Bitcoin lao dốc xuống $89,500
Bitcoin hiện đang giao dịch dưới mức $90,000, giảm 4.74% trong ngày. Vùng kháng cự gần nhất nằm trong khoảng $90,742 - $92,092
Bitcoin hiện đang giao dịch dưới mức $90,000, giảm 4.74% trong ngày. Vùng kháng cự gần nhất nằm trong khoảng $90,742 - $92,092
Thứ Ba, 14/1:
Thứ Tư, 15/1:
Thứ Năm, 16/1:
Thứ Sáu, 17/1:
Cập nhật từ Fed
Kỳ vọng lãi suất:
Lịch phát biểu của các quan chức Fed:
Lịch công bố báo cáo kết quả kinh doanh
Thị trường tiếp tục chịu áp lực khi đồng USD mạnh lên, nối tiếp đà tăng từ tuần trước sau báo cáo việc làm tích cực của Mỹ.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm, trong khi hợp đồng tương lai S&P 500 giảm từ 0.3% lúc đầu phiên xuống 0.7%. S&P 500 có khả năng giảm xuống dưới đường MA 100 ngày lần thứ hai kể từ tháng 11/2023.
EUR/USD giảm 0.5%, xuống 1.0195, dưới mốc 1.0200. GBP/USD giảm 0.7%, kiểm tra mức 1.2100 và có thể tiến gần đến ngưỡng 1.2000 nếu áp lực bán tiếp tục gia tăng. USD/JPY giảm 0.4% xuống 157.05 do lợi suất trái phiếu Mỹ giảm nhẹ từ 4.80% xuống 4.77%.
Vàng chịu áp lực từ đồng USD tăng mạnh, giảm 0.8%. Bitcoin giảm hơn 4%, hướng về mốc $90,000 khi áp lực bán tiếp tục gia tăng. Thị trường tài chính mở đầu tuần mới với khẩu vị rủi ro suy yếu.
Đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng mạnh, chạm mức cao nhất trong 2 năm, sau khi dữ liệu NFP tích cực hôm thứ 6 làm giảm kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Chỉ số DXY chạm mức đỉnh 2 năm tại 110.176. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 4.788%, mức cao nhất kể từ tháng 11/2023.
Thị trường hiện dự đoán chỉ có một lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm 2025. Theo Chris Turner, Giám đốc Thị trường Toàn cầu tại ING, "Câu hỏi lớn hiện nay là liệu Fed có thực sự cần cắt giảm lãi suất trong năm nay hay không." Sự suy giảm kỳ vọng cắt giảm lãi suất tại Mỹ trái ngược với tình hình tại khu vực Eurozone và Anh, nơi nền kinh tế đang suy yếu, điều này tiếp tục hỗ trợ đà tăng giá của đồng USD.
Từ sau chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đồng USD đã liên tục tăng giá nhờ các chính sách như thuế nhập khẩu và giảm thuế, dự kiến sẽ thúc đẩy lạm phát và hạn chế thêm khả năng cắt giảm lãi suất.
Theo ING, sức mạnh của đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ gia tăng đang tạo áp lực lớn lên hệ thống tài chính toàn cầu. Lợi suất trái phiếu tại Anh đã đạt mức cao nhất trong nhiều năm, trong khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc gần chạm mức thấp nhất trong 16 tháng.
USD dự kiến sẽ tiếp tục tăng giá, với nhiều dự báo cho rằng đồng EUR/USD có thể giảm xuống dưới mức 1.000, theo Kit Juckes, chuyên gia tại Societe Generale.
Thị trường chứng khoán toàn cầu cũng chịu áp lực vào ngày thứ Hai do lo ngại lạm phát, đặc biệt từ giá dầu tăng cao. Hợp đồng tương lai Nasdaq 100 giảm hơn 1.3%, dẫn đầu đà giảm. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.9%. Tại châu Á, chỉ số và HSI của Hong Kong giảm 1%. Chỉ số Euro Stoxx 50 tại châu Âu cũng giảm 0.9%.
Mỹ vừa công bố các hạn chế mới đối với việc xuất khẩu chip máy tính tiên tiến, đặc biệt là các chip phục vụ cho trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm kiểm soát công nghệ và bảo vệ an ninh quốc gia. Theo đó, các hạn chế mới sẽ thiết lập hạn ngạch xuất khẩu đối với khoảng 120 quốc gia, tuy nhiên, 18 đồng minh và đối tác của Mỹ, bao gồm Nhật Bản và Vương quốc Anh, sẽ được miễn khỏi các biện pháp này.
Các hạn chế sẽ có hiệu lực trong vòng 120 ngày tới, theo thông báo của Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo, tạo cơ hội cho cựu Tổng thống Trump có thể điều chỉnh nếu cần thiết. Dù vậy, các chuyên gia nhận định rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ các biện pháp này, đặc biệt là với việc thuế quan có thể sẽ gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Các ngân hàng được kỳ vọng cắt giảm lãi suất trước cuối năm:
Các ngân hàng được kỳ vọng tăng lãi suất trước cuối năm:
Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào các phiên Mỹ tối nay. Đặc biệt, S&P 500 sẽ là tâm điểm chú ý vì chỉ số này có thể giảm xuống dưới đường MA100 ngày. Khi điều này xảy ra, nhiều nhà đầu sẽ tư lo ngại rằng một sự điều chỉnh mạnh mẽ hơn sắp tới. Các nhà đầu tư sẽ cần theo dõi chặt chẽ tình hình trong những ngày tiếp theo để đưa ra những quyết định phù hợp.
Cập nhật thị trường:
Cổ phiếu châu Âu đang bắt đầu tuần trong sắc đỏ với tâm lý tiêu cực từ tuần trước. Trong khi đó, hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.4% với hợp đồng tương lai Nasdaq giảm 0.5%, hợp đồng tương lai Dow chỉ giảm 0.1% trong ngày
Một báo cáo việc làm mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ vào cuối tuần trước đã dẫn đến đà tăng của đồng USD và lợi suất TPCP Mỹ. Tuy nhiên, vàng vẫn xoay sở để vân vào thứ Sáu và tiến gần đến việc kiểm tra mốc $2,700.
Tâm lý của phe mua vàng tiếp tục mạnh mẽ để bắt đầu năm mới, được hỗ trợ bởi xu hướng tăng theo mùa của tháng Giêng. Khi kim loại quý này tiến gần đến mốc $2,721-$2,726, bài kiểm tra thực sự sẽ bắt đầu.
Điều này chỉ nhằm tái khẳng định những con đường khác nhau giữa ECB và Fed vào lúc này. Những bình luận của quan chức Rehn phù hợp với triển vọng của NHTW.
Dữ liệu nổi bật của tuần bao gồm lạm phát của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, dữ liệu thị trường lao động của Úc và doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ.
Thứ Hai sẽ không có sự kiện kinh tế quan trọng nào cho thị trường. Vào thứ Ba, Hoa Kỳ sẽ công bố dữ liệu PPI lõi và PPI hàng tháng, và thứ Tư sẽ có các công bố dữ liệu lạm phát cho cả Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Tại Vương quốc Anh, CPI được dự báo ở mức 2.6% so với cùng kỳ (Trước đó: 2.6%), trong khi lạm phát cơ bản dự kiến sẽ ở mức 3.4%.Thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu trong tuần này để hiểu rõ hơn về các bước đi tiếp theo của BoE về chính sách tiền tệ. Nhắc lại, BoE đã giảm lãi suất tổng cộng 50 điểm cơ bản vào năm ngoái với các đợt cắt giảm vào tháng 8 và tháng 11
Thứ Năm sẽ mang đến số liệu thay đổi việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của Úc. Tại Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ hàng tháng, đơn xin trợ cấp thất nghiệp và chỉ số sản xuất của Fed Philadelphia.
Vào thứ Sáu, Vương quốc Anh sẽ công bố dữ liệu doanh số bán lẻ của mình, trong khi Hoa Kỳ sẽ công bố các báo cáo về giấy phép xây dựng và khởi công nhà ở.