Tác động của lạm phát đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ

Tác động của lạm phát đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

21:34 05/09/2022

Sau đợt hồi phục từ đại dịch, nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn trong những tháng gần đây. Báo cáo GDP quý II giảm 0.9%, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp suy giảm. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm gây nhiều lo ngại cho các cử tri.

Thực trạng nền kinh tế Hoa Kỳ là mối quan tâm hàng đầu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, chiếm 40% trong một cuộc thăm dò Gallup từ tháng 6 năm 2022

How Record Inflation Will Impact the US Midterm Elections

Một yếu tố cho điều này là lo ngại chi phí sinh hoạt tăng cao. Lạm phát cao đang giảm mức sống người Mỹ, từ tiền thuê nhà cao hơn đến hóa đơn tạp hóa đắt hơn cho đến giá xăng cao kỷ lục.

How Record Inflation Will Impact the US Midterm Elections

Ngoài ra, một yếu tố gây lo ngại khác cho người dân Mỹ là lãnh đạo yếu kém. Danh tiếng của Tổng thống Joe Biden đang ở mức thấp nhất trong nhiệm kỳ của ông, ảnh hưởng đến các đảng viên Dân chủ khác - từ Thống đốc đến Thượng nghị sĩ cho đến Hạ nghị sĩ. Điều này dẫn đến tình trạng cán cân bầu cử đang nghiêng về đảng Cộng hoà khi có 80% cơ hội chiếm ưu thế trong Quốc hội.

How Record Inflation Will Impact the US Midterm Elections

Các kết quả đang cho thấy sự chia rẽ và bế tắc giống 2 nhiệm kỳ trước của cựu Tổng thống Obama và nửa sau nhiệm kỳ cựu Tổng thống Trump. Tuy nhiên, một số thành công gần đây như đạo luật PACT, đạo luật CHIPS, đạo luật giảm lạm phát và cải cách sử dụng súng có thể giúp Tổng thống Biden khôi phục danh tiếng một chút, làm hạn chế độ quyền lực của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sắp tới.

Nhưng nếu các cuộc thăm dò gần đây là chính xác, điều lớn nhất sẽ thay đổi cuộc bầu cử sắp tới sẽ là lạm phát, cụ thể là giá xăng. Giá xăng đã giảm trong vài tuần nay, với mức trung bình trên toàn quốc giảm xuống còn $3.99/gallon vào đầu tháng 8.

How Record Inflation Will Impact the US Midterm Elections

Trừ khi giá xăng và lạm phát Mỹ giảm mạnh trong những tuần tới, rất có thể đảng Dân chủ sẽ mất quyền kiểm soát vào tay đảng Cộng hòa, ít nhất là Hạ viện. Điều này sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách tài chính và tiền tệ của Hoa Kỳ trong những năm tới, tác động trực tiếp đến USD, cổ phiếu Hoa Kỳ, Kho bạc Hoa Kỳ, giá vàng, giá dầu và tiền điện tử.

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định EUR/USD: Trump khiến đồng USD tiếp tục chịu áp lực bán tháo

Nhận định EUR/USD: Trump khiến đồng USD tiếp tục chịu áp lực bán tháo

Căng thẳng tại Trung Đông hạ nhiệt nhưng bị lu mờ bởi đe dọa sa thải Chủ tịch Fed từ phía Trump. Dữ liệu việc làm của Mỹ và lạm phát tại châu Âu sẽ là trọng tâm trong những ngày tới. EUR/USD giữ vững đà tăng, cho thấy triển vọng đạt các mức cao hơn. Cặp EUR/USD đã chạm đỉnh tại 1.1754 trong tuần cuối tháng Sáu và hiện duy trì quanh mốc 1.1720. Sự ổn định ở vùng cao cho thấy xu hướng tăng vẫn đang được củng cố, kết thúc tuần với động lượng tích cực.
Nhận định GBP/USD: GBP chờ đợi các cuộc họp ngân hàng trung ương trong tuần có báo cáo việc làm NFP

Nhận định GBP/USD: GBP chờ đợi các cuộc họp ngân hàng trung ương trong tuần có báo cáo việc làm NFP

GBP phục hồi mạnh, lập đỉnh ba năm, vượt mốc 1.3750. Các nhà giao dịch đang theo dõi sát bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Andrew Bailey trước thềm báo cáo việc làm phi nông nghiệp (NFP) của Mỹ. Triển vọng kỹ thuật trong ngắn hạn tiếp tục cho thấy tiềm năng tăng giá thêm của cặp GBP/USD.
Nhận định giá Top 3: Bitcoin, Ethereum, Ripple – BTC tiệm cận đỉnh lịch sử, ETH và XRP chuẩn bị bứt phá

Nhận định giá Top 3: Bitcoin, Ethereum, Ripple – BTC tiệm cận đỉnh lịch sử, ETH và XRP chuẩn bị bứt phá

Giá Bitcoin hiện đang dao động quanh mốc 108,500 USD vào đầu tuần, chỉ còn cách mức cao nhất mọi thời đại chưa đầy 3%. Trong khi đó, Ethereum đã đóng cửa trên ngưỡng kháng cự quan trọng, báo hiệu khả năng tiếp tục xu hướng tăng giá. Ripple (XRP) cũng đang tiếp cận một ngưỡng cản then chốt – nếu phá vỡ thành công, nhiều khả năng sẽ khởi động một đà tăng ngắn hạn.
Từ tự do hóa đến kìm hãm tài chính: Cuộc tái định hình thị trường toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Từ tự do hóa đến kìm hãm tài chính: Cuộc tái định hình thị trường toàn cầu

Khi thế giới bước qua thời kỳ hoàng kim của toàn cầu hóa tài chính, một kỷ nguyên mới đang dần định hình: kỷ nguyên của sự kìm hãm tài chính. Từ Washington đến Bắc Kinh, từ Brussels đến London, các chính phủ đang từng bước can thiệp sâu hơn vào dòng chảy vốn – điều từng bị coi là cản trở thị trường. Trong bối cảnh bất ổn địa chính trị, cạnh tranh công nghệ và nhu cầu đầu tư khổng lồ cho chuyển đổi xanh và quốc phòng, việc để thị trường tự quyết không còn là lựa chọn duy nhất.
Nhận định về USD/JPY và AUD/USD: Tin tức thương mại, PMI Trung Quốc và Fed là tâm điểm

Nhận định về USD/JPY và AUD/USD: Tin tức thương mại, PMI Trung Quốc và Fed là tâm điểm

Diễn biến thương mại Mỹ-Nhật có thể gây áp lực lên các thành viên BoJ dovish cảnh giác với việc thắt chặt trong bối cảnh chính sách không chắc chắn. Dữ liệu PMI Chicago của Hoa Kỳ và dữ liệu Fed Dallas có thể thay đổi tâm lý Fed và tác động đến triển vọng của USD/JPY trong ngắn hạn. Xu hướng AUD/USD phụ thuộc vào dữ liệu PMI của Trung Quốc và tín hiệu thương mại Mỹ-Trung, ảnh hưởng đến lộ trình lãi suất của RBA và nhu cầu của Úc.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc và lạm phát là tâm điểm

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc và lạm phát là tâm điểm

Dự báo CPI Tokyo ở mức 1.9% YoY có thể làm giảm kỳ vọng tăng lãi suất của BoJ, tạo thêm áp lực giảm lên JPY. Các nhà giao dịch AUD/USD để mắt đến lợi nhuận công nghiệp tháng 5 của Trung Quốc để tìm manh mối về lập trường của RBA và khả năng phục hồi của AUD. Kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed có thể tăng lên do dữ liệu lạm phát và chi tiêu của Hoa Kỳ yếu, gây áp lực lên USD/JPY và thúc đẩy AUD/USD.
Mỹ nói rút lui, nhưng vẫn can thiệp khắp nơi
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Mỹ nói rút lui, nhưng vẫn can thiệp khắp nơi

Dù nhiều lần tuyên bố sẽ rút lui khỏi vai trò “cảnh sát toàn cầu”, nước Mỹ – dưới thời Donald Trump hay bất kỳ tổng thống nào – vẫn khó từ bỏ thói quen can thiệp quốc tế. Cuộc không kích mới nhất vào Iran là minh chứng rõ ràng: Mỹ có thể tránh gửi bộ binh, nhưng vẫn duy trì ảnh hưởng từ bầu trời và qua viện trợ. Những lời hứa về chủ nghĩa biệt lập, trên thực tế, chưa bao giờ thành hiện thực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ