Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ tuần trước đứng ở vùng thấp lịch sử

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ tuần trước đứng ở vùng thấp lịch sử

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

22:32 07/03/2024

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tiếp tục ở vùng thấp trong tuần qua, bằng chứng mới nhất cho thấy thị trường lao động đã phần nào khả quan hơn.

Theo dữ liệu của Bộ Lao động công bố hôm thứ Năm, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giữ nguyên mức 217,000 trong tuần kết thúc vào ngày 2/3, phù hợp với ước tính trung bình của các nhà kinh tế học. Trong thập kỷ trước đại dịch, trung bình số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hơn 300,000/tuần.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp định kỳ đã tăng nhẹ lên 1.91 triệu trong tuần kết thúc vào ngày 24/2.

Mặc dù số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu duy trì ở mức thấp, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp định kỳ tăng nhẹ trong sáu tháng qua cho thấy rằng người thất nghiệp mất nhiều thời gian hơn để tìm công việc mới. Các nhà kinh tế kỳ vọng thị trường lao động sẽ ổn định trong những tháng tới khi lạm phát và lãi suất vẫn cao làm ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng của các công ty.

Mức trung bình động trong 4 tuần của số đơn yêu cầu trợ cấp lần đầu giữ nguyên ở mức 212,250 trong tuần trước.

Trên cơ sở dữ liệu chưa điều chỉnh mùa vụ, số đơn xin trợ cấp ban đầu tăng lên 213,152 trong đó thành phố New York có mức tăng lớn nhất.

Nhà kinh tế của Bloomberg Eliza Winger: "Cho đến nay, thị trường lao động chủ yếu hạ nhiệt thông qua nhu cầu giảm chứ không phải do việc sa thải rộng rãi. Chúng tôi dự báo rằng thị trường lao động sẽ yếu đi trong những tháng tới, với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4.7% vào cuối năm."

Các công ty tại Mỹ công bố đã cắt giảm khoảng 84,600 việc làm trong tháng 2, theo dữ liệu được công bố vào ngày thứ Năm bởi công ty đào tạo quản lý cấp cao Challenger, Gray & Christmas. Việc sa thải xảy ra nhiều nhất ở các công ty công nghệ và công ty tài chính nhưng hiện tại các ngành khác cũng đang cắt giảm lực lượng lao động. Phó Chủ tịch của công ty Andrew Challenger nói trong báo cáo: “Những doanh nghiệp đang cắt giảm mạnh chi phí và chấp nhận các đổi mới công nghệ, những hành động này đang thay đổi đáng kể nhu cầu về nhân sự”

Báo cáo việc làm hàng tháng của chính phủ vào thứ Sáu dự kiến sẽ cho thấy sự sụt giảm trong việc tuyển dụng và tăng trưởng tiền lương trong tháng 2, sau khi cả hai chỉ số này đã tăng mạnh trong tháng trước đó. Các nhà kinh tế dự kiến rằng các nhà tuyển dụng tại Hoa Kỳ đã thêm 200,000 việc làm trong tháng trước.

Theo dữ liệu được công bố vào thứ Tư, số việc làm trống ở Mỹ vẫn cao trong tháng Một, mặc dù các công ty tuyển dụng chậm lại và nhân viên ngày càng e ngại hơn khi nghỉ việc. Một báo cáo khác cho thấy các công ty tư nhân đã tuyển dụng với tốc độ vừa phải trong tháng Hai.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump gia tăng áp lực thuế quan trước thời hạn đàm phán thương mại với Nhật Bản và EU

Trump gia tăng áp lực thuế quan trước thời hạn đàm phán thương mại với Nhật Bản và EU

Tổng thống Donald Trump cảnh báo có thể áp thuế cao hơn với các đối tác thương mại nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 9/7, trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Nhật Bản và EU vẫn chưa có đột phá. Nhật Bản tiếp tục bảo vệ lợi ích trong lĩnh vực ô tô và nông sản, trong khi EU tìm kiếm thỏa thuận duy trì mức thuế 10% kèm nhượng bộ từ Mỹ ở các ngành chiến lược.
Chứng khoán châu Á tăng theo đà Phố Wall; Nikkei giảm do lo ngại áp thuế từ Trump

Chứng khoán châu Á tăng theo đà Phố Wall; Nikkei giảm do lo ngại áp thuế từ Trump

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên thứ Ba, dẫn đầu là Hàn Quốc, hưởng lợi từ đà tăng kỷ lục trên Phố Wall. Ngược lại, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm do lo ngại về nguy cơ áp thuế mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, đà tăng chung vẫn bị kìm hãm khi giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thời hạn ngày 9/7, thời điểm thuế suất của Mỹ có thể được nâng từ mức tạm thời 10%, trừ khi đạt được các thỏa thuận thương mại cụ thể.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ