Nhật Bản ghi nhận nhu cầu ảm đạm trong phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ

Nhật Bản ghi nhận nhu cầu ảm đạm trong phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

10:46 07/09/2023

Phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 30 năm không thu hút nhiều nhu cầu khi các nhà đầu tư chờ đợi lợi suất cao hơn trước đồn đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ.

Bộ Tài chính ghi nhận mức giá chào bán trái phiếu thấp hơn dự kiến, cho thấy người mua không đoái hoài nhiều, củng cố xu hướng rằng thị trường không hài lòng với mức lợi suất chào bán tuần này và tuần trước. Tuần sau, Bộ sẽ tiếp tục chào bán trái phiếu 5 và 20 năm.

Nhu cầu trái phiếu giảm nhấn mạnh những thách thức mà Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ phải đối mặt khi xoay trục chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của mình, đồng thời nâng chi phí vay của chính phủ. Điểm yếu trong đợt chào bán rất đáng chú ý vì trái phiếu kỳ hạn 30 năm thường có thể dựa vào nhu cầu chắc chắn từ các công ty bảo hiểm nhân thọ, những người mua những chứng khoán này để giúp quản lý các nghĩa vụ dài hạn của họ đối với các chủ hợp đồng.

Theo Katsutoshi Inadome, chiến lược gia cấp cao tại Sumitomo Mitsui Trust Asset Management, “kết quả yếu kém sẽ tiếp tục làm gia tăng mối lo ngại về các cuộc đấu thầu sắp tới và hạn chế đà tăng của trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Đồn đoán BoJ điều chỉnh chính sách cũng đang gây áp lực lên trái phiếu."

Lợi suất trái phiếu trên toàn cầu đang tăng trở lại, đặc biệt là ở Mỹ, khi các ngân hàng trung ương nâng lãi suất để cố gắng dập tắt lạm phát. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng hơn 20 điểm cơ bản từ đáy ngày 1/9 lên khoảng 4.28% vào thứ Năm, trong khi lợi suất cùng kỳ hạn tại Nhật Bản duy trì gần đỉnh 9 năm.

BoJ đã điều chỉnh chương trình kiểm soát đường cong lợi suất của mình vào tháng 7, cho phép lợi suất 10 năm tăng lên 1%.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn

Trung Quốc đang mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vượt ra ngoài danh sách đất hiếm và nam châm chính thức, gây gián đoạn sâu rộng hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh và Washington đã đạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy vận chuyển đất hiếm, nhiều lô hàng vẫn bị giữ lại do yêu cầu kiểm tra và phân tích bổ sung từ hải quan Trung Quốc.
Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump

Khi thời hạn ký kết thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ đang cận kề, căng thẳng không chỉ đến từ lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump mà còn từ chính nội bộ Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu ngày càng thể hiện rõ vai trò giám sát, lo ngại Ủy ban châu Âu có thể đưa ra những nhượng bộ mờ ám – đặc biệt là trong việc thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, điểm nóng trong đàm phán. Trước sức ép từ cả hai phía, các nhà lập pháp EU đang cảnh báo không được để luật pháp châu Âu trở thành “vật trao đổi” trong bàn cờ thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Cổ phiếu châu Âu tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, nhờ kỳ vọng ngày càng tăng về việc đạt thêm các thỏa thuận thương mại, đặc biệt khi thời hạn áp thuế ngày 9/7 theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đến gần, chỉ số DAX (Đức) tăng 0.5%, CAC 40 (Pháp) tăng 0.2%, và FTSE 100 (Anh) tăng 0.1%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ