Peter Schiff: Khủng hoảng tài chính hiện nay tại Mỹ có thể còn tồi tệ hơn cả năm 2008

Peter Schiff: Khủng hoảng tài chính hiện nay tại Mỹ có thể còn tồi tệ hơn cả năm 2008

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

12:43 10/05/2023

Peter Schiff đã xuất hiện trên Claman Countdown trên Fox News, lập luận rằng nền kinh tế Mỹ đang trong cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ hơn cả năm 2008.

Peter Schiff: Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay tại Mỹ có thể còn tồi tệ hơn cả năm 2008
Peter Schiff: Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay tại Mỹ có thể còn tồi tệ hơn cả năm 2008

Trong cuộc họp báo sau FOMC, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã khẳng định rằng hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ rất kiên cường và khỏe mạnh. Ông nói điều này bất chấp First Republic Bank sụp đổ chỉ vài ngày trước cuộc họp của Fed. Peter Schiff đã xuất hiện trên Claman Countdown trên Fox News, lập luận rằng Powell và những người khác đã sai. Ông nhận định nền kinh tế Mỹ đang trong cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ hơn cả năm 2008.

Andy Brenner, người đứng đầu bộ phận trái phiếu quốc tế tại National Alliance Securities, cũng xuất hiện trong chương trình này. Andy bắt đầu phần trao đổi bằng việc nói rằng các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng “khó có khả năng kết thúc.”

Liz Claman đã hỏi Peter rằng tại sao Fed tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản bất chấp sự biến động trong lĩnh vực ngân hàng. Peter nói rằng họ làm vậy vì đó chính xác là những gì thị trường mong đợi.

“Những gì Fed làm chính là những gì thị trường mong đợi.” - Peter Schiff nói.

Nhưng Peter cũng cho biết động thái này của Fed sẽ không có bất cứ tác động gì trong việc giảm lạm phát.

Vấn đề liên quan tới lạm phát mà Fed đang cố né tránh là chính sách tài khóa - các khoản nợ, không phải là mức trần. Thực tế là chúng ta đang phải gánh những khoản nợ lớn. Trừ khi chính phủ Liên bang giảm chi tiêu, những khoản tăng lãi suất thêm một phần tư điểm này sẽ không có hiệu quả.”

Peter cho biết vấn đề là Powell từ chối triệu tập Quốc hội, đồng thời đề cập rằng nguyên nhân đằng sau tất cả vấn đề về lạm phát là chi tiêu thiếu thận trọng của chính phủ.

Chừng nào chính phủ còn tiếp tục chi tiêu, lạm phát sẽ càng trở nên tồi tệ hơn, và cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay cũng vậy. Không ai muốn thừa nhận chúng ta đang gặp phải khủng hoảng tài chính. Nó tệ hơn cái chúng ta đối mặt năm 2008. Nó chỉ mới bắt đầu. Cuối cùng, Fed sẽ cắt giảm lãi suất. Nhưng nó sẽ cắt giảm khi lạm phát vẫn đang gia tăng.”

Liz đã phát một đoạn clip Jerome Powell nói rằng Fed hiện đang đặc biệt chú ý đến việc thắt chặt các điều kiện tín dụng và tác động của nó đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Cô ấy cũng chỉ ra rằng Peter trước đây đã nói Fed làm mọi thứ liên quan đến lãi suất rối tung lên. Vậy những điều này sẽ có tác động cụ thể đến nền kinh tế trong tương lai như thế nào? Peter cho rằng nó sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến các ngân hàng.

“Tôi đã cảnh báo trong nhiều năm rằng các ngân hàng có thể sẽ sụp đổ với đúng lý do mà chúng đang gặp phải. Fed đã giữ lãi suất ở mức 0 trong một thời gian dài. Điều này đã cho phép các tổ chức tài chính đổ tiền vào trái phiếu Kho bạc có lãi suất thấp, được định giá quá cao, chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS) và các khoản vay khác. Thêm vào đó, các kiểm toán viên của chính phủ Hoa Kỳ từ FDIC đã khuyến khích các ngân hàng mua các trái phiếu Kho bạc kỳ hạn dài và MBS vì chúng giúp họ có thể kế toán một cách thuận lợi. Các ngân hàng không cần phải đưa chúng lên báo cáo tài chính bằng cách giả vờ rằng họ sẽ giữ chúng đến ngày đáo hạn. Toàn bộ hệ thống đã được dựng lên bởi Fed và chính phủ Hoa Kỳ như vậy. Và bây giờ nó đang sụp đổ, và họ đang hành động như thể họ không liên quan gì đến nó. Họ đang cố gắng tìm ra cách dập tắt ngọn lửa mà họ đã thắp lên. Và tất nhiên, họ không dập lửa. Họ đang đổ xăng lên đó.”

Brenner lưu ý rằng các khoản lỗ có giá trị khoảng 1.9 nghìn tỷ đô la chưa thực hiện trên sổ sách ngân hàng. Liz dẫn chứng một nghiên cứu từ Đại học Stanford và Columbia cho thấy 186 ngân hàng Hoa Kỳ đang gặp khó khăn. Brenner nhắc lại: “Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ không thể kết thúc trong một sớm một chiều.”

Peter cho biết tất cả những người đi vay đều sẽ cảm thấy khủng hoảng khi lãi suất tăng.

Lãi suất tăng làm cho khoản nợ đó khó trả. Và tất nhiên, còn rất nhiều khoản nợ có lợi suất thấp vì chúng chưa đáo hạn. Rất nhiều tập đoàn, rất nhiều bên trong thị trường bất động sản, đặc biệt là bất động sản thương mại, đã vay tiền hai, ba, bốn, năm năm trước với lãi suất rất thấp. Với lãi suất cao hơn là khi các khoản vay đó đáo hạn, họ sẽ khó khăn hơn rất nhiều để có được nguồn tài chính để chuyển nợ. Và sau đó thị trường có khả năng xảy ra thêm những vụ phá sản gây lộn xộn toàn bộ nền kinh tế.”

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định EUR/USD: Trump khiến đồng USD tiếp tục chịu áp lực bán tháo

Nhận định EUR/USD: Trump khiến đồng USD tiếp tục chịu áp lực bán tháo

Căng thẳng tại Trung Đông hạ nhiệt nhưng bị lu mờ bởi đe dọa sa thải Chủ tịch Fed từ phía Trump. Dữ liệu việc làm của Mỹ và lạm phát tại châu Âu sẽ là trọng tâm trong những ngày tới. EUR/USD giữ vững đà tăng, cho thấy triển vọng đạt các mức cao hơn. Cặp EUR/USD đã chạm đỉnh tại 1.1754 trong tuần cuối tháng Sáu và hiện duy trì quanh mốc 1.1720. Sự ổn định ở vùng cao cho thấy xu hướng tăng vẫn đang được củng cố, kết thúc tuần với động lượng tích cực.
Nhận định GBP/USD: GBP chờ đợi các cuộc họp ngân hàng trung ương trong tuần có báo cáo việc làm NFP

Nhận định GBP/USD: GBP chờ đợi các cuộc họp ngân hàng trung ương trong tuần có báo cáo việc làm NFP

GBP phục hồi mạnh, lập đỉnh ba năm, vượt mốc 1.3750. Các nhà giao dịch đang theo dõi sát bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Andrew Bailey trước thềm báo cáo việc làm phi nông nghiệp (NFP) của Mỹ. Triển vọng kỹ thuật trong ngắn hạn tiếp tục cho thấy tiềm năng tăng giá thêm của cặp GBP/USD.
Nhận định giá Top 3: Bitcoin, Ethereum, Ripple – BTC tiệm cận đỉnh lịch sử, ETH và XRP chuẩn bị bứt phá

Nhận định giá Top 3: Bitcoin, Ethereum, Ripple – BTC tiệm cận đỉnh lịch sử, ETH và XRP chuẩn bị bứt phá

Giá Bitcoin hiện đang dao động quanh mốc 108,500 USD vào đầu tuần, chỉ còn cách mức cao nhất mọi thời đại chưa đầy 3%. Trong khi đó, Ethereum đã đóng cửa trên ngưỡng kháng cự quan trọng, báo hiệu khả năng tiếp tục xu hướng tăng giá. Ripple (XRP) cũng đang tiếp cận một ngưỡng cản then chốt – nếu phá vỡ thành công, nhiều khả năng sẽ khởi động một đà tăng ngắn hạn.
Từ tự do hóa đến kìm hãm tài chính: Cuộc tái định hình thị trường toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Từ tự do hóa đến kìm hãm tài chính: Cuộc tái định hình thị trường toàn cầu

Khi thế giới bước qua thời kỳ hoàng kim của toàn cầu hóa tài chính, một kỷ nguyên mới đang dần định hình: kỷ nguyên của sự kìm hãm tài chính. Từ Washington đến Bắc Kinh, từ Brussels đến London, các chính phủ đang từng bước can thiệp sâu hơn vào dòng chảy vốn – điều từng bị coi là cản trở thị trường. Trong bối cảnh bất ổn địa chính trị, cạnh tranh công nghệ và nhu cầu đầu tư khổng lồ cho chuyển đổi xanh và quốc phòng, việc để thị trường tự quyết không còn là lựa chọn duy nhất.
Nhận định về USD/JPY và AUD/USD: Tin tức thương mại, PMI Trung Quốc và Fed là tâm điểm

Nhận định về USD/JPY và AUD/USD: Tin tức thương mại, PMI Trung Quốc và Fed là tâm điểm

Diễn biến thương mại Mỹ-Nhật có thể gây áp lực lên các thành viên BoJ dovish cảnh giác với việc thắt chặt trong bối cảnh chính sách không chắc chắn. Dữ liệu PMI Chicago của Hoa Kỳ và dữ liệu Fed Dallas có thể thay đổi tâm lý Fed và tác động đến triển vọng của USD/JPY trong ngắn hạn. Xu hướng AUD/USD phụ thuộc vào dữ liệu PMI của Trung Quốc và tín hiệu thương mại Mỹ-Trung, ảnh hưởng đến lộ trình lãi suất của RBA và nhu cầu của Úc.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc và lạm phát là tâm điểm

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc và lạm phát là tâm điểm

Dự báo CPI Tokyo ở mức 1.9% YoY có thể làm giảm kỳ vọng tăng lãi suất của BoJ, tạo thêm áp lực giảm lên JPY. Các nhà giao dịch AUD/USD để mắt đến lợi nhuận công nghiệp tháng 5 của Trung Quốc để tìm manh mối về lập trường của RBA và khả năng phục hồi của AUD. Kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed có thể tăng lên do dữ liệu lạm phát và chi tiêu của Hoa Kỳ yếu, gây áp lực lên USD/JPY và thúc đẩy AUD/USD.
Mỹ nói rút lui, nhưng vẫn can thiệp khắp nơi
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Mỹ nói rút lui, nhưng vẫn can thiệp khắp nơi

Dù nhiều lần tuyên bố sẽ rút lui khỏi vai trò “cảnh sát toàn cầu”, nước Mỹ – dưới thời Donald Trump hay bất kỳ tổng thống nào – vẫn khó từ bỏ thói quen can thiệp quốc tế. Cuộc không kích mới nhất vào Iran là minh chứng rõ ràng: Mỹ có thể tránh gửi bộ binh, nhưng vẫn duy trì ảnh hưởng từ bầu trời và qua viện trợ. Những lời hứa về chủ nghĩa biệt lập, trên thực tế, chưa bao giờ thành hiện thực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ