Tổng hợp các tin tức thị trường tuần qua

Tổng hợp các tin tức thị trường tuần qua

Quỳnh Nguyễn

Quỳnh Nguyễn

Currency Analyst

11:48 02/03/2020

Trong tuần vừa qua các số liệu kinh tế Mỹ không có nhiều tác động đến tâm lý thị trường, cụ thể các số liệu niềm tin tiêu dùng giảm xuống 130.7 thấp hơn dự báo 132.6, đơn đặt hàng hàng hoá lâu bền tăng trưởng tích cực hơn so với dự báo, trong khi đó số liệu thu nhập và chi tiêu cá nhân không đạt được kỳ vọng. Mặc dù hiện tại sức khoẻ nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì ổn định.

  • Với việc các chuyên gia nhận định nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động xấu do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn bởi Coronavirus và số ca nhiễm mới tại Hàn và Ý tăng mạnh cuối tuần trước đã khiến tâm lý Risk off bao phủ thị trường.
  • Các diễn biến xấu từ nCoV đang khiến các nhà hoạch định chính sách FED thận trọng hơn trong các quyết định chính sách của mình. Trong biên bản cuộc họp gần nhất FED cho biết các lập trường hiện tại của chính sách tiền tệ là phù hợp. Tuy nhiên tỷ lệ cắt giảm lãi suất của FED đã tăng lên đáng kể trong tuần qua khi thị trường rơi vào hoảng loạn sau khi nCoV bùng phát nhanh tại Hàn và lan sang châu Âu.
  • Cụ thể số liệu CoronavirusTrung Quốc được khống chế tương đối tốt khi số lượng người nhiễm mới và tử vong giảm dần, tuy nhiên sự bùng phát nhanh tại Hàn với số ca nhiễm tăng lên trên 2000 và tử vong 13 người, tại Ý số ca nhiễm tăng nhanh 30% lên 655 người và số ca tử vong tăng lên 17 người được thống kê vào thứ 6 vừa qua đã làm gia tăng các lo ngại dịch bệnh nCoV sẽ bùng phát mạnh trên toàn cầu, dẫn đến nền kinh tế toàn cầu sẽ bước vào giai đoạn suy thoái vốn dĩ đang yếu đi rất nhiều trong những năm vừa qua.
  • Đồng USD phản ứng tiêu cực dù trước đó đã tăng rất mạnh khi tâm lý lo ngại rủi ro tăng lên. Đồng USD không còn là đồng tiền trú ẩn trước làn sóng bán tháo chứng khoán tại Mỹ tăng nhanh. Cụ thể thị trường Chứng khoán Mỹ liên tục bị bán tháo trong suốt tuần qua là tuần tồi tệ nhất của 3 chỉ số chính kể từ khủng hoảng 2008, khiến nỗi sợ hãi về một cuộc suy thoái toàn cầu đang bao trùm lên toàn bộ thị trường tài chính. Và nó cho thấy đồng USD cũng sẽ không còn an toàn nữa để nắm giữ. Thay vào đó giới đầu tư lựa chọn trái phiếu Mỹ như một bức tường thành cuối cùng để đảm bảo tài sản của họ không mất giá trị.
Chart: DXY - TradingView
    • Trên biểu đồ phân tích kỹ thuật, chỉ số DXY đã mất giá 1.22% trong tuần qua xuyên qua mốc hỗ trợ quan trọng 98.40 và đang có dấu hiệu cho thấy sẽ còn tiếp tục giảm trong tuần tới. MACD cắt xuống xác nhận một xu hướng đảo chiều tiềm năng trong tuần tới có thể khiến chỉ số DXY break xuống mức 97.47 tại mức hỗ trợ được xác nhận trước đó sau cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 1 của FOMC.

    • Lo ngại về dịch bệnh Corona đang trở nên tiêu cực hơn ở Mỹ khi Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) mới công bố một trường hợp nhiễm bệnh không rõ nguyên nhân, bài phát biểu của tổng thống Trump dường như gây thất vọng cho giới đầu tư về niềm tin và tình trạng kiểm soát dịch bệnh, thị trường chứng khoán Mỹ đang bị ảnh hưởng nặng nề (không còn miễn nhiễm như trước), giới đầu tư đang định giá cho việc FED sẽ phải cắt giảm lãi suất thêm 3 lần nữa trong năm nay, và lợi suất Mỹ lao dốc làm giảm chi phí cơ hội nắm giữ tài sản có giá của Mỹ.

Chart: Russell, Dow, S&P 500, Nasdaq - Trading View
    • Lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục giảm sâu xuyên phá qua các mức hỗ trợ được thiết lập từ tháng 8/2019 đã thể hiện rõ nét xu hướng bán các tài sản đầu cơ tại Mỹ để đầu tư vào thị trường trái phiếu ở giai đoạn "risk off" hiện tại.
Chart: Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm - Trading View
    • Thị trường hàng hoá giảm mạnh, đặc biệt là giá dầu trong tuần qua đã giảm 15.10% xuống mức đáy 44$/thùng của năm 2018 và đánh dấu tuần giảm mạnh nhất kẻ từ 2008 (giảm 16%). Các chuyên gia cho rằng tác động từ dịch cúm nCoV sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều đối với dầu các tài sản rủi ro khác trước. Nhu cầu dầu tại Trung Quốc và các nước giảm xuống bởi hệ luỵ từ việc các nhà máy phải tạm dừng sản xuất.

    • Diễn biến trở nên tồi tệ hơn khi báo cáo PMI sản xuất của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay 35.7 và PMI dịch vụ 29.6. Số liệu này được công bố vào cuối tuần trong khi nền kinh tế TQ hiện tại đang phải chống đỡ với sự suy giảm tăng trưởng, sản xuất và dịch vụ sau các đòn trừng phạt thuế quan của Mỹ và dịch cúm nCoV gây ra có thể sẽ tạo nên một cú sốc lớn với thị trường trong phiên ngày mai và lo ngại này có thể sẽ kéo dài đến hết tuần tới.

    • Các diễn biến xấu liên tiếp sẽ có thể là nguyên nhân khiến giá dầu tiếp tục suy yếu về dưới mức 40$/thùng và thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ tiếp tục chịu áp lực bán tháo trong thời gian tới.

Chart: XCUUSD/XAUUSD, 1D - Tradingview
  • Trên biểu đồ tương quan Đồng/Vàng liên tục giảm trong năm 2018 đến nay càng củng cố thêm sự suy yếu của giá cả các kim khoáng quặng cơ bản phục vụ cho sản xuất được thay thế bằng sự dịch chuyển của dòng tiền sang vàng sẽ là một công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư nhận định về nền kinh tế toàn cầu đã bước vào giai đoạn suy thoái.

  • Đồng EUR và JPY tăng mạnh trong tuần qua có thể đến từ khả năng gia tăng hành vi giao dịch chênh lệch lợi suất carry trade, lãi suất huy động âm của khu vực EU và Nhật đã thúc đẩy nhà đầu tư vay và đầu tư tại các vùng lãnh thổ khác, các khoản cho vay của các ngân hàng châu Âu đối với người không cư trú đã tăng lên mức cao nhất kể từ 2008, dẫn đến sự tăng giá của 2 đồng tiền này so với USD trong tuần vừa qua.

  • Bên cạnh đó các đồng tiền hàng hoá chịu áp lực giảm khi thị trường hàng hoá suy yếu bởi các nguyên nhân đã nêu ở trên và tăng trưởng toàn cầu được dự báo có thể suy yếu tiếp sẽ kéo theo nhu cầu với các đồng tiền hàng hoá AUD, CAD giảm xuống.

Key drive tuần này:

  • Thị trường sẽ tiếp tục tâm lý risk off do các tác động phức tạp từ dịch bênh nCoV trên toàn thế giới.
  • Số liệu sản xuất của Trung Quốc thấp kỷ lục trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối mặt với vô vàn các khó khăn, điều này sẽ tiếp tục tác động xấu đến tâm lý các nhà đầu tư và thị trường Chứng khoán Trung Quốc có thể sẽ giảm mạnh trong tuần tới mặc dù trước đó Trung Quốc đã thực hiện các hành động can thiệp vào nền kinh tế.
  • Các nhà đầu tư sẽ theo dõi diễn biến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tại 14 bang.
  • OPEC đối mặt với các thách thức và triển vọng nhu cầu dầu giảm trong thời gian tới.
  • Báo cáo thị trường lao động Mỹ

Nhận xét: Các diễn biến trên thị trường trong tuần qua có thể sẽ tiếp diễn trong tuần này, thể hiện tâm lý "risk off" sẽ tiếp tục kéo theo việc bán tháo các tài sản đầu tư và xu hướng dịch chuyển dòng tiền tiếp tục đổ về trái phiếu Mỹ. Đồng USD sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm mặc dù trong tuần tới sẽ có khá nhiều thông tin quan trọng với kinh tế Mỹ được công bố.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và người theo dõi toàn cầu đã từng nghĩ rằng năm 2024 là thời điểm tuyệt vời để cắt giảm lãi suất. Nhưng với tình trạng lạm phát ngày càng nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán của hầu hết mọi người, những kỳ vọng đó đang dần biến mất.
Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng

Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu, khi các nhà đầu tư chú ý đến nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể mạnh hơn so với dữ liệu quý 1 được công bố, cùng với lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ