Nguồn cung dầu của Mỹ suy yếu đang hỗ trợ giá tăng cao

Nguồn cung dầu của Mỹ suy yếu đang hỗ trợ giá tăng cao

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

09:18 29/09/2023

Khách hàng mua dầu trên khắp thế giới đang phải đối mặt với mức giá cao nhất trong nhiều tháng. Điều này đến từ lượng tồn kho tại trung tâm lưu trữ lớn nhất của Mỹ đang giảm mạnh, ảnh hưởng đến các thị trường từ châu Á, Trung Đông đến châu Âu.

Các chuyến hàng dầu thô của Mỹ đặt hàng ở châu Á đang có mức giá cao nhất trong năm nay. Chênh lệch giá giữa dầu Brent và dầu Trung Đông đã đỉnh kể từ tháng 2, trong khi chênh lệch giá giữa nguồn cung ngắn hạn dầu ngắn hạn Mỹ gần đạt mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2022.

Tồn kho tại trung tâm lưu trữ Cushing, Oklahoma hiện đang gần chạm tới mức thấp nhất kể từ năm 2014. Điều này bắt đầu diễn ra ngay khi thế giới đang phải đối mặt với tình trạng nguồn cung thắt chặt do Ả Rập Saudi và Nga cắt giảm sản lượng.

Trong những tháng gần đây, Mỹ đã giúp bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Quốc gia này đã xuất khẩu hơn 4 triệu thùng/ngày để kích thích nhu cầu toàn cầu. Tuy nhiên, do lượng xuất khẩu tăng cùng nhu cầu nội địa mạnh mẽ, tồn kho tại Mỹ nhanh chóng giảm.

Bây giờ có một câu hỏi là liệu Mỹ có tiếp tục xuất khẩu hay không?

Gary Ross, một nhà quản lý quỹ phòng hộ tại Black Gold Investor LLC, cho biết: “Lượng dầu ở nước Mỹ đang gần hết, thể hiện qua tồn kho dầu tại kho Cushing thấp kỷ lục. Nếu lượng dầu dự trữ ở kho Cushing cạn kiệt thì châu Âu cũng sẽ gặp tình trạng tương tự, vì nơi này phụ thuộc vào xuất khẩu của Mỹ. Nếu Mỹ xuất khẩu ít hơn thì châu Âu sẽ lấy dầu từ đâu?”

Theo các thương nhân, các lô hàng dầu thô WTI giao tháng 1 tới châu Á đang được chào bán với giá cao hơn 9 USD/thùng so với giá chuẩn của dầu Dubai. Đây là mức chênh lệch giá cao nhất trong năm nay. Việc giao hàng thực có thể sẽ bắt đầu vào tuần tới, mang lại sự rõ ràng hơn về nguồn cung trên thị trường dầu mỏ Mỹ.



Trên thị trường kỳ hạn, giá dầu thô Mỹ đã tăng được thể hiện một cách rõ ràng. Nguồn cung của Mỹ thắt chặt đã thu hẹp khoảng cách giữa dầu thô Mỹ và dầu Brent xuống dưới 3 USD/thùng, mức nhỏ nhất kể từ tháng 5 năm ngoái. Trong khi đó, chênh lệch giá giữa dầu Brent và dầu Dubai của Trung Đông – còn được gọi là Brent-Dubai EFS – đã tăng vọt.

Mặc dù có rất nhiều lo lắng về lượng hàng tồn kho của Mỹ đang sụt giảm nhưng vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu cụ thể nào về việc Mỹ giảm xuất khẩu.

Matt Smith, nhà phân tích dầu mỏ tại Kpler cho biết: “Xuất khẩu bằng đường thủy trong tháng 10 vẫn có khả năng đạt gần 4 triệu thùng/ngày. Do tác động của độ trễ nên chênh lệch giảm giữa giá dầu Brent và dầu WTI sẽ bắt đầu có ảnh hưởng vào tháng 11.”

Smith cho biết, trong tháng 11 trở đi, vẫn có khả năng lượng dầu xuất khẩu sẽ dao động quanh mức 4 triệu thùng/ngày, do sản lượng dầu đá phiến trong nước tăng mạnh.

Các thương nhân cũng chỉ ra rằng tồn kho khá cao ở Vùng Vịnh là dấu hiệu cho thấy xuất khẩu của Mỹ có thể tiếp tục duy trì ở mức cao trong vài tuần. Việc bảo dưỡng nhà máy lọc dầu trong mùa cao điểm ở Mỹ cùng với các hoạt động quay vòng ở châu Âu cũng sẽ mang lại sự hỗ trợ và giải phóng nguồn cung.

Hiện tại, giá dầu WTI tại Midland và Houston đang thấp hơn giá tại Cushing. Nếu điều đó tiếp tục, nó có thể mở lại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá để vận chuyển dầu thô sang châu Á. Điều này cũng sẽ giúp vận chuyển thêm nhiều thùng dầu đến Cushing.

Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy một số nhà luyện dầu châu Âu phải trả giá cao để có được nguồn cung cấp ngay lập tức.

Công ty dầu của Angola, Sonangol, đã bán 4 lô hàng với cao hơn 1.50 USD/thùng cao hơn giá chào bán trong tuần vừa qua, với 3 trong số các lô hàng này sẽ được vận chuyển tới châu Âu. Những lô hàng này thường sẽ được gửi đến châu Á - mô hình thương mại này phản ánh một số biến động mạnh trong thị trường trong tuần này.

Ross nói: “Chênh lệch giá đang cao hơn khắp mọi nơi. Ả Rập Saudi đã thắt chặt thị trường này một cách đáng kể.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 17/05: Mốc 90 triệu đồng/lượng dường như vẫn là một thách thức rất lớn
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Giá vàng hôm nay 17/05: Mốc 90 triệu đồng/lượng dường như vẫn là một thách thức rất lớn

Phiên đấu thầu vàng miếng hôm qua đã diễn ra khá suôn sẻ. Tổng kết 4 phiên đấu thầu thành công, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đẩy 27,200 lượng vàng miếng SJC vào lưu thông. Điều này dường như đang tạo chút áp lực lên giá vàng miếng SJC khi đồng loạt giảm vào ngày hôm nay.
Giá vàng hôm nay 15/05: Vàng nội lại giảm, nhưng nếu so với nửa năm trước thì quả thực 89 triệu đồng/lượng đã là một mức rất cao!
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Giá vàng hôm nay 15/05: Vàng nội lại giảm, nhưng nếu so với nửa năm trước thì quả thực 89 triệu đồng/lượng đã là một mức rất cao!

Trái ngược với diễn biến giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tiếp đà giảm về quanh 89 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá mua và bán vẫn cao, lên tới 3 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới là khoảng 16 triệu đồng/lượng tính theo giá vàng giao ngay $2,356.
Giá dầu duy trì đà tăng khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo từ OPEC và dữ liệu lạm phát Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giá dầu duy trì đà tăng khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo từ OPEC và dữ liệu lạm phát Mỹ

Giá dầu giữ vững đà tăng trước thềm báo cáo thị trường của OPEC và dữ liệu lạm phát Mỹ. Giới giao dịch đang tìm kiếm những tín hiệu về việc liệu các hạn chế nguồn cung có được kéo dài hay không, cũng như dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ định hình kỳ vọng về chính sách tiền tệ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ