bắc Kinh, Phó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Sarah Bianchi cho biết hôm thứ Năm.

Lịch sự kiện

Ngô

Công ty tư vấn địa phương Hedge Point Global Markets cho biết sản lượng ngô vụ thứ hai của Brazil dự kiến sẽ đạt 89.2 triệu tấn vào năm 2021/22, một khối lượng kỷ lục và cao hơn 14.1 triệu tấn so với kỷ lục trước đó. Theo Conab, trong năm 2020/21, quốc gia này đã thu hoạch 60.7 triệu tấn trong vụ ngô thứ hai. Theo Hedge Point, tổng sản lượng ngô của Brazil dự kiến sẽ đạt 116.2 triệu tấn, từ 21.3 triệu ha trồng ngô, trong khi năm 2020/21 sản lượng ngô của Brazil đạt 87.1 triệu tấn từ diện tích 19.9 triệu ha.

Sở Giao dịch Ngũ cốc Buenos Aires (BAGE) giữ nguyên sản lượng ngô niên vụ 2021/22 của Argentina ở mức 49 triệu tấn, với diện tích trung bình trong khoảng 6.82 tấn/Ha tới 6.86 tấn/Ha. Thu hoạch ngô trong tuần này tăng 1.9 điểm phần trăm so với tuần trước, đạt 32% hoàn thành, thấp hơn 10.2 điểm phần trăm so với mức trung bình 5 năm.

Dự trữ ngô toàn cầu cho niên vụ 2023 sẽ thấp hơn 1.1% so với năm trước, với phần lớn sự sụt giảm tập trung ở Mỹ và Trung Quốc, Cơ quan FAO-AMIS cho biết hôm thứ Năm. Sản lượng ngô cũng được dự đoán sẻ giảm 1.6% so với năm trước do sụt giảm từ Mỹ và Ukraine.

Đánh giá: Trung lập

Lúa mì

Ấn Độ cho phép xuất khẩu lúa mì dần dần, nhưng một phần lúa mì vẫn bị mắc kẹt tại kho dự trữ ở các cảng. Cụ thể, Ấn Độ đã cho phép vận chuyển 469,000 tấn lúa mì ra khỏi quốc gia kể từ khi cấm hầu hết xuất khẩu vào tháng trước, nhưng ít nhất 1.7 triệu tấn vẫn đang nằm ở các cảng và có thể bị hư hại do mưa gió mùa, theo nguồn tin từ Reuters. Các lô hàng xuất khẩu chủ yếu có điểm đến là Bangladesh, Philippines, Tanzania và Malaysia, theo một quan chức chính phủ cấp cao cho biết. Xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ giảm xuống 1.13 triệu tấn trong tháng 5 từ mức kỷ lục 1.46 triệu tấn vào tháng 4.

Úc đang chuẩn bị cho năm thứ ba liên tiếp có sản lượng lúa mì đạt gần mức kỷ lục do giá quốc tế cao và thời tiết tốt thúc đẩy việc trồng trọt. Nông dân Úc đang nỗ lực trồng trọt lúa mì trên diện tích kỷ lục 14.45 triệu ha, theo IKON Commodities. Các nhà phân tích và thương nhân kỳ vọng sản lượng lúa mì của nước này sẽ dao động từ 30 tới 35 triệu tấn, cao hơn mức trung bình 10 năm là 24.8 triệu tấn.

Cung và cầu lúa mì có xu hướng bị siết chặt hơn trong năm 2022 hơn so với năm 2021, theo dự báo của tổ chức FAO-AMIS vào hôm qua. Cụ thể sản lượng lúa mì năm 2022 được dự báo sẽ giảm 0.8% so với năm trước, mức giảm đầu tiên sau 4 năm. Cả việc sử dụng và thương mại lúa mì cho niên vụ 2022/23 đều bị hạn chế do giá cao cho việc sử dụng thức ăn chăn nuôi và sản lượng thấp, làm hạn chế xuất khẩu toàn cầu.

Đánh giá: Trung lập

Đậu tương

Theo dữ liệu từ Trung tâm Thông tin Dầu và Ngũ cốc Quốc gia (CNGOIC) của Trung Quốc, sản lượng nghiền đậu tương đã giảm nhẹ trong tuần trước xuống còn 1.88 triệu tấn, do tỷ suất lợi nhuận không thuận lợi đã hạn chế hoạt động nghiền. Con số trên thấp hơn 50,000 tấn so với tuần trước và thấp hơn 190,000 tấn so với cùng kì năm ngoái. Với khối lượng nghiền giảm, dự trữ đậu tương tăng thêm 200,000 tấn hay 4.02% so với tuần trước lên 5.18 triệu tấn, tăng 1.7 triệu tấn so với tháng trước nhưng giảm 240,000 tấn so với năm ngoái. Đối với khô đậu tương, mặc dù sản lượng thấp hơn trong tuần trước do lượng nghiền giảm, tốc độ tiêu thụ của các nhà máy xay xát thức ăn chăn nuôi và các công ty chăn nuôi diễn ra chậm, dẫn đến tồn kho khô đậu tương tăng hơn 160,000 tấn so với tuần trước, lên mức 850,000 tấn.

BAGE đã tăng ước tính sản lượng đậu tương của Argentina lên từ 42 triệu lên 43.3 triệu tấn, vào ngày kết thúc thứ Năm. Tiến độ thu hoạch trong tuần này cũng tăng lên 4.4 điểm phần trăm so với tuần trước, lên 94.3%.

Cơ quan FAO-AMIS cho biết, sản lượng đậu tương niên vụ 2022/23 được dự đoán sẽ tăng ở mức cao kỷ lục bởi sự trở lại từ phía khu vực Nam Mỹ và tăng diện tích ở Mỹ và Trung Quốc, tiêu dùng cũng được kì vọng sẽ tăng, chủ yếu đến từ Trung Quốc. Thương mại được kì vọng sẽ trở lại mạnh mẽ, trong khi đó tồn kho cuối kì niên vụ 2022/23 được dự đoán sẽ tăng rất cao trong vòng nhiều năm qua, do tỷ lệ sử dụng hàng tồn kho ước tính sẽ duy trì dưới mức trung bình 5 năm.

Đánh giá: Tiêu cực

Nhóm năng lượng

Khối EU đã đưa ra quyết định cuối cùng đối với lệnh cấm mới lên dầu khí của Nga và Ngân hàng Sberbank, sau cuộc tranh luận với Hungary. Các nhà lãnh đạo EU cho rằng lệnh cấm sẽ có hiệu lực hoàn toàn vào cuối năm 2022. Hungary và hai quốc gia Trung Âu không giáp biển khác đã được đảm bảo miễn trừ cho việc nhập khẩu bằng đường ống. Lệnh trừng phạt mới nhất của phương Tây lên Nga có thể sẽ cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu của Nga cho khối EU bao gồm 27 quốc gia và 450 triệu dân.

Đánh giá: Tích cực

Kim loại

Nguồn cung đồng trên toàn cầu được kì vọng sẽ trở lại một cách mạnh mẽ trong năm 2023, các nhà phân tích tại RBC cho biết. Các dự án mỏ đồng chưa được khai thác như Quellaveco ở Peru, Timok ở Serbia, Quebrada Blanca giai đoạn 2 ở Chile được chuẩn bị để bắt đầu sản xuất trong giai đoạn giữa 2022 và đầu 2023, để bù đắp cho mức tăng trưởng về nhu cầu.

Sản lượng đồng giảm mạnh trong tháng 4, Cơ quan Chính phủ Cochilco cho biết hôm thứ Năm, với sản lượng của Tập đoàn nhà nước Codelco giảm 6.1% so với cùng kì xuống 116,000 tấn, và sản lượng của Collahuasi giảm mạnh 26.5%. Tổng sản lượng đồng của Chile trong tháng 4 giảm mạnh 8.9% xuống còn 420,000 tấn.

Đánh giá: Tích cực


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ

Hotline: 0286 686 0068

Website: https://saigonfutures.com/

Fanpage: Saigon Futures Inc

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 17/05: Mốc 90 triệu đồng/lượng dường như vẫn là một thách thức rất lớn
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Giá vàng hôm nay 17/05: Mốc 90 triệu đồng/lượng dường như vẫn là một thách thức rất lớn

Phiên đấu thầu vàng miếng hôm qua đã diễn ra khá suôn sẻ. Tổng kết 4 phiên đấu thầu thành công, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đẩy 27,200 lượng vàng miếng SJC vào lưu thông. Điều này dường như đang tạo chút áp lực lên giá vàng miếng SJC khi đồng loạt giảm vào ngày hôm nay.
Giá vàng hôm nay 15/05: Vàng nội lại giảm, nhưng nếu so với nửa năm trước thì quả thực 89 triệu đồng/lượng đã là một mức rất cao!
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Giá vàng hôm nay 15/05: Vàng nội lại giảm, nhưng nếu so với nửa năm trước thì quả thực 89 triệu đồng/lượng đã là một mức rất cao!

Trái ngược với diễn biến giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tiếp đà giảm về quanh 89 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá mua và bán vẫn cao, lên tới 3 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới là khoảng 16 triệu đồng/lượng tính theo giá vàng giao ngay $2,356.
Giá dầu duy trì đà tăng khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo từ OPEC và dữ liệu lạm phát Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giá dầu duy trì đà tăng khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo từ OPEC và dữ liệu lạm phát Mỹ

Giá dầu giữ vững đà tăng trước thềm báo cáo thị trường của OPEC và dữ liệu lạm phát Mỹ. Giới giao dịch đang tìm kiếm những tín hiệu về việc liệu các hạn chế nguồn cung có được kéo dài hay không, cũng như dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ định hình kỳ vọng về chính sách tiền tệ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ