Dự báo tiền tệ

  • Home
  • Tin tức
    • Chỉ số
    • Hàng hoá
    • Ngoại tệ
  • Nhận định
    • Bình luận thị trường
    • Góc nhìn chuyên sâu
    • Quan điểm Global Interbank Traders
    • Chuyên gia Quốc tế
  • Phân tích kỹ thuật
    • Chuyên gia Dubaotiente
  • Chuyện bên lề
    • Cơ hội việc làm
  • Kiến thức - Đào tạo
    • Khái niệm (Glossary)
    • Kiến thức giao dịch FX căn bản
    • Phân tích Cơ bản
    • Phân tích Kỹ thuật
    • Từng loại tài sản và yếu tố tác động
    • Hệ thống giao dịch
    • Kiến thức Nâng cao
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Phân tích liên thị trường
    • Tâm lý thị trường (Market Sentiment)
    • Tâm lý giao dịch
    • Khóa học - Tài Liệu
    • Kiến thức Tiền điện tử
  • Tài sản
    • Tiền điện tử
    • Vàng
    • Bitcoin
    • USD (DXY)
    • EUR
    • GBP
    • AUD - NZD
    • CAD
    • JPY
    • Các ngoại tệ khác
    • CHF
  • GMT+7 01:54:08

Tiêu điểm thị trường

Chỉ số giá nhập khẩu tháng 4 của Hoa Kỳ cao hơn kỳ trước

  • Chỉ số giá nhập khẩu (m/m): +0.1%, dự báo -0.4%, kỳ trước: -0.4%
  • Chỉ số giá xuất khẩu (m/m): +0.1%, dự báo -0.5%, kỳ trước: +0.1%
  • Giá nhập khẩu (y/y): +0.1%, kỳ trước: +0.9%
  • Giá xuất khẩu (y/y): +2.0%, kỳ trước: +2.4%

Giá các mặt hàng nhập khẩu không thuộc nhóm nhiên liệu tăng cao trong tháng 4 đã bù đắp hoàn toàn cho mức giảm của giá nhiên liệu nhập khẩu.

1 tháng trước Forexlive

Số liệu giấy phép xây dựng tháng 4 của Mỹ thấp hơn kỳ vọng

  • Số nhà khởi công: 1.361 triệu căn, dự báo 1.365 triệu căn, kỳ trước: 1.324 triệu căn
  • Số giấy phép xây dựng: 1.412 triệu, kỳ vọng: 1.450 triệu, tháng trước: 1.467 triệu

Chỉ số tâm lý của các nhà xây dựng nhà ở (NAHB) công bố hôm qua đã chạm mức thấp nhất kể từ năm 2022. Trong tuần này, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm đã vượt mốc 5%.

 

1 tháng trước Forexlive

Bản tin FX phiên Âu: Các đồng tiền chủ chốt ít biến động, vàng giảm trở lại trong phiên

  • NZD dẫn đầu đà tăng, CHF giảm mạnh
  • Cổ phiếu châu Âu tăng; Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.3%
  • Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 5.7 điểm cơ bản, còn 4.398%
  • Giá vàng giảm 2.0%, còn 3,175.20 USD/oz
  • Dầu WTI tăng 0.3%, lên 61.80 USD/thùng
  • Bitcoin tăng 0.2%, đạt 103,712 USD

Phiên giao dịch hôm nay nhìn chung khá yên ắng, khi thị trường tiếp tục đánh giá thông tin tích cực về thương mại, trong bối cảnh ông Trump vừa kết thúc chuyến thăm Trung Đông. Không có nhiều tin tức lớn hay đáng chú ý, nên thị trường nhìn chung vẫn duy trì xu hướng ổn định trong suốt cả tuần.

Đồng USD hôm nay đi ngang. EUR/USD giữ gần mốc 1.1200, với lượng lớn quyền chọn đáo hạn quanh mức này, tạo lực hút cho giá. USD/JPY đã giảm về kiểm tra mốc 145.00, nhưng hiện đang dao động quanh 145.60. USD/CHF tăng nhẹ 0.1%, lên 0.8368 USD/CAD gần như đi ngang, ở 1.3961

Dù vậy, thị trường chứng khoán vẫn giữ được mức tăng nhẹ. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ ban đầu đi ngang, nhưng hiện đã nhích lên, khi nhà đầu tư muốn khép lại tuần giao dịch bằng tín hiệu tích cực. Cổ phiếu châu Âu cũng đang duy trì đà tăng nhẹ

Lợi suất trái phiếu giảm trong phiên. Trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm về quanh 4.40%. Kỳ hạn 30 năm xuống dưới 4.90%, hiện tại ở mức 4.86%

Thị trường hàng hóa. Vàng tiếp tục bị bán ra sau đợt hồi phục nhẹ hôm qua, hiện giảm 2.0% về mức 3,175.20 USD/oz, xoá sạch mức tăng hôm trước. Dầu WTI tăng nhẹ 0.3% lên 61.80 USD/thùng.

1 tháng trước Forexlive

Phó thống đốc SNB Martin Schlegel: Thụy Sĩ không phải là quốc gia thao túng tiền tệ

  • Phó Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) Martin Schlegel khẳng định Thụy Sĩ không phải là quốc gia thao túng tiền tệ. Ông giải thích rằng các can thiệp của SNB trên thị trường ngoại hối chỉ nhằm giảm bớt áp lực tăng giá quá mức của đồng Franc, vốn đe dọa đến ổn định giá cả trong nước. Schlegel nhấn mạnh: “Can thiệp thị trường ngoại hối không nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh cho Thụy Sĩ.”
  • Theo ông, các chuyên gia kỹ thuật tại Mỹ hiểu rõ lập trường của Thụy Sĩ. Schlegel cũng lưu ý rằng SNB và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) là hai ngân hàng trung ương lớn hoạt động tích cực nhất trong việc can thiệp thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, một quốc gia bị coi là thao túng tiền tệ khi cố ý ảnh hưởng đến tỷ giá để giành lợi thế không công bằng trong thương mại quốc tế – điều mà SNB và BoJ không thực hiện, bởi mục tiêu chính của họ là đảm bảo ổn định giá cả.
1 tháng trước forexlive

Vàng giảm mạnh sau các tín hiệu tích cực từ đàm phán Nga-Ukraine tại Istanbul

1 tháng trước DBTT

Đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul chuẩn bị bắt đầu sau thời gian trì hoãn

                   Tại sao các cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine bị phá sản trước khi bắt đầu

Các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Istanbul, dự kiến bắt đầu lúc 16:00 giờ Việt Nam hôm nahy, đã bị trì hoãn đáng kể. Trước đó, trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky đã có cuộc thảo luận riêng với phía Mỹ. Dù có một số phản ứng trái chiều từ Ukraine về yêu cầu của Nga rằng cuộc đàm phán không có sự tham gia của đại diện Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, hiện tại các cuộc thảo luận chính thức giữa Nga và Ukraine dường như sắp bắt đầu, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực giải quyết xung đột kéo dài.

1 tháng trước forexlive

Cập nhật kỳ vọng lãi suất điều hành của các NHTW lớn

Financial Times: Fed và các NHTW lớn đang đứng ở 'ngã 3 đường', không chắc  khi nào sẽ tăng hay hạ lãi suất

  • Fed (Mỹ): Lãi suất dự kiến 56 bps, xác suất 92% không thay đổi.
  • ECB (Châu Âu): Lãi suất dự kiến 52 bps, xác suất 91% cắt giảm lãi suất.
  • BoE (Anh): Lãi suất dự kiến 47 bps, xác suất 89% không thay đổi.
  • BoC (Canada): Lãi suất dự kiến 47 bps, xác suất 64% cắt giảm lãi suất.
  • RBA (Úc): Lãi suất dự kiến 77 bps, xác suất 98% cắt giảm lãi suất.
  • RBNZ (New Zealand): Lãi suất dự kiến 60 bps, xác suất 76% cắt giảm lãi suất.
  • SNB (Thụy Sĩ): Lãi suất dự kiến 44 bps, xác suất 83% cắt giảm lãi suất (phần xác suất còn lại là cho mức cắt giảm 50 bps).

Dự báo tăng lãi suất đến cuối năm

  • BoJ (Nhật Bản): Lãi suất dự kiến tăng 16 bps, nhưng xác suất 98% không thay đổi tại cuộc họp tới.
1 tháng trước forexlive

Nga: Yêu cầu đàm phán với Ukraine không có đại diện Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ

Tương lai nào với xung đột Nga – Ukraine - Báo Công an Nhân dân điện tử

Nga đã đưa ra yêu cầu rằng các cuộc đàm phán với Ukraine phải diễn ra mà không có sự tham gia của đại diện Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Ukraine bày tỏ sự không hài lòng với yêu cầu này, cho rằng đây là dấu hiệu Nga đang làm suy yếu nỗ lực hòa bình bằng cách đưa ra các điều kiện và yêu cầu không thực tế.

Mọi thứ dường như đã sụp đổ ngay trước khi bắt đầu, điều không quá bất ngờ sau khi Tổng thống Putin không xuất hiện tại cuộc họp. Các cuộc đàm phán lẽ ra đã được lên kế hoạch bắt đầu vào 16:00 giờ Việt Nam ngày 16/5/2025.

1 tháng trước forexlive

Hàn Quốc: Thỏa thuận thương mại có thể được ký sau thời hạn 8/7

                Hàn Quốc tiến gần thỏa thuận thương mại với Mỹ, chiến lược đàm phán linh  hoạt và khéo léo - Tuổi Trẻ Online

  • Hàn Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngành ô tô và thép trong các cuộc đàm phán với đại diện Mỹ Greer
  • Thiết lập một khuôn khổ đàm phán chính thức với Mỹ
  • Cuộc họp cấp bộ trưởng tiếp theo dự kiến diễn ra vào giữa tháng 6.

Đáng chú ý, sự chậm trễ này xuất phát từ việc Hàn Quốc sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 3/6. Do đó, các thảo luận thương mại quan trọng chỉ có thể diễn ra sau sự kiện này. Đây cũng là lý do Bộ trưởng Ahn cho rằng cuộc họp cấp bộ trưởng tiếp theo sẽ được tổ chức vào giữa tháng 6.

1 tháng trước forexlive

Cán cân thương mại Eurozone tháng 3 ghi nhận thặng dư

Theo số liệu đã điều chỉnh theo mùa vụ, cán cân thương mại Eurozone trong tháng 3 ghi nhận mức thặng dư 27.9 tỷ euro, vượt mức 24.0 tỷ euro trước đó. Kết quả này đến từ việc xuất khẩu tăng 2.9%, trong khi nhập khẩu chỉ tăng 1.0% trong cùng kỳ.

Giới thiệu về nước Pháp qua những biểu tượng nổi tiếng 2021

1 tháng trước forexlive

Phái đoàn Hàn Quốc sẽ tới Mỹ vào tuần tới để tiếp tục đàm phán về thuế quan

Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Ahn Duk-geun cho biết ông đã một lần nữa đề nghị Mỹ miễn trừ thuế quan trong khuôn khổ hội nghị APEC. Tuy nhiên, ông không tiết lộ phản ứng của bà Greer về đề nghị này. Hiện chưa có tiền lệ nào về việc Mỹ miễn trừ hoàn toàn thuế quan cho bất kỳ quốc gia nào, và nếu Trump đồng ý cho một nước, điều đó có thể tạo ra một tiền lệ rủi ro, mở đường cho những yêu cầu tương tự từ các quốc gia khác.

Kịch bản “nếu nước X được miễn trừ, thì tại sao chúng tôi lại không?” có thể sẽ khởi đầu cho một vòng đàm phán phức tạp hơn nhiều.
Lãnh đạo Hàn Quốc sẽ đến Mỹ bàn về hợp tác chuỗi cung ứng toàn cầu

1 tháng trước Forexlive

Chủ tịch Fed Atlanta dự báo chỉ cắt giảm lãi suất một lần trong năm nay do còn nhiều bất ổn

Tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay có thể chỉ đạt 1% hoặc thậm chí 0.5%. Dù kỳ vọng tăng trưởng chậm lại, Bostic không dự báo suy thoái. Ông cũng lưu ý rằng Fed có thể cần phải đối phó với áp lực lạm phát đến từ các chính sách thuế quan.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt có tác động nhẹ đến triển vọng của ông. Mặc dù không có quyền bỏ phiếu năm nay, Bostic từ lâu đã là một thành viên có quan điểm "hawkish", và quan điểm này có thể khiến thị trường phải điều chỉnh lại kỳ vọng cắt giảm lãi suất.

Câu nói “có thể phải đẩy lùi áp lực lạm phát từ thuế quan” khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu ông đang ám chỉ khả năng tăng lãi suất?

Fed's Bostic Says Large Cut Bolsters Labor Market, Pace Not Set - Bloomberg

1 tháng trước Forexlive

Trump: Mỹ sắp gửi thư tới các quốc gia để khởi động đàm phán thương mại

Trump cho biết các quan chức Mỹ sẽ sớm gửi thư đến các quốc gia để bắt đầu đàm phán thương mại.

“Chúng tôi sẽ rất công bằng.

Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận tuyệt vời với Vương quốc Anh, và một thỏa thuận khác với Trung Quốc.”

Ông Trump: Trung Quốc đồng ý mở cửa hoàn toàn thị trường | Báo Dân trí

1 tháng trước Forexlive

CPI tháng 4 của Ý thấp hơn kỳ vọng

  • CPI tháng 4 của Ý tăng 1.9% so với cùng kỳ năm trước,(Dự đoán: 2.0%; trước đó: +1.9%)
  • HICP tăng 2.0%, (dự đoán 2.1%; trước đó: +2.1%)

Nước Ý: Dân số, Ngôn ngữ, Gia đình, Văn hoá - Uni-Italia c/o Đại sứ quán  Italia

1 tháng trước Forexlive

Global Times: Cần gia hạn thỏa thuận đình chiến thương mại Mỹ - Trung

Global Times bình luận: “Cánh cửa cho sự hợp tác đôi bên cùng có lợi nên được mở rộng hơn nhiều so với thời hạn 90 ngày. Hy vọng phía Mỹ sẽ tận dụng kết quả từ các cuộc đàm phán gần đây và tiếp tục thể hiện thiện chí với Trung Quốc.”

Thực tế, chẳng ai kỳ vọng điều kỳ diệu sẽ xảy ra trong vòng 90 ngày tới. Như đã từng đề cập khi thỏa thuận đình chiến thương mại được thiết lập, khoảng thời gian này có lẽ mang tính linh hoạt hơn là một thời hạn cứng nhắc. Miễn là đàm phán vẫn diễn ra, khả năng kéo dài thời gian là hoàn toàn có thể — trừ khi Trump hết kiên nhẫn với Trung Quốc.

Các chuyên gia được phỏng vấn cũng cho rằng Bắc Kinh sẽ không vội vàng công bố cách thức thực hiện các cam kết đã đưa ra. Nhiều khả năng sẽ chưa có nhiều chi tiết rõ ràng về các rào cản phi thuế quan trong bối cảnh cả hai bên còn đang dò xét lẫn nhau.

Ngay cả khi xuất hiện các thỏa thuận mua hàng hay cam kết cụ thể, viễn cảnh một “màn kịch chính trị” không phải là điều quá xa vời. Hãy nhìn lại sự thất bại của thỏa thuận Giai đoạn Một trước đây — lần này, mọi thứ có vẻ cũng đang đi vào vết xe đổ tương tự.
 Trung Quốc có một 'lá bài sát thủ' chống lại ông Trump

1 tháng trước Forexlive

Chứng khoán châu Âu duy trì đà tăng, DAX lập đỉnh mới

  • Eurostoxx tăng 0.3%
  • Chỉ số DAX của Đức tăng 0.5%
  • CAC 40 của Pháp tăng 0.3%
  • FTSE của Anh tăng 0.3%
  • IBEX của Tây Ban Nha tăng 0.3%
  • FTSE MIB của Ý tăng 0.2%

Phần lớn chỉ số chứng khoán châu Âu hiện đang hướng tới tuần tăng thứ năm liên tiếp. DAX đang neo ở mức đỉnh lịch sử mới, trong khi CAC 40 cũng sắp vượt qua mức cao đầu tháng 4. Tâm lý thị trường nhìn chung vẫn tích cực, dù hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đang có phần chững lại. Hợp đồng tương lai S&P 500 hiện đi ngang khi phiên giao dịch bắt đầu.

Sau ngày 20/9, nhiều triệu cổ phiếu được giao dịch trên thị trường UPCoM

1 tháng trước Forexlive

Hợp đồng tương lai Eurostoxx tăng nhẹ vào đầu phiên

  • HĐTL DAX của Đức tăng 01%
  • HĐTL FTSE của Anh cũng tăng 0.1%

Diễn biến này nối tiếp mức tăng nhẹ hôm qua, khi chứng khoán Mỹ cũng có phiên giao dịch khá tích cực, ngoại trừ nhóm cổ phiếu công nghệ. Tuy nhiên, tâm lý thị trường hôm nay thận trọng hơn, với HĐTL Mỹ không cho thấy nhiều động lực. Hiện tại, hợp đồng tương lai S&P 500 gần như đi ngang khi thị trường châu Âu chuẩn bị mở cửa.

Cổ phiếu (Stock) là gì? Đặc điểm và phân loại window.dataLayer =  window.dataLayer || []; function gtag() { dataLayer.push(arguments); }  gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-40WFXFP7MQ'); window.dataLayer =  window.dataLayer || []; function gtag() {

1 tháng trước Forexlive

Lịch kinh tế hôm nay có gì?

Trong phiên châu Âu, không có nhiều thông tin đáng chú ý ngoài một vài dữ liệu cấp thấp, gần như không ảnh hưởng đến kỳ vọng thị trường. Trong phiên Mỹ, các dữ liệu đáng quan tâm gồm Giấy phép xây dựng và Khởi công nhà ở, giá nhập khẩu và báo cáo Niềm tin người tiêu dùng của Đại học Michigan.

Trong ba chỉ số này, báo cáo của Đại học Michigan có khả năng tác động đến thị trường nhiều nhất. Dự báo đồng thuận kỳ vọng mức tăng lên 53.4 so với 52.2 kỳ trước. So với chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Conference Board – vốn thiên về thị trường lao động – khảo sát của Đại học Michigan tập trung nhiều hơn vào tình hình tài chính cá nhân của người tiêu dùng.

1 tháng trước Forexlive

Quan chức BoJ: Chính sách thuế quan của Mỹ đang tạo ra những bất ổn lớn và thách thức nghiêm trọng

Thành viên hội đồng chính sách của BoJ Nakamura sẽ phát biểu hôm nay

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cảnh báo rằng chính sách thuế quan của Mỹ đang tạo ra những bất ổn lớn và thách thức nghiêm trọng đối với nền kinh tế Nhật Bản, trong bối cảnh đà phục hồi trong nước vẫn còn nhiều điểm yếu. Thành viên Hội đồng chính sách Nakamura nhấn mạnh rằng các yếu tố bên ngoài như chính sách thương mại của Mỹ, tình hình kinh tế toàn cầu và biến động tỷ giá hối đoái đều ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và lạm phát của Nhật, do đó cần được cân nhắc kỹ lưỡng trong việc hoạch định chính sách tiền tệ.

Ông cho biết nền kinh tế Nhật đang chịu áp lực suy giảm ngày càng tăng, khi các doanh nghiệp dần trở nên thận trọng hơn với các kế hoạch đầu tư và động lực tăng lương – vốn được kỳ vọng thúc đẩy tiêu dùng – có nguy cơ suy yếu nếu môi trường bên ngoài xấu đi. Trong bối cảnh triển vọng kinh tế ngày càng bất định, Nakamura cho rằng việc tiếp cận chính sách tiền tệ một cách thận trọng là cần thiết, bởi nếu tăng lãi suất quá sớm trong khi tăng trưởng còn mong manh, điều đó có thể kìm hãm tiêu dùng và làm suy yếu thêm đà phục hồi.

1 tháng trước forexlive

Bộ Tài chính Hàn Quốc: Nền kinh tế đang đối mặt với áp lực suy giảm ngày càng gia tăng.

Nền kinh tế Hàn Quốc đang đối mặt với áp lực suy giảm ngày càng gia tăng, theo đánh giá mới nhất trong báo cáo kinh tế hàng tháng "Sách Xanh" của Bộ Kinh tế và Tài chính nước này.

Đây là tháng thứ năm liên tiếp cơ quan này đưa ra nhận định tương tự, phản ánh mức độ nghiêm trọng của tình hình hiện tại.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự sụt giảm trong hoạt động xuất khẩu do những bất ổn thương mại kéo dài, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ, trong khi tiêu dùng nội địa tiếp tục suy yếu.

Cùng với đó, thị trường lao động vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các lĩnh vực dễ bị tổn thương, khiến đà phục hồi trong nước chưa thể vững chắc.

Những yếu tố này đang tạo ra sức ép lớn lên triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian tới.

1 tháng trước forexlive
  • « Trước
  • Tiếp »
Dự báo tiền tệ
  • Tin tức
    • Ngoại tệ
    • Hàng hoá
    • Chỉ số
  • Nhận định
    • Bình luận thị trường
    • Góc nhìn chuyên sâu
    • Quan điểm chuyên gia Dubaotiente
    • Quan điểm Global Interbank Traders
  • Phân tích kỹ thuật
    • Chuyên gia Dubaotiente
    • Chuyên gia ngoài
  • Dữ liệu thị trường
    • Phân tích vị thế thị trường
    • Bảng giá thị trường
    • Kiến thức - Đào tạo
    • Tiền điện tử
    • Chuyện bên lề
Về chúng tôi
Cảnh báo rủi ro

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ dự báo tiền tệ.

DMCA.com Protection Status

Giao dịch CFD sử dụng đòn bẩy có rủi ro về vốn

Liên hệ [email protected]

Giấy phép đăng ký: Mạng xã hội thử nghiệm đang trong quá trình hoàn thành thủ tục cấp giấy phép