Nhận định JPY và AUD/USD: Lạm phát và doanh số bán lẻ của Nhật Bản thúc đẩy JPY

Nhận định JPY và AUD/USD: Lạm phát và doanh số bán lẻ của Nhật Bản thúc đẩy JPY

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

08:58 30/05/2025

CPI cốt lõi của Tokyo tăng lên 2.1% vào tháng 5, vượt qua kỳ vọng và củng cố triển vọng tăng lãi suất của BoJ. Doanh số bán lẻ của Nhật Bản bất ngờ tăng 0.5% theo tháng, làm giảm bớt nỗi lo suy thoái và hỗ trợ đà tăng JPY. Triển vọng AUD/USD phụ thuộc vào doanh số bán lẻ và lập trường của RBA; dữ liệu mạnh hơn có thể thúc đẩy đợt tăng giá lên trên 0.65 USD.

USD/JPY: Dữ liệu kinh tế Nhật Bản làm sáng tỏ triển vọng lãi suất và định hướng thị trường

Phiên giao dịch ngày thứ Sáu (30/5) mở đầu đầy sôi động với những biến động đáng chú ý của cặp USD/JPY, khi hàng loạt dữ liệu kinh tế then chốt từ Nhật Bản được công bố, bao gồm lạm phát, doanh số bán lẻ và thị trường lao động – những yếu tố có thể tác động mạnh đến kỳ vọng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).

Cụ thể, CPI Tokyo (loại trừ thực phẩm và năng lượng) đã tăng 2.1% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm trước, nhỉnh hơn mức 2% của tháng 4. và vượt mục tiêu lạm phát 2% của BoJ. Đây là tín hiệu cho thấy lạm phát tại Nhật Bản đang dần ổn định ở mức cao.

Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản giữ ổn định ở mức 2.5% trong tháng 4. hỗ trợ tăng trưởng tiền lương và chi tiêu hộ gia đình.

Thị trường lao động cũng cho thấy sự vững chắc, với tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức 2.5% trong tháng 4. qua đó hỗ trợ tăng trưởng tiền lương và tiêu dùng hộ gia đình – yếu tố chiếm hơn 50% GDP của Nhật Bản. Đáng chú ý, doanh số bán lẻ tháng 4 tăng 0.5% so với tháng trước, đảo chiều hoàn toàn so với mức giảm 1.2% trong tháng 3. Diễn biến này củng cố kỳ vọng rằng nền kinh tế Nhật có thể phục hồi trong các quý tới và giúp giảm nguy cơ suy thoái kỹ thuật sau khi GDP quý I sụt giảm 0.2%.

Ngay sau khi các số liệu được công bố, USD/JPY đã giảm nhẹ từ 143.913 xuống 143.584, phản ánh sự điều chỉnh trong kỳ vọng thị trường về chính sách tiền tệ sắp tới của BoJ.

Cặp USD/JPY đã di chuyển từ 143.913 xuống 143.584 sau khi dữ liệu được công bố, phản ánh tâm lý đối với dữ liệu tích cực.

Tuy nhiên, yếu tố thương mại toàn cầu vẫn đóng vai trò quan trọng. Nếu căng thẳng thương mại gia tăng, dòng vốn tìm nơi trú ẩn an toàn có thể thúc đẩy nhu cầu đối với đồng Yên. Ngược lại, nếu các rủi ro thương mại hạ nhiệt, USD/JPY có thể tiếp tục phục hồi.

Triển vọng ngắn hạn USD/JPY: Lạm phát Mỹ và Fed chi phối

Cuối phiên hôm nay, mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào Báo cáo Thu nhập và Chi tiêu Cá nhân của Mỹ, trong đó bao gồm Chỉ số Giá PCE lõi – thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Dự báo cho thấy CPI lõi sẽ tăng 2.5% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước, giảm nhẹ từ mức 2.6% của tháng 3.

  • Nếu lạm phát yếu hơn, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất trong quý III sẽ tăng lên, và USD/JPY có thể quay về vùng hỗ trợ quanh 142.108 – mức thấp ngày 27/5.
  • Ngược lại, lạm phát cao hơn dự báo có thể củng cố quan điểm hawkish của Fed, giúp đẩy USD/JPY vượt lên vùng kháng cự 145.507 – đỉnh ngày 20/5.

Ngoài ra, thu nhập và chi tiêu cá nhân cũng cần được theo dõi sát sao. Số liệu mạnh mẽ có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch nới lỏng chính sách, trong khi dữ liệu yếu sẽ làm tăng khả năng cắt giảm lãi suất.

Cuối cùng, Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng Michigan và Kỳ vọng Lạm phát cũng sẽ được công bố, nhưng trừ khi có chênh lệch đáng kể so với dữ liệu sơ bộ, chúng nhiều khả năng không ảnh hưởng lớn đến xu hướng USD/JPY.

USD/JPY Daily Chart sends bearish price signals.

USDJPY – Đồ thị khung ngày– 300525

USD/JPY: Các Kịch bản Quan trọng cần theo dõi

  • Kịch bản USD/JPY giảm giá: Căng thẳng thương mại tái diễn, tín hiệu hawkish từ BoJ, lạm phát Mỹ yếu hơn, hoặc phát biểu dovish từ Fed có thể kéo USD/JPY xuống dưới 142.108 về phía 140.
  • Kịch bản USD/JPY tăng giá: Xoa dịu căng thẳng thương mại, BoJ dovish, lạm phát Mỹ cao hơn, hoặc tín hiệu hawkish từ Fed có thể đẩy cặp tiền này về phía 145.507.

AUD/USD là trọng tâm: Doanh số bán lẻ và Lộ trình lãi suất của RBA

VCùng ngày, sự chú ý cũng hướng về AUD/USD, khi số liệu doanh số bán lẻ tháng 4 tại Úc sẽ được công bố. Dự kiến, chỉ số này sẽ tăng 0.3% so với tháng trước – tương đương với mức tăng của tháng 3.

  • Nếu chi tiêu hộ gia đình vượt kỳ vọng, áp lực lạm phát cầu kéo có thể tăng, khiến thị trường giảm bớt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất từ Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA), từ đó hỗ trợ AUD/USD tăng lên quanh $0.65.
  • Ngược lại, số liệu yếu hơn sẽ củng cố quan điểm dovish, có thể kéo AUD/USD về gần $0.64.

Thống đốc RBA Michele Bullock gần đây cho biết dù lãi suất thấp hơn và tiền lương tăng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng, nhưng chi tiêu hộ gia đình vẫn còn yếu – một rủi ro lớn đối với triển vọng kinh tế nội địa Úc.

AUD/USD: Các kịch bản cần theo dõi

  • Kịch bản AUD/USD giảm giá: Doanh số bán lẻ AUD/USD giảm hoặc tín hiệu dovish từ RBA có thể đẩy AUD/USD xuống dưới Đường EMA 200 ngày về phía $0.64.
  • Kịch bản AUD/USD tăng giá: Doanh số bán lẻ tăng hoặc lập trường hawkish của RBA có thể đẩy cặp tiền này về phía mức cao ngày 26 tháng 5 là $0.65370.

Triển vọng ngắn hạn AUD/USD: Dữ liệu Mỹ và yếu tố thương mại tiếp tục chi phối

Bên cạnh dữ liệu nội địa, lạm phát tại Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng đến chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Úc, là yếu tố then chốt quyết định hướng đi của AUD/USD.

  • Lạm phát cao hơn tại Mỹ có thể mở rộng chênh lệch lãi suất, gây áp lực giảm lên AUD/USD, với mốc hỗ trợ gần là $0.63623 – đường EMA 200 ngày.
  • Trong khi đó, lạm phát yếu hơn có thể thu hẹp khoảng cách này, hỗ trợ AUD/USD phục hồi về $0.65370 – mức cao ngày 26/5.

Ngoài ra, căng thẳng thương mại toàn cầu vẫn là chất xúc tác chính cho các biến động. Ví dụ, ngày 23/5, AUD/USD bật tăng mạnh từ $0.64069 lên $0.65370 sau tuyên bố đánh thuế EU của cựu Tổng thống Trump. Tuy nhiên, việc trì hoãn thuế đã khiến cặp tiền này rơi xuống dưới $0.64500 chỉ vài ngày sau.

AUD/USD Daily Chart sends bullish price signals.

AUDUSD – Đồ thị khung ngày– 300525

Tổng kết: Các yếu tố thị trường cần theo dõi hôm nay

  • USD/JPY: Chính sách BoJ, dữ liệu lạm phát và lao động Nhật Bản, cùng với tiến triển trong đàm phán thương mại toàn cầu.
  • USD/JPY & AUD/USD: Dữ liệu lạm phát PCE của Mỹ, bình luận từ Fed và tâm lý thị trường toàn cầu.
  • AUD/USD: Doanh số bán lẻ, kỳ vọng chính sách của RBA và tín hiệu từ kinh tế Trung Quốc.

fxempire

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Các cuộc tấn công của Israel vào Iran thúc đẩy xu hướng trú ẩn an toàn
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Các cuộc tấn công của Israel vào Iran thúc đẩy xu hướng trú ẩn an toàn

Các báo cáo về cuộc tấn công của Israel vào Iran đã làm dấy lên tâm lý sợ rủi ro, thúc đẩy nhu cầu với đồng JPY và kéo USD/JPY và AUD/USD xuống thấp hơn. Chỉ số Công nghiệp Dịch vụ của Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng về lãi suất của BoJ trong bối cảnh hoạt động của ngành dịch vụ đang cải thiện hoặc suy yếu. Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng Michigan có thể thúc đẩy kỳ vọng về lãi suất của Fed và tác động đến xu hướng USD/JPY và AUD/USD.
Nhiều nhà đầu tư đã để sự ảm đạm lấn át lí trí dưới thời Donald Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhiều nhà đầu tư đã để sự ảm đạm lấn át lí trí dưới thời Donald Trump

Thật sốc khi thấy nhiều chuyên gia đầu tư trở nên ảm đạm đến mức nào trong hai tháng qua. Vô số khách hàng, đồng nghiệp và đối thủ cạnh tranh đơn giản là không thể tách rời những lo lắng của họ về các sự kiện chính trị của Hoa Kỳ khỏi trách nhiệm ủy thác của mình.
Nhận định giá vàng và bạc: XAU hướng tới phá vỡ $3,349, XAG giữ mức $36.31
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nhận định giá vàng và bạc: XAU hướng tới phá vỡ $3,349, XAG giữ mức $36.31

Vàng tăng vọt lên trên 3,340 USD khi các nhà giao dịch định giá 66% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9, thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn. Bạc dao động quanh mức 36.50 USD, được hỗ trợ bởi cấu trúc tăng giá và kỳ vọng nới lỏng chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ. Thuế quan thời Trump và các vấn đề thương mại chưa được giải quyết giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy sự bất ổn, thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng.
Thuế quan của Mỹ có thực sự phát huy tác dụng?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thuế quan của Mỹ có thực sự phát huy tác dụng?

Thuế quan mới của Mỹ đang phát huy tác dụng – ít nhất là trên bề mặt. Thâm hụt thương mại thu hẹp, tăng trưởng có dấu hiệu cải thiện, và thị trường lao động dường như vẫn vững vàng. Nhưng đằng sau những con số tưởng chừng tích cực ấy là một bức tranh đầy bất định và lo âu.
Mỹ và Trung Quốc đàm phán lại, nhưng khó có thể làm hòa hoàn toàn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Mỹ và Trung Quốc đàm phán lại, nhưng khó có thể làm hòa hoàn toàn

Sau thời gian dài căng thẳng, Mỹ và Trung Quốc đã nối lại đàm phán thương mại tại London. Tuy nhiên, đây không phải là một sự khởi đầu mới mà chỉ là nỗ lực tạm thời nhằm tránh leo thang đối đầu. Giữa những cái bắt tay và cam kết thận trọng, cả hai bên vẫn còn bất đồng sâu sắc về vai trò, quyền lợi và lòng tin.
Tin tức XRP hôm nay: Tỷ lệ chấp thuận ETF của XRP giảm xuống 85% giữa những trở ngại pháp lý; BTC giữ vững ngưỡng 110,000 USD
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tin tức XRP hôm nay: Tỷ lệ chấp thuận ETF của XRP giảm xuống 85% giữa những trở ngại pháp lý; BTC giữ vững ngưỡng 110,000 USD

Sự lạc quan của ETF giảm dần khi tỷ lệ chấp thuận ETF XRP-spot giảm xuống còn 85%, theo sau Solana và Litecoin. XRP đã giảm sau khi Thẩm phán Torres từ chối yêu cầu của SEC, làm bùng phát sự bất ổn pháp lý trước thời hạn ngày 16/6. Bitcoin giữ vững ở mức gần 110,000 đô la khi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung và dòng vốn ETF hỗ trợ tâm lý tăng giá.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ