Úc đối mặt với khó khăn khi kinh tế Trung Quốc kém sắc

Úc đối mặt với khó khăn khi kinh tế Trung Quốc kém sắc

13:51 18/07/2023

Kinh tế Trung Quốc suy yếu đang gây "lo ngại" cho Australia. Bộ trưởng Tài chính Jim Chalmers cho biết tình hình "rất đáng quan ngại" khi Bắc Kinh đang đối mặt với nguy cơ giảm phát, trong thời điểm mà hầu hết các quốc gia đang cố gắng kiềm chế áp lực giá cả.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, chiếm gần một phần ba tổng xuất khẩu của Australia, khiến Australia trở nên dễ tổn thương nếu kinh tế của quốc gia lớn thứ hai thế giới này yếu đi. Ông Chalmers cho biết Úc đang theo dõi "rất, rất kỹ" kinh tế Trung Quốc tại cuộc họp Nhóm các nước G20 ở Gandhinagar, Ấn Độ.

"Điều này ảnh hưởng đáng kể đến cách chúng tôi nhìn nhận triển vọng của nền kinh tế toàn cầu", Chalmers nói. "Trung Quốc rõ ràng là một mảnh ghép quan trọng của bức tranh đối với chúng tôi, vì vậy khi dữ liệu từ Trung Quốc yếu đi, điều đó làm chúng tôi lo ngại."

Bộ trưởng cũng cho biết Úc chưa điều chỉnh dự báo của mình dù có tin tức kinh tế không khả quan của Trung Quốc.

Sự phục hồi của Trung Quốc đã mất đà trong quý 2 - chỉ tăng gần 1% so với ba tháng trước đó và đặt mục tiêu tăng trưởng của Bắc Kinh trong năm nay vào tình thế khó khăn. Dữ liệu thứ Hai cho thấy, giảm phát trong nền kinh tế hiện đang trở thành một mối đe dọa lớn, với giá cả giảm lần đầu tiên kể từ năm 2020.

Dữ liệu GDP yếu khiến việc kích thích trở nên cấp thiết hơn, với sự chú ý hiện chuyển sang cuộc họp của Bộ Chính trị cuối tháng này, nơi quyết định chính sách kinh tế trong phần còn lại của năm sẽ được đưa ra.

Bắc Kinh đã gợi ý rằng các biện pháp kích thích trong năm nay có thể sẽ bị giới hạn về quy mô, phản ánh mục tiêu tăng trưởng tương đối khiêm tốn của nước này, khoảng 5%.

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đã lặp lại rằng động lực phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau Covid đã mất đà trong biên bản cuộc họp tháng 7 được công bố vào hôm nay.

Họ nhấn mạnh rằng số lượng nhà ở xây dựng tại Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006 và đầu tư bất động sản đã tiếp tục suy giảm đến gần 1/4 so với đỉnh năm 2020.

Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc là nguồn cung cấp chính nhu cầu về quặng sắt, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Úc.

Ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính đều không dự báo Australia sẽ rơi vào suy thoái, nhưng kinh tế dự kiến sẽ giảm tốc trong năm tới sau 4 điểm phần trăm tăng lãi suất tích lũy của ngân hàng trung ương kể từ tháng 5 năm 2022, khi nó cố gắng kiềm chế lạm phát.

Dữ liệu lạm phát quý 2 sẽ được công bố vào tuần tới và ông Chalmers hy vọng giá cả sẽ "hạ nhiệt" so với con số mức 7% ghi nhận trong ba tháng đầu năm.

Bộ trưởng tài chính cho biết ông hoan nghênh dữ liệu mới từ Mỹ cho thấy lạm phát tại Mỹ giảm xuống 3%. Tuy nhiên, ông cảnh báo không nên so sánh giữa Úc và Mỹ vì giá cả tiêu dùng tại Mỹ đã đạt đỉnh sớm hơn và đã giảm xuống trong một thời gian dài.

"Ta đang ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc chiến chống lạm phát này," Chalmers nói.

"Tình hình ở Trung Quốc khá đáng chú ý, như tình hình ở Nhật Bản trước đó," ông nói, đề cập đến nguy cơ giảm phát. Lạm phát vẫn là "thách thức quan trọng" đối với nền kinh tế Úc, mặc dù đã giảm đi, ông thêm.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hoạt động dịch vụ của Trung Quốc giảm trong tháng 4 nhưng vẫn ổn định
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Hoạt động dịch vụ của Trung Quốc giảm trong tháng 4 nhưng vẫn ổn định

Một cuộc khảo sát khu vực tư nhân hôm thứ Hai cho thấy hoạt động dịch vụ của Trung Quốc đã chậm lại một chút trong bối cảnh chi phí tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng và tâm lý kinh doanh vẫn vững chắc, nâng hy vọng về sự phục hồi kinh tế bền vững của Trung Quốc
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ