Những thông tin kinh tế hứa hẹn sẽ làm chao đảo thị trường tuần này.

Những thông tin kinh tế hứa hẹn sẽ làm chao đảo thị trường tuần này.

12:44 31/08/2020

Tháng 9 sắp bắt đầu và chúng ta có một tuần bận rộn ở phía trước. Cuộc bầu cử tại New Zealand và Hoa Kỳ đang đến gần, COVID-19 có thể sẽ là tâm điểm của các cuộc hội họp và cách họ xử lý tình hình hậu đại dịch. Sau đây là những tin tức đáng chú ý trong tuần này:

Thứ Ba - Tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp của Đức:

Giống như hầu hết các nước trong khu vực EU, Đức đang trải qua một đợt gia tăng các ca nhiễm COVID-19 mới do việc mở cửa trở lại quá sớm tại châu Âu đã khiến các quốc thành viên EU gặp rắc rối. Tuy nhiên, điều này vẫn không thể ngăn được việc những người biểu tình tiếp tục làm mưa làm gió tại tòa nhà Chính phủ Đức ở Berlin. Tổng số ca nhiễm COVID-19 của Đức đã tăng lên mốc 243,000. Với việc giá dầu đang tăng một cách chậm rãi, các nhà phân tích kỳ vọng lạm phát sẽ tăng nhẹ 0.1%. Hơn nữa, gói trợ cấp thất nghiệp của Đức cho phép các công dân thất nghiệp có thể yêu cầu lên tới 67% mức lương trước đó của họ, các nhà phân tích dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ không thay đổi, giữ nguyên ở mức 6.4%.

Thứ Ba và thứ Tư – Quyết định lãi suất của RBA và GDP hàng năm của Úc.

Úc tiếp tục trải qua một trận chiến khó khăn với COVID-19, sau khi chiến lược ban đầu của họ là không phong tỏa đã dẫn đến sự gia tăng đột biến các ca nhiễm mới ở Melbourne, bang Victoria. Úc đã ghi nhận thêm 123 trường hợp nhiễm COVID-19 mới trong ngày hôm qua - tất cả đều ở bang Victoria. Ông Denita Wawn, Giám đốc điều hành của Master Builders Australia, tuyên bố rằng “Ngành công nghiệp của chúng tôi đang đối mặt với khó khăn… Đầu tư của khu vực tư nhân đang sụt giảm nghiêm trọng và chính phủ phải vào cuộc để cứu các doanh nghiệp cùng với việc làm”, điều này đã cho thấy tình hình ở Úc đang tồi tệ như thế nào. Tuy nhiên, RBA dự kiến ​​sẽ giữ lãi suất ở mức 0.25% và bất kỳ sự thay đổi bất ngờ nào so với con số này cũng sẽ khiến cho AUD biến động rất mạnh. Ngoài ra, việc phong tỏa kéo dài của Melbourne đã khiến dự báo tăng trưởng GDP giảm xuống -5.3%, giảm 6.7% mức tăng trưởng GDP 1.4% trong quý trước.

Thứ Ba - Chỉ số PMI Markit của Ý:

Ý là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19, đã ghi nhận hơn 268,000 ca nhiễm và đang tiếp tục gia tăng, thêm 1,200 trường hợp nhiễm COVID-19 mới đã được báo cáo trong ngày hôm qua. Ý được dự đoán là một trong những quốc gia đầu tiên nhận được khoản tài trợ từ gói cứu trợ trị giá 750 tỷ Euro của EU vì nước này đã phải hứng chịu mức tăng trưởng GDP ngày càng xấu trước khi đại dịch diễn ra. Dữ liệu PMI Sản xuất của Ý được dự đoán sẽ tăng lên mức 52, cao hơn một chút so với mức 51.9 trong tháng trước.

Thứ Ba - Tỷ lệ lạm phát cơ bản của EU so với năm trước:

Châu Âu hiện đang trải qua một đợt bùng phát trở lại của COVID-19 do việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa sớm ngay trước mùa Hè đã gây ra sự gia tăng đột biến số lượng các ca nhiễm mới tại khu vực EU. Tuy nhiên, nhiều quốc gia tại đây đang chống lại một đợt phong tỏa lần thứ hai vì nó sẽ dẫn tới thảm họa cho nền kinh tế. Các nhà phân tích dự đoán tỷ lệ lạm phát sẽ xuống mức 0.9%, giảm so với mức 1.2% trong tháng Bảy.

Bảng lương phi nông nghiệp - Thứ sáu, ngày 4/9:

Hoa Kỳ tiếp tục công bố nhiều ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày, nâng tổng số ca nhiễm của họ lên đến 6 Triệu người. Trong khi cuộc bầu cử chỉ còn hơn một tháng nữa là diễn ra, Tổng thống Donald Trump tiếp tục mở cửa nền kinh tế để lấy lòng cử tri. Dữ liệu Non-farm payrolls được dự đoán sẽ tạo ra khoảng 1.4 triệu việc làm trong tháng này, giảm so với 1.73 triệu trong tháng trước đó.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhật Bản sẵn sàng hành động cứng rắn để bảo vệ đồng Yên
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhật Bản sẵn sàng hành động cứng rắn để bảo vệ đồng Yên

Ông Masato Kanda, thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, cam kết sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn để chống lại những biến động quá mức trên thị trường ngoại hối. Ông cho rằng sự suy yếu gần đây của đồng Yên không phản ánh đúng các yếu tố cơ bản của nền kinh tế, và có khả năng các hoạt động đầu cơ đang là nguyên nhân chính khiến đồng Yên lao dốc xuống mức thấp nhất trong 34 năm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ