OPEC+ gặp khó trong việc tăng sản lượng, căng thẳng Biển Đen đẩy giá dầu tăng vọt

OPEC+ gặp khó trong việc tăng sản lượng, căng thẳng Biển Đen đẩy giá dầu tăng vọt

15:22 15/02/2022

Thị trường ngày hôm qua 14/02 đã có một phiên giao dịch phân hóa rõ ràng giữa dầu thô và những hàng hóa còn lại, khi dầu thô tiếp tục đà tăng mạnh mẽ của mình trong lúc căng thẳng giữa Nga và Ukraina ngày càng leo thang.

Giá dầu thô tăng vọt
Giá dầu thô tăng vọt

Diễn biến thị trường ngày 14/02

Thị trường ngày hôm qua 14/02 đã có một phiên giao dịch phân hóa rõ ràng giữa dầu thô và những hàng hóa còn lại, khi dầu thô tiếp tục đà tăng mạnh mẽ của mình trong lúc căng thẳng giữa Nga và Ukraina ngày càng leo thang. Trong khi đó, nhóm hàng nông sản có phần hạ nhiệt khi các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng với cuộc họp của Fed về vấn đề lạm phát và đường vẫn tiếp tục đà giảm của mình. Trong đó, giá ngô và giá lúa mì vẫn có được một số nâng đỡ do khu vực diễn ra căng thẳng được xem là trung tâm xuất khẩu ngũ cốc thế giới.

Tin tức chung

Tình hình Ukraina đang vô cùng căng thẳng. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi người dân Ukraina treo cờ của đất nước từ các toà nhà và đồng thanh hát quốc ca vào ngày 16/02, một ngày mà vài phương tiện truyền thông phương Tây cho là ngày bắt đầu một cuộc xâm lược từ Nga. “Họ cho chúng ta biết ngày 16/02 sẽ là ngày xảy ra cuộc tấn công. Chúng ta sẽ biến nó trở thành ngày của sự đoàn kết” – ông Zelenskiy nói trong 1 đoạn video gửi đến toàn bộ người dân Ukraina.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang St. Louis James Bullard hôm qua nhắc lại lời kêu gọi tăng tốc độ tăng lãi suất của Fed, khi ông cho rằng 4 báo cáo với lạm phát cao liên tiếp yêu cầu ngân hàng trung ương có một hành động tích cực hơn. Lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã đạt mức cao nhất là 2.06% vào tuần trước.

Tại phố Wall, chỉ số Dow Jones giảm 308 điểm xuống mức 34,429 điểm. Phần lớn chứng khoán khá nhạy cảm với các tin tức về căng thẳng Ukraina – Nga trong những ngày vừa qua.

Lịch sự kiện

Phân tích kỹ thuật

Nhóm năng lượng

Căng thẳng diễn ra khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và OPEC + phải cố gắng để tăng sản lượng để đáp ứng cam kết hàng tháng là sẽ tăng sản lượng lên 400,000 thùng/ngày (bpd) cho đến tháng Ba. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết khoảng cách giữa sản lượng OPEC + và mục tiêu của tổ chức này đã mở rộng lên 900,000 thùng/ngày vào tháng Một, trong khi JP Morgan cho rằng riêng OPEC là 1.2 triệu thùng/ngày. Tổng thư ký OPEC cũng không phủ nhận về việc một số thành viên OPEC đang đối diện với những khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về gia tăng sản lượng nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm qua cho biết sản lượng dầu thô Mỹ từ đá phiến dự kiến sẽ tăng thêm 109,000 thùng/ngày trong tháng 3 và vượt mức 8.7 triệu thùng/ngày, nhờ vào sự phát triển ở lưu vực Permian và mỏ Eagle Ford Shale của Texas. EIA cũng nâng mức sản lượng dự kiến cho dầu thô từ đá phiến của Mỹ trong tháng 2 lên 8.598 triệu thùng/ngày, tăng 58,000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.

Đánh giá: Tích cực

Đường

Theo báo cáo từ UNICA, trong tháng 01/2022, Brazil đã xuất khẩu 1.35 triệu tấn đường, giảm 32.5% so với tháng 01/2021 và thấp hơn 21.5% so với trung bình 10 năm. Tính đến hết tháng 1, lũy kế xuất khẩu của Brazil niên vụ 2021/22 đạt 22.8 triệu tấn, giảm 18.2% so với cùng kì năm ngoái. USDA đã dự báo Brazil sẽ xuất khẩu 26 triệu tấn đường trong niên vụ này trong khi niên vụ mía đường của Brazil chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc.

Đánh giá: Tích cực

Đậu tương

Xuất khẩu đậu tương tuần qua của Mỹ đã giảm nhẹ xuống mức 42.4 triệu giạ. Con số này nằm ở khoảng dưới trong dự đoán từ thị trường (từ 36.7 triệu – 55.1 triệu giạ). Trung Quốc tiếp tục là quốc gia nhập khẩu nhiều đậu tương nhất từ Mỹ, với 18.7 triệu giạ. Luỹ kế xuất khẩu đậu tương niên vụ 2021/22 đạt 1.426 tỉ giạ, tiếp tục thấp hơn cùng kì năm ngoái.

Với việc mưa tiếp tục diễn ra tại bang Mato Grosso, nông dân ở đây đang tăng tốc thu hoạch đậu tuơng nhằm tránh các vấn đề về chất lượng. Theo thông tin từ AgRural, việc thu hoạch đậu tương tại Brazil đã hoàn thành 24%, so với 16% của tuần trước và 9% của cùng kì năm ngoái. AgRural cũng dự báo rằng sản lượng của quốc gia này sẽ đạt khoảng 4.722 tỉ giạ trong niên vụ 2021/22. Trong khi đó, một công ty tư vấn Brazil khác, Pátria AgroNegócio, đã cắt giảm 10% dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 2021/22 của mình xuống mức 4.482 tỉ giạ. Đây là công ty hiện có mức dự báo sản lượng thấp nhất trên thị trường.

Tại Trung Quốc, Phó Thủ tướng Hu Chunhua đã kêu gọi Trung Quốc mở rộng sản xuất đậu tương tại một cuộc họp về sản lượng trang trại vụ xuân được tổ chức ở tỉnh Sơn Đông, Tân Hoa xã đưa tin. Ban lãnh đạo Trung Quốc muốn tăng sản lượng đậu tương lên khoảng 23 triệu tấn vào cuối năm 2025, tăng 40% so với mức hiện tại. Khu vực Nội Mông của Trung Quốc, khu vực trồng đậu tương lớn thứ hai của đất nước, sẽ mở rộng trồng đậu tương thêm 287,000 ha trong năm nay.

Đánh giá: Tiêu cực

Lúa mì

Theo báo cáo thanh tra xuất khẩu, xuất khẩu lúa mì của Mỹ đã tăng nhẹ tuần qua, đạt 16.0 triệu giạ. Con số này nằm ở mức cao so với dự đoán từ thị trường (từ 7.3 triệu– 20.2 triệu giạ). Mexico là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất, với 2.6 triệu giạ. Luỹ kế xuất khẩu lúa mì niên vụ 2021/22 đạt 532.2 triệu giạ, thấp hơn một chút so với cùng kì năm ngoái.

Trong bối cảnh xung đột có thể sẽ diễn ra ở Nga và Ukraine, các nhà nhập khẩu lúa mì hàng đầu thế giới đang chuyển đổi chiến lược tìm nguồn cung ứng. Theo Reuters, Ai Cập, thường là nhà nhập khẩu lúa mì hàng đầu thế giới, đã vận chuyển khoảng 50% lượng lúa mì mua từ Nga vào năm ngoái và khoảng 30% từ Ukraine. Trong khi đó, công ty tư vấn Sovecon ước tính lượng lúa mì xuất khẩu của Nga trong tháng 2 là 95.5 triệu giạ, tăng 8.3% so với tháng 1.

Theo báo cáo (WASDE) tuần trước của USDA cho thấy xu hướng tăng tiêu thụ lúa mì để làm thức ăn chăn nuôi có thể sẽ tiếp tục vẫn ở mức cao, mặc dù việc sử dụng lúa mì cho con người có thể sẽ giảm do giá lúa mì tăng. Ngoài ra, sản lượng thu hoạch ngô Nam Mỹ có khả năng ít đã khiến các người mua từ châu Á đang ngày càng chuyển sang nguồn cung cấp lúa mì chất lượng thấp và rẻ hơn để bổ sung vào thức ăn gia súc. Ấn Độ và Australia có khả năng sẽ tham gia và đáp ứng một số nhu cầu cung cấp lúa mì cho các nước châu Á trong tương lai gần khi giá ngô tiếp tục tăng. Theo đó, yếu tố này sẽ góp phần hỗ trợ cho giá lúa mì nếu tình hình căng thẳng giữa Ukraine - Nga hạ nhiệt.

Đánh giá: Tích cực

Ngô

Theo báo cáo thanh tra xuất khẩu, xuất khẩu ngô của Mỹ tuần qua đạt 57.3 triệu giạ, cao hơn 37% so với mức 41.9 triệu giạ của tuần trước đó. Con số này cũng cao hơn tất cả những dự đoán từ thị trường (từ 37.4 – 55.1 triệu giạ). Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu số 1, với 16.3 triệu giạ. Luỹ kế xuất khẩu ngô niên vụ 2021/22 vẫn thấp hơn 1 chút so với cùng kì năm ngoái, với khoảng 790 triệu giạ.

Công ty tư vấn Brazil AgRural dự báo rằng việc trồng ngô lần thứ hai của quốc gia này đã hoàn thành 42% ở khu vực Trung – Nam Brazil, so với mức 24% của tuần trước và mức 11% của cùng kì năm ngoái. AgRural cũng dự báo rằng tổng sản lượng ngô của Brazil niên vụ 2021/22 sẽ đạt 4.37 tỉ giạ.

Mặt khác, sự không chắc chắn về tình hình xung đột tại Biển Đen giữa Nga và Ukraine cũng khiến thị trường lo ngại về gián đoạn nguồn cung ngô tại đây khi Ukraine là nhà xuất khẩu ngô lớn thứ 4 trên thế giới, đây cũng là nguồn cung ứng chủ yếu cho Trung Quốc. Việc gián đoạn có thể khiến Trung Quốc đẩy mạnh mua ngô Mỹ hơn và thực thế các đơn hàng ngô Mỹ đổ về Trung Quốc ngày một tăng, dựa trên báo cáo thanh tra xuất khẩu hàng tuần.

Đánh giá: Tích cực


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Hotline: 0286 686 0068

Website: https://saigonfutures.com/

Fanpage: Saigon Futures Inc.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu duy trì đà tăng khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo từ OPEC và dữ liệu lạm phát Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giá dầu duy trì đà tăng khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo từ OPEC và dữ liệu lạm phát Mỹ

Giá dầu giữ vững đà tăng trước thềm báo cáo thị trường của OPEC và dữ liệu lạm phát Mỹ. Giới giao dịch đang tìm kiếm những tín hiệu về việc liệu các hạn chế nguồn cung có được kéo dài hay không, cũng như dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ định hình kỳ vọng về chính sách tiền tệ.
Giá vàng hôm nay 13/05: Hậu "fomo" ngày 10/05, chỉ chưa đến ba ngày, người mua vàng tạm lỗ hơn 6 triệu đồng/lượng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Giá vàng hôm nay 13/05: Hậu "fomo" ngày 10/05, chỉ chưa đến ba ngày, người mua vàng tạm lỗ hơn 6 triệu đồng/lượng

Ngày 10/05, giá vàng miếng SJC lên đỉnh 92.4 triệu đồng/lượng, chênh lệch với giá vàng thế giới lúc này lên đến 20 triệu đồng/lượng. Chứng kiến tình trạng trên, Chính phủ đã họp khẩn và yêu cầu siết quản lý thị trường vàng trong thời gian tới. Ngay lập tức, giá vàng SJC mất mốc 90 triệu đồng/lượng chỉ sau chưa đầy ba ngày và vẫn đang liên tục giảm.
Vàng bứt phá: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng, nhưng liệu Fed có "quay xe" giảm lãi suất?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Vàng bứt phá: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng, nhưng liệu Fed có "quay xe" giảm lãi suất?

Giá vàng đã phục hồi đà tăng vào thứ Năm và tăng hơn 1% do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, làm giảm sức hấp dẫn của đồng USD. Dữ liệu thị trường lao động của Hoa Kỳ yếu hơn, làm tăng khả năng Fed cắt giảm lãi suất mặc dù đang phải đối phó với áp lực lạm phát.
Giá vàng hôm nay 10/05: Chính thức cán mốc 90 triệu VND/lượng rồi bà con ơi! Quả này vàng mà lên 100 triệu VND/lượng thì...
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Giá vàng hôm nay 10/05: Chính thức cán mốc 90 triệu VND/lượng rồi bà con ơi! Quả này vàng mà lên 100 triệu VND/lượng thì...

Cuối ngày hôm qua 09/05, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 89.2 triệu VND/lượng, tăng mạnh so với đầu ngày khi tưởng chừng như mức giá 88 triệu VND/lượng niêm yết vào lúc sáng đã là mức cao. Nhưng không, vàng càng đánh càng hay, so với rạng sáng qua, giá vàng SJC đã được điều chỉnh tăng từ 1.6 - 2 triệu VND/lượng ở cả 2 chiều.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ