Nhà đầu tư đang chờ kết quả tiền lương để thúc đẩy BoJ tăng lãi suất

Nhà đầu tư đang chờ kết quả tiền lương để thúc đẩy BoJ tăng lãi suất

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

09:43 15/03/2024

Nhóm công đoàn lớn nhất Nhật Bản sẽ công bố dữ liệu về lương vào thứ Sáu, liệu số liệu này có đủ mạnh để thúc đẩy BoJ tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007.

Liên minh các công đoàn Rengo sẽ công bố kết quả vào buổi chiều thứ Sáu sau khi tổng hợp từ các thành viên của mình, nhiều công ty trong số đó đã công bố thỏa thuận tăng lương từ 5% trở lên. Nếu điều này xảy ra, con số này sẽ cao hơn nhiều so với mức tăng 3.8% của năm trước, vốn là mức tăng lớn nhất trong 30 năm.

Dự báo mức tăng lương năm 2024

Kết quả của các cuộc đàm phán về tiền lương sẽ được BoJ phân tích kỹ lưỡng khi họ theo đuổi mục tiêu lạm phát bền vững 2%. Một thành phần quan trọng của mục tiêu đó là thiết lập một mối quan hệ thuận giữa giá cả và tiền lương. Nếu kết quả của Rengo đạt như mong đợi, điều đó có thể thuyết phục BoJ chấm dứt chính sách lãi suất âm vào thứ Ba tuần tới thay vì đợi đến tháng Tư.

Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg công bố vào đầu tuần, phần lớn nhà phân tích kỳ vọng chính sách lãi suất âm của BoJ sẽ kết thúc vào tháng tới. Một ngày sau, các quan chức BoJ đưa ra quan điểm rằng thời điểm tăng lãi suất sắp đến nhưng cuộc họp vào tuần tới là quá gần để đưa ra quyết định.

Tuy vậy sau đó, một công ty lớn nhất Nhật Bản, Toyota Motor cho biết họ đồng ý với yêu cầu trả lương của công đoàn ở mức tăng kỷ lục và một loạt công đoàn công bố kết quả vào thứ Tư đều vượt qua mức tăng của năm ngoái. Jiji công bố vào cuối ngày thứ Năm rằng BoJ đã sẵn sàng thực hiện động thái tăng lãi suất vào thứ Ba với quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau kết quả của Rengo.

Nhìn lại quá trình đàm phán hàng năm theo thời gian cho thấy kết quả vào ngày thứ Sáu sẽ rất tốt. Rengo cho biết trong tháng này rằng các thành viên của họ đã yêu cầu mức tăng lương trung bình 5.85% - mức yêu cầu mạnh mẽ hơn so với 4.49% được đề xuất vào năm 2023. Trong 34 năm qua, các công ty đã đồng ý mức tăng lương bằng 70% đề xuất ban đầu của Rengo. Nếu điều đó đúng vào năm 2024, kết quả sẽ là mức tăng 4.1%.

Năm ngoái, Nhật Bản trải qua tình trạng lạm phát kéo dài lần đầu tiên kể từ khi bong bóng tài sản sụp đổ của vào đầu những năm 1990, các công đoàn đã đạt mức tăng khoảng 85% đề xuất của họ. Nếu đà này tiếp tục khi lạm phát tiếp tục dao động ở mức bằng hoặc cao hơn mục tiêu của BoJ và tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng thì kết quả năm nay sẽ là 4.95%. Nomura Securities cho biết kết quả vòng đầu tiên có thể là 5.1%.

Các cuộc đàm phán năm nay trở nên đặc biệt quan trọng khi Thủ tướng Fumio Kishida tìm cách xác nhận quốc gia cuối cùng đã thoát khỏi tình trạng giảm phát sau nhiều thập kỷ suy thoái kinh tế do giá cả trì trệ. Thủ tướng đã chứng kiến tỷ lệ ủng hộ của ông trượt xuống mức thấp do sự thất vọng của các hộ gia đình đang phải chịu gánh nặng tiền lương thực tế liên tục giảm. Sau những tin tức tích cực từ các công đoàn trước đó, Kishida cho biết vào tối thứ Tư: “Tôi nghĩ chúng ta có thể xác nhận một xu hướng tích cực đang được hình thành để chuyển nền kinh tế từ một mô hình cắt giảm chi phí sang giai đoạn tiếp theo”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall lập đỉnh mới nhờ kỳ vọng thương mại và chính sách tiền tệ, nhưng rủi ro vẫn rình rập

Phố Wall lập đỉnh mới nhờ kỳ vọng thương mại và chính sách tiền tệ, nhưng rủi ro vẫn rình rập

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục nhờ kỳ vọng về thỏa thuận thương mại và khả năng Fed cắt giảm lãi suất, bất chấp lo ngại về thâm hụt ngân sách và bất ổn chính sách. Nhà đầu tư vẫn tỏ ra lạc quan trong ngắn hạn, nhưng một số chuyên gia cảnh báo thị trường có thể đã "quá phấn khích".
Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn

Trung Quốc đang mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vượt ra ngoài danh sách đất hiếm và nam châm chính thức, gây gián đoạn sâu rộng hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh và Washington đã đạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy vận chuyển đất hiếm, nhiều lô hàng vẫn bị giữ lại do yêu cầu kiểm tra và phân tích bổ sung từ hải quan Trung Quốc.
Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump

Khi thời hạn ký kết thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ đang cận kề, căng thẳng không chỉ đến từ lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump mà còn từ chính nội bộ Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu ngày càng thể hiện rõ vai trò giám sát, lo ngại Ủy ban châu Âu có thể đưa ra những nhượng bộ mờ ám – đặc biệt là trong việc thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, điểm nóng trong đàm phán. Trước sức ép từ cả hai phía, các nhà lập pháp EU đang cảnh báo không được để luật pháp châu Âu trở thành “vật trao đổi” trong bàn cờ thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ