Tầm nhìn trung hạn cho đồng NZD - xu hướng giảm có thể quay trở lại

Tầm nhìn trung hạn cho đồng NZD - xu hướng giảm có thể quay trở lại

15:13 13/07/2020

Phân tích kỹ thuật trên khung đồ thị daily và weekly cho đồng NZD

Đà phục hồi của đồng Dollar New Zealand từ mức thấp trong tháng 3 (0.6740) dường như đang dần hụt hơi bởi hành động giá trên đồ thị tuần cho thấy đồng tiền nhạy cảm với tâm lý rủi ro này có thể sắp mất giá so với các đồng tiền chính.

Biểu đồ NZD Index daily

Đợt tăng ngoạn mục 15% trong 4 tháng  vừa qua đã chứng kiến ​​NZD dễ dàng vượt qua ngưỡng kháng cự tại đường trung bình động 50 ngày (0.7520), và sau đó kiểm tra điểm xoay (pivot) quen thuộc tại đường trendline của xu hướng giảm từ năm 2017.

Tuy nhiên, đà tăng dường như đang bị hạn chế khi các chỉ báo Động lượng không thể tạo các đỉnh mới cao hơn – hay còn gọi là xuất hiện phân kỳ giảm - và chỉ số RSI đang có dấu hiệu đi ngang ở vùng trên 60.

Đường trendline dài hạn ở mô hình tam giác giảm trên khung đồ thị daily có thể tiếp tục đóng vai trò kháng cự ngăn giá tăng cao hơn, một động thái giảm xuống dưới mức cao tháng 2 tại 0.7638 có khả năng sẽ thu hút thêm người bán để quay trở lại xu hướng giảm dài hạn bắt đầu từ đỉnh của năm 2017.

GBP/NZD đồ thị daily - tỷ giá có thể tiếp tục tăng. 

GBPNZD daily

Sterling trông có vẻ như đang lấy lại giá trị của mình so với Kiwi sau khi đã tìm thấy hỗ trợ tại mức Fibaonacci 78.6% (1.9024). Triển vọng tăng giá được củng cố thêm bởi đường RSI và các chỉ báo động lượng khác khi tất cả đều tạo đỉnh mới cao hơn, phân kỳ so với hành động giá và cho thấy xu hướng giảm có thể tạo đáy.

Con đường dễ xảy ra nhất là hướng về phía bên trên với kháng cự gần nhất nằm ở đường trendline dài hạn tại 1.9608 và tiếp theo là đường trung bình động 200 ngày tại 1.9862.

EUR/NZD đồ thị daily: mô hình 2 đáy tiềm năng với phần kỳ đi kèm.

EURNZD daily

Tỷ giá EUR/NZD dường như đang có dấu hiệu hình thành mô hình 2 đáy (Double Bottom) taị vùng đỉnh cũ của tháng Hai vừa qua (1.7176) trong bối cảnh RSI và các chỉ báo động lượng đều thất bại trong việc củng cố xu hướng giảm gần đây

Một động thái tăng giá kiểm tra lại đường trendline nối liền các đỉnh trên đồ thị ngày tại 1.73 là hoàn toàn có thể nếu các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục mạnh lên

Cân phải chú ý nếu tín hiệu “death cross” của các đường trung bình động xuất hiện, việc này sẽ có thể thu hút bên bán và đẩy giá trở lại xuống vùng Fibonacci 88.6% tại 1.6696.

Tuy nhiên, một động thái phá vỡ lên phía bên trên là nhiều khả năng xảy ra hơn với việc tỷ giá vẫn đang tuân theo mô hình tam giác tăng kể từ đáy năm 2017.

Một hành động giá đóng cửa bên trên đường kháng cự của xu hướng giảm đồng thời là vùng 78.6% Fibonacci là cần thiết để kích hoạt mô hình đảo chiều hai đáy, và tiếp sau đó có thể là một đợt tăng giá mạnh hơn để vượt qua mức trunh bình động 200 ngày và cũng là ngưỡng cản tâm lý tại 1.76

NZD/CHF biều đồ daily  - chênh vênh bên trên mức hỗ trợ trung bình động 200 ngày.

NZDCHF daily

NZD/CHF vẫn đang tích lũy phía trên đường trung bình động 200 ngày tại 0.6140 và có khả năng kiểm tra lại vùng đỉnh được thiết lập từ tháng 6 tại 0.6298.

Mặc dù RSI và các chỉ báo động lượng khác vẫn đang bám theo xu hướng tăng của giá, tuy nhiên chúng đã yếu đi một cách đáng chú ý kể từ khi giá rơi xuống sau khi đã tăng quá đà bắt đầu mức Fibonacci 38.2% tại 0.6073.

Việc không thể đóng cửa thành công trên mức kháng cự là đáy cũ của năm 2015 (0.6209) cho thấy tỷ giá có thể sẽ quay trở lại xu hướng giảm dài hạn.

Một động thái đóng cửa nến ngày dưới đường trung bình động 200 ngày (0.6140) có thể thu hút lực mua và đẩy tỷ giá giảm sâu hơn kiểm tra lại mức hỗ trợ 0.60 và đỉnh của tháng 4 (0.5995).

Broker listing

Cùng chuyên mục

AUD/USD: Thị trường lao động Úc và dữ liệu thất nghiệp Mỹ sẽ ảnh hưởng thế nào?
Trịnh Thư

Trịnh Thư

Junior Editor

AUD/USD: Thị trường lao động Úc và dữ liệu thất nghiệp Mỹ sẽ ảnh hưởng thế nào?

Vào thứ Năm ngày 16 tháng 5, nhà kinh tế trưởng RBA, Sarah Hunter có thể chia sẻ quan điểm về ngân sách chính phủ và lộ trình lãi suất của RBA. Dữ liệu thị trường lao động của Úc cho tháng 4 sau con số tăng trưởng lương thấp hơn dự kiến cũng sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Cuối phiên, các nhà đầu tư cũng cần cân nhắc đến số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, Chỉ số sản xuất của Fed chi nhánh Philadelphia và phát biểu của các thành viên FOMC.
USD/JPY: Nền kinh tế Nhật Bản suy giảm trong Q1 ảnh hưởng đến kỳ vọng tăng lãi suất của BoJ
Trịnh Thư

Trịnh Thư

Junior Editor

USD/JPY: Nền kinh tế Nhật Bản suy giảm trong Q1 ảnh hưởng đến kỳ vọng tăng lãi suất của BoJ

Nền kinh tế Nhật Bản là tâm điểm chú ý vào đầu phiên giao dịch thứ Năm ngày 16 tháng 5, với số liệu GDP quý 1 thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Cuối phiên giao dịch thứ Năm, thị trường lao động Mỹ, dữ liệu về lĩnh vực nhà ở của Mỹ và các phát biểu của thành viên FOMC cần được các nhà đầu tư cân nhắc.
Nhận định khí tự nhiên và dầu: Giá dầu tăng khi Dự trữ dầu của Mỹ giảm 3.1 triệu thùng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Nhận định khí tự nhiên và dầu: Giá dầu tăng khi Dự trữ dầu của Mỹ giảm 3.1 triệu thùng

Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch châu Á vào thứ Tư do dự trữ dầu của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến và kỳ vọng nguồn cung sẽ thắt chặt hơn. Dữ liệu từ Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) cho thấy lượng dầu tồn kho của Mỹ giảm 3.1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 10 tháng 5, vượt qua mức dự báo giảm 1.1 triệu thùng.
Điểm sơ qua thị trường tiền điện tử trước thềm các dữ liệu quan trọng tối nay
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Điểm sơ qua thị trường tiền điện tử trước thềm các dữ liệu quan trọng tối nay

Giá Bitcoin (BTC) giảm 2.12% vào thứ Ba ngày 14/05, kết thúc phiên giao dịch tại mức 61,587 USD. Sự không chắc chắn của nhà đầu tư về lộ trình lãi suất của Fed và tác động tiềm ẩn từ thị trường ETF BTC giao ngay đã ảnh hưởng đến nhu cầu mua BTC. Vào hôm nay ngày 15/05, báo cáo CPI của Mỹ và dữ liệu về dòng vốn của thị trường ETF BTC giao ngay là những yếu tố đáng chú ý đối với các nhà đầu tư.
Báo cáo Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ sắp được công bố có thể ảnh hưởng đến thị trường như thế nào?
Trịnh Thư

Trịnh Thư

Junior Editor

Báo cáo Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ sắp được công bố có thể ảnh hưởng đến thị trường như thế nào?

Chỉ số CPI của Mỹ dự kiến ​​tăng 3.4% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 4, sau khi tăng 3.5% vào tháng 3. Lạm phát CPI lõi hàng năm dự kiến ​​sẽ giảm nhẹ xuống 3.6% vào tháng 4. Báo cáo lạm phát này có thể ảnh hưởng đến thời điểm thay đổi chính sách của Fed. Trong bối cảnh sự không chắc chắn về triển vọng lãi suất tăng lên do giọng điệu hawkish của các nhà hoạch định chính sách và các báo cáo kinh tế không đạt kỳ vọng. Do đó, dữ liệu CPI có thể làm tăng sự biến động của đồng USD.
EUR/USD giữ trên mức 1.0800 trước thềm dữ liệu GDP của khu vực và theo sau là dữ liệu CPI của Mỹ
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

EUR/USD giữ trên mức 1.0800 trước thềm dữ liệu GDP của khu vực và theo sau là dữ liệu CPI của Mỹ

EUR/USD giao dịch với xu hướng tăng nhẹ quanh mức 1.0815 vào đầu phiên Á. Thị trường có thể trở nên thận trọng hơn vào cuối ngày trước thềm các dữ liệu kinh tế quan trọng từ Khu vực đồng Euro và Mỹ. Số liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Q1 của Khu vực đồng Euro và Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Mỹ sẽ là những điểm nhấn trong ngày hôm nay.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ