Nhận định kinh tế toàn cầu ngày 3/4: Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc

Nhận định kinh tế toàn cầu ngày 3/4: Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

16:18 03/04/2024

Lạm phát ở châu Âu được dự báo giảm nhẹ trong tháng 3, thị trường lao động Mỹ được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt, niềm tin kinh doanh của Trung Quốc đang được theo dõi chặt chẽ.

Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng của lạm phát sẽ giảm nhẹ xuống 2.5% so với mức 2.6% của tháng trước. Giá hàng hóa và thực phẩm tăng ít hơn dự kiến sẽ cân bằng với giá dầu cao và giá dịch vụ tăng do lễ Phục sinh. Các nhà kinh tế của UniCredit cho biết: “Lạm phát lõi ổn định phản ánh sự cân bằng giữa tình trạng giảm phát hàng hóa và lạm phát dịch vụ tăng tạm thời do lễ Phục sinh”.

Các nhà phân tích của Deutsche Bank dự đoán Lễ Phục sinh đến sớm sẽ đẩy giá kỳ nghỉ trọn gói trong tháng 3 lên 10% so với tháng trước và khiến giá vé máy bay châu Âu tăng 4% trong tháng 3, sau đó sẽ giảm 8% trong tháng 4.

Mặc dù vậy, dữ liệu lạm phát các quốc gia được công bố trong tuần này cho thấy lạm phát cơ bản vẫn tăng ít hơn dự kiến trong tháng 3.

Lạm phát ở Tây Ban Nha tăng ít hơn dự báo của các nhà kinh tế lên 3.2% trong tháng 3 mặc dù chính phủ giảm trợ cấp và đẩy giá điện cùng với nhiên liệu lên cao. Lạm phát ở Pháp giảm từ 3.2% xuống 2.4%. Tại Ý, tốc độ tăng trưởng lạm phát đã tăng từ 0.8% lên 1.3%, thấp hơn mức dự báo 1.5% của các nhà kinh tế.

Cuộc họp chính sách tiếp theo của ECB sẽ diễn ra vào ngày 11/4. Các nhà hoạch định chính sách đã lưu ý rằng họ có thể sẽ cần thêm dữ liệu tiền lương cho đến tháng 6 để bắt đầu cắt giảm lãi suất. Nếu lạm phát chỉ giảm nhẹ trong tháng 3 như dự báo, thì khó có thể thuyết phục được ECB giảm lãi suất.

Liệu việc tuyển dụng ở Mỹ đã chậm lại trong tháng 3?

Tốc độ tuyển dụng ở Mỹ dự kiến ​​sẽ chậm lại trong tháng 3 nhưng sẽ chưa đủ thuyết phục để Fed cắt giảm lãi suất sớm.

Theo các nhà kinh tế, Mỹ được dự báo sẽ tăng thêm 200,000 việc làm trong tháng 3, thấp hơn mức 275,000 của tháng Hai. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ không thay đổi ở mức 3.9%.

Tăng trưởng việc làm trong tháng 2 và tháng 3 vẫn cho thấy thị trường lao động vẫn mạnh mẽ. Tỷ lệ thất nghiệp ổn định cũng cho thấy khó có khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn dự báo hiện tại.

Ian Lyngen, người đứng đầu chiến lược lãi suất Mỹ tại BMO Capital Markets, cho biết: "Tuy nhiên, thị trường lao động có thể hạ nhiệt trong những tháng tới, tạo điều kiện cho việc cắt giảm lãi suất trong tương lai. Mặc dù không có dấu hiện khiến Fed cắt giảm lãi suất trước tháng 6, tỷ lệ thất nghiệp vẫn có thể tăng đột biến, thúc đẩy Fed cắt đảm lãi suất."

Niềm tin kinh doanh của Trung Quốc đang bắt đầu tăng lên?
Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ cuộc khảo sát niềm tin kinh doanh tại Trung Quốc để tìm những dấu hiệu tâm lý đang được cải thiện.

Caixin dự kiến ​​sẽ công bố chỉ số PMI dịch vụ tháng 3 vào thứ Tư. Trong những tháng gần đây, PMI Caixin cao hơn so với PMI chính thức của Cục Thống kê Quốc gia. Đặc biệt, PMI dịch vụ Caixin đã mở rộng lần đầu tiên kể từ tháng 12/2022, khi Trung Quốc chấm dứt chính sách Zero-Covid. Nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi khi các nhà hàng, rạp chiếu phim và trung tâm mua sắm mở cửa trở lại sau nhiều năm đóng cửa.

Các nhà phân tích tại ING cho biết: “Khởi đầu đáng khích lệ của ngành công nghiệp vào đầu năm là một dấu hiệu tích cực cho việc tăng trưởng kinh tế ”. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ để thu hút thêm vốn vào thị trường chứng khoán đang suy thoái của Trung Quốc hoặc tác động mạnh đến tâm lý tiêu dùng.

Vấn đề lớn hơn là mục tiêu GDP 2024 tăng 5% của Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hơn là kích thích tiêu dùng trong nước.

Dù nền kinh tế Trung Quốc có quy mô lớn, áp lực chính trị và hạn chế thị trường ngoại vi có thể cản trở nước này tăng trưởng kinh tế và thoát khỏi suy thoái.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cập nhật thị trường phiên Á 01/05: Chứng khoán châu Á sụt giảm khi trọng tâm chuyển sang cuộc họp chính sách của Fed
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 01/05: Chứng khoán châu Á sụt giảm khi trọng tâm chuyển sang cuộc họp chính sách của Fed

Chứng khoán châu Á sụt giảm sau khi lo ngại về lãi suất cao hơn trong thời gian dài tại Mỹ đã thúc đẩy làn sóng bán tháo trên Phố Wall, mọi sự chú ý đang đổ dồn vào quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang vào sáng sớm mai.
Bờ Tây Thái Bình Dương rung chuyển bởi "cơn địa chấn" trên thị trường chứng khoán Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Bờ Tây Thái Bình Dương rung chuyển bởi "cơn địa chấn" trên thị trường chứng khoán Nhật Bản

Thị trường chứng khoán Nhật Bản mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ và đồng loạt tăng điểm sau khi kết quả kinh doanh ấn tượng của các công ông lớn được công bố. Hitachi nổi lên là một trong những "ngôi sao sáng" trên sàn Topix với mức tăng vọt ấn tượng, góp phần đáng kể vào mức tăng cao nhất của chỉ số này trong hơn hai tháng qua.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ